Vụ lớp có 42/43 học sinh giỏi: Phòng Giáo dục khẳng định không tồn tại “bệnh thành tích”
Về việc một lớp học tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, Phòng GD-ĐT thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) khẳng định không có cụm từ “ bệnh thành tích” tồn tại tại trường này.
Trước ý kiến của dư luận việc học sinh tại một lớp của Trường THCS Nguyễn Thái Bình có 42/43 em đạt học sinh giỏi là bệnh thành tích, báo cáo giải trình của Phòng GD-ĐT thành phố Vũng Tàu gửi lên Sở GD-ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu, Thường trực Thành ủy, Thường trực HĐND thành phố Vũng Tàu đã phản bác thông tin này.
Giải trình của Phòng GD-ĐT thành phố Vũng Tàu khẳng định không tồn tại “bệnh thành thích” tại ngôi trường có lớp 42/43 học sinh đạt loại giỏi
Báo cáo do ông Phạm Văn Ngọc, Trưởng Phòng GD-ĐT thành phố Vũng Tàu ký tên viết rõ:
“Việc Trường THCS Nguyễn Thái Bình thực hiện một quy trình kiểm tra, đánh giá học sinh nghiêm túc, chặt chẽ chính là động lực để các thầy/cô giáo rèn luyện, phấn đấu nâng cao tay nghề, đào tạo những lớp học sinh có phẩm chất, năng lực tốt đáp ứng yêu cầu mới về nguyên nhân lực.
Mặt khác, trong quá trình tổ chức thực hiện công tác dạy và học, Trường THCS Nguyễn Thái Bình không đưa chỉ tiêu về số học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, khá vào việc đánh giá xếp loại thi đua giáo viên, điều này khẳng định cụm từ “bệnh thành tích” không tồn tại trong trường”
Video đang HOT
Về lớp 6/2, lớp có 42/43 học sinh đạt loại giỏi mà báo chí phản ánh, lãnh đạo Phòng GD-ĐT thành phố Vũng Tàu cho rằng từ chất lượng đầu vào theo công tác tuyển sinh, theo địa bàn dân cư và theo đối tượng học sinh đã lựa chọn những em có năng lực học tập, tư duy tốt, tạo môi trường thi đua giúp học sinh đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.
Theo lãnh đạo Phòng, Trường THCS Nguyễn Thái Bình cần rút kinh nghiệm trong việc phân chia lớp, không tập trung nhiều học sinh xuất sắc vào cùng một lớp như hiện nay.
Trường THCS Nguyễn Thái Bình có 30 lớp với gần 1.580 học sinh, tỷ lệ lên lớp năm học 2017-2018 đạt 99,7%.
Được biết, ngoài việc thông qua báo của trường, kiểm tra hồ sơ về tuyển sinh, chất lượng đầu vào, sắp xếp lớp học, kiểm tra cách thức ra đề, coi – chấm thi, vào điểm thi, chấm thẩm định…, đoàn kiểm tra cũng đối thoại với cán bộ quản lý nhà trường, một số giáo viên để nắm tình hình.
Hoài Nam
Theo Dân trí
"Lạm phát" giấy khen, danh hiệu học sinh giỏi do đâu?
"Kết thúc năm học, nhiều nơi có tỷ lệ học sinh giỏi, khá rất cao, điều này cho thấy bệnh thành tích chứ không phải là quá nhiều học sinh giỏi hơn so với trước.
Nếu là học thực chất, thi nghiêm túc sẽ không thể nhiều học sinh danh hiệu khá, giỏi như thế", GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương hội khuyến học Việt Nam cho biết.
Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu Trường THCS Nguyễn Thái Bình giải trình thông tin một lớp có 42/43 học sinh giỏi. Ảnh: Đông Hà
Hiếm học sinh không được giấy khen
Thời điểm này, nhiều trường học trên phạm vi cả nước đã hoàn thành năm học 2018 - 2019, học sinh chính thức bước vào kỳ nghỉ hè. Như thường lệ, đây cũng là dịp để nhiều đơn vị, trường học tổ chức khen thưởng, biểu dương những học sinh đạt thành tích trong năm học qua, khích lệ những tấm gương học sinh hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập... Cũng những ngày này, trong khi nhiều phụ huynh người vui, người hụt hẫng vì danh hiệu, tấm giấy khen của con sau màn khoe ảnh con nhận giấy khen được bố mẹ "đua nhau" tung lên mạng xã hội Facebook.
Điều dễ dàng nhận thấy, những báo cáo thành tích của nhà trường hết sức thành công, tốt đẹp năm học qua, trong đó tỷ lệ học sinh lên lớp, được nhận danh hiệu học sinh xuất sắc từng mặt, xuất sắc toàn diện (cấp tiểu học), học sinh tiên tiến, học sinh giỏi (cấp trung học), có những lớp đạt gần như tuyệt đối, chỉ 1 - 2 học sinh xếp loại trung bình. Điều mà trước đây rất ít lớp có được, thì nay lại xuất hiện ở rất nhiều nơi, không chỉ trường chuyên, trường điểm mà những trường bình thường cũng có.
Con nhận giấy khen cho năm học vừa qua, nhưng chị Thu Hương ở đường Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) có con học lớp 6 cho biết: "Năm nào con cũng được giấy khen và cả lớp được, nên mỗi lần con cầm giấy khen về dù được bố mẹ khen ngợi và hứa thưởng, song con cũng không hào hứng lắm. Con kể, cả lớp gần như bạn nào cũng được, trong đó có cả những bạn liên tục bị cô nhắc nhở, làm chậm, làm sai bài... Con cũng nói thẳng, nếu ai cũng được như vậy thì đâu có ý nghĩa nữa. Tôi cũng chưa biết giải thích thế nào cho con, đành đánh trống lảng, vì chuyện học của con trên lớp thế nào con nắm rõ hơn".
Đối với một số phụ huynh, việc con được hay không được giấy khen và phần thưởng (Ban Phụ huynh lớp tặng) cũng không nhiều ý nghĩa vì nhiều lý do khác nhau. "Năm ngoái con tôi là một trong 3 bạn không được giấy khen, tôi cũng ngạc nhiên vì gần như cả lớp được mà chỉ có 3 học sinh không được, trong khi đó các bạn khác chưa hẳn đã học giỏi hơn. Năm nay, con cũng lại không được giấy khen, tôi cũng không buồn vì thấy rằng tấm giấy đó là không thực chất và nó được trao theo thành tích chứ không phải theo khả năng từng cháu", một phụ huynh có con học lớp 2 tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) tâm sự.
Học "bình bình" vẫn được khen thưởng
Nhiều năm làm công tác giáo dục, nên GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương hội khuyến học Việt Nam quá hiểu về hiện tượng "lạm phát" danh hiệu, giấy khen, hay chính xác hơn đây là biểu hiện của "bệnh thành tích" trong giáo dục. Ông cho rằng, đây không phải là một hiện tượng mới nảy sinh mà đã có từ lâu, nhưng đến nay càng phổ biến và gia tăng số lượng học sinh khá, giỏi trong một lớp học. Những người làm công tác giáo dục đều hiểu chuyện này, song vì nhiều lý do mà đến nay chưa thể khắc phục được.
Cũng theo GS.TS Phạm Tất Dong, không thể một lớp học có những tỷ lệ cao như vậy, thậm chí cả lớp chuyên, lớp chọn cũng có tỷ lệ về học sinh giỏi, khá và trung bình bởi có những tiêu chí cao hơn, khắt khe hơn so với trường trung bình khác. Nếu là thực chất thi và học không cao như thế được, vẫn còn tình trạng nhiều lớp cũng học kém lắm. Nếu lý luận là học sinh bây giờ giỏi hơn nên giấy khen nhiều hơn. Phải có giỏi, khá, trung bình, thậm chí cả yếu. Chất lượng hiện nay là ảo, chưa đúng thực chất. Nó tạo ra hệ lụy, các em không có sự cố gắng, học kém vẫn được khen, thưởng.
"Tôi cho rằng, việc này xuất phát từ chủ trương của trường, muốn đưa ra chỉ tiêu, tỷ lệ cao thì sẽ được thôi, chạy theo thành tích và nhu cầu. Ví dụ, học sinh lớp 5 vào lớp 6 phải bao nhiêu điểm 9, điểm 10 thì phải làm đẹp học bạ, bảng điểm. Do đó, từ phụ huynh mong muốn, tình trạng bệnh thành tích là chính của trường, của giáo viên. Nếu cứ lấy thành tích, thi đua làm mục tiêu thì còn tiếp diễn. Vì đơn giản, nếu không có thành tích thì mất thi đua, danh hiệu, bản thân người làm giáo dục cũng không được lên lương...", PGS.TS Phạm Tất Dong thẳng thắn chia sẻ.
Trên thực tế, nhiều giáo viên phổ thông cũng không đành lòng trước thực tế của thành tích "ảo" hiện nay. Tại một số diễn đàn dành cho giáo viên phổ thông, nhiều giáo viên cũng bày tỏ câu chuyện phải đưa ra một quyết định không đúng, đó là cho nhiều học sinh nhận giấy khen theo đúng tỷ lệ được đưa ra, chứ không phải là căn cứ vào điểm thực chất. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng tỏ ra bất lực trước việc học sinh học kém, vi phạm nhiều vẫn được lên lớp vì học sinh lưu ban ảnh hưởng đến thành tích của trường, lớp.
Vừa qua, câu chuyện đang xôn xao dư luận từ Trường THCS Nguyễn Thái Bình, phường 10, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Một phụ huynh có cháu trai học lớp 6 hoài nghi về thành tích cả lớp có 43 học sinh thì tới 42 em đạt loại giỏi, chỉ duy nhất 1 bạn khá. Sau đó, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã yêu cầu cấp quản lý trực tiếp Trường THCS đó là Phòng GD&ĐT TP Vũng Tàu giải trình, xác minh thông tin.
Theo giadinh.net
'42/43 học sinh giỏi một lớp là bình thường, không có bệnh thành tích' Phòng GD&ĐT thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) kết luận thành tích cuối năm học của lớp 6/2, trường THCS Nguyễn Thái Bình, là bình thường, hợp lý. Sáng 31/5, trao đổi với Zing.vn, ông Phạm Văn Ngọc, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Vũng Tàu, cho biết kết quả thẩm tra ở trường THCS Nguyễn Thái Bình - nơi...