Vụ lúa nước đầu tiên của người Mày
Những ngày giữa tháng 6, ruộng lúa nước của gia đình ông Hồ Khâm (47 tuổi, thôn Dộ Tà Vờng, xã Trọng Hoá, Minh Hoá) chín vàng, trĩu hạt.
Người Mày học trồng lúa nước. Video: Hoàng Táo – Văn Phú
Đây là vụ lúa nước đầu tiên của người Mày ở xã Trọng Hóa. Khu vực trồng lúa nằm bên sườn đồi độ dốc lớn nên người dân địa phương khai hoang thành ruộng bậc thang. Phía dưới chân ruộng là con suối Khe Vàng chảy quanh năm, cung cấp nước tưới đủ cho 2 vụ lúa.
Bà Hồ Thị Chiên và chồng Hồ Khâm thu hoạch vụ mùa lúa nước nước đầu tiên. Ảnh: Hoàng Táo
Ông Hồ Khâm và vợ là bà Hồ Thị Chiên (44 tuổi) lóng ngóng khi cầm trên tay cây liềm vì chưa quen sử dụng. Họ cắt các bó lúa chất thành đống, dùng máy gặt thủ công tách hạt ngay chân ruộng.
“Chúng tôi vui lắm, với chừng này lúa, 2 vụ mùa là đủ ăn quanh năm rồi”, ông Hồ Khâm nói. Vợ chồng ông Khâm được cấp 1,5 sào đất, ước sản lượng khoảng 4 tạ lúa. Có đủ cái ăn, họ không còn phải vào rừng chặt cây, phát nương đốt rẫy để tìm đất mới trồng lúa rẫy.
Hàng xóm của gia đình ông Khâm, ông Hồ Khiên (56 tuổi, Trưởng bản Dộ Tà Vờng) đã thu hoạch xong vụ Đông Xuân, đưa 4 tạ lúa vào nhà sàn phơi khô. Chân đảo quanh số lúa, ông Khiên nói một năm làm 2 vụ giúp gia đình 5 người đủ ăn. “Gạo lúa nước ăn ngon, mềm, bà con rất thích”, ông Khiêm nói. Từ khi chuyển sang trồng lúa nước, ông Khiên chú tâm hơn vào việc phát triển kinh tế gia đình, trồng nhiều cây ăn quả như chanh, bưởi, ổi… quanh vườn nhà, chờ ngày thu hoạch.
Trước đây làm lúa rẫy, mỗi năm chỉ được một vụ, ông Khiên gieo 30 kg hạt giống thu được khoảng 2 tạ lúa. “Những năm thời tiết thuận lợi còn có cái để ăn, trời mưa gió thất thường thì bữa no bữa đói”, ông Khiên nói. Sau vài năm không được mùa, gia đình ông lại phải đi tìm mảnh đất khác để chặt cây, phát đốt làm rẫy mới. Những mảnh lúa rẫy cứ loang dần khiến diện tích rừng ngày càng thu hẹp.
Để đảm bảo lương thực cho người dân vùng biên giới và giữ được rừng, xã Trọng Hoá đưa ra đề án trồng lúa nước, tận dụng đất ven sông suối, hỗ trợ người dân cải tạo nương rẫy thành ruộng lúa bậc thang.
Ông Hồ Khiên (trái) đang đảo lúa cho khô dưới sự hướng dẫn của Phó chủ tịch UBND xã Trọng Hoá Phạm Văn Bắc. Ảnh: Hoàng Táo
Chính quuyền địa phương hỗ trợ phân bón, giống lúa, cử cán bộ lội bùn, xuống ruộng hướng dẫn người dân gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và phơi khô, sàng sảy những hạt lép.
Ông Phạm Văn Bắc, Phó chủ tịch UBND xã Trọng Hoá, cho biết từ một hộ thí điểm đầu tiên đến nay xã đã nhân rộng mô hình lúa nước ra 13 hộ người Mày, trong đó 10 hộ ở thôn Dộ Tà Vờng và 3 hộ ở thôn K Oóc, với diện tích 23 sào. “Bà con lần đầu trồng lúa nước còn nhiều bỡ ngỡ, năng suất ước tính đạt 42 tạ mỗi ha”, ông Bắc nói và cho biết xã sẽ khảo sát thêm diện tích để mở rộng ruộng lúa nước cho người dân.
Xã Trọng Hoá có 163 hộ với gần 850 khẩu người dân tộc Mày, chủ yếu sống dựa rừng với phương thức canh tác chủ yếu là đốt nương làm rẫy. Gần đây, ngoài trồng lúa nước, xã Trọng Hoá còn hướng dẫn người dân trồng cây ăn quả, trồng rừng gỗ lớn, chăn nuôi gia súc lớn… để cải thiện sinh kế.
Các địa phương tập trung thu hoạch lúa đông-xuân
Hiện nay, nhiều diện tích lúa đông-xuân trên địa bàn các huyện Lệ Thủy, Quảng Trạch đã bắt đầu chín. Bà con nông dân đang tập trung thu hoạch lúa trong niềm vui được mùa.
* Vụ đông-xuân này, toàn huyện Lệ Thủy gieo trồng 10.200ha lúa. Trong đó, huyện ưu tiên sử dụng giống lúa chất lượng cao trên 49% tổng diện tích; đồng thời, chú trọng mở rộng diện tích cánh đồng lớn và sử dụng phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI.
Nông dân Lệ Thủy thu hoạch lúa trong niềm vui được mùa.
Với truyền thống thâm canh lâu đời, đặc biệt là nhờ một lượng lớn phù sa bồi đắp sau lũ lụt, cây lúa năm nay phát triển rất tốt. Đến thời vụ thu hoạch, lúa nặng trĩu bông, hạt tròn, mẩy, chắc. Theo người dân, lúa được mùa, năng suất có khả năng cao hơn vụ mùa năm ngoái.
Toàn huyện Lệ Thủy đã gặt trên 700ha lúa, tập trung nhiều ở các xã: Mai Thủy, Tân Thủy, Dương Thủy, Mỹ Thủy, Thái Thủy và rải rác ở một số xã khác.
Huyện Ngọc Lặc phát triển các loại cây ăn quả Với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu những năm gần đây huyện Ngọc Lặc đã tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi diện tích đất sản xuất, đất lâm nghiệp, đất vườn không hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả, nhiều diện tích được áp dụng công nghệ cao vào sản xuất bước đầu mang lại hiệu quả kinh...