Vụ kỷ luật 8 học sinh xúc phạm giáo viên trên Facebook: Hiệu trưởng xin rút kinh nghiệm
Từng thành viên trong Hội đồng kỷ luật Trường THPT Nguyễn Trãi (Thanh Hóa) đã tự kiểm điểm bản thân, do sự bức xúc về hành vi của học sinh mà đưa ra quyết định còn vội vàng. Hiệu trưởng nhà trường xin rút kinh nghiệm, tự kiểm điểm sâu sắc.
Trường THPT Nguyễn Trãi (Thanh Hóa)
Liên quan đến vụ việc Trường THPT Nguyễn Trãi (Thanh Hóa) xử lý kỷ luật 8 học sinh nói xấu giáo viên trên Facebook, gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận thời gian vừa qua; mới đây, Trường THPT Nguyễn Trãi đã có báo cáo gửi Sở GDĐT Thanh Hóa về việc kiểm điểm, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong vụ việc này.
Theo báo cáo, trước đó, sau khi nghiên cứu các văn bản, Hội đồng kỷ luật trường THPT Nguyễn Trãi đã thảo luận và thống nhất vi phạm của các học sinh lớp 10A5 là nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu tới học sinh toàn trường và kỷ luật đối với học sinh là một trong những biện pháp giáo dục quan trọng trong nhà trường phổ thông.
“Đồng thời, việc tiến hành kỷ luật học sinh đã được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 08/TT ngày 21.3.1988 và căn cứ vào Thông tư 12.2011/TT-BGDĐT ngày 28.3.2018″, báo cáo nêu rõ.
Quyết định kỷ luật 8 học sinh xúc phạm giáo viên trên Facebook.Tuy nhiên, khi đưa ra quyết định kỷ luật đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Sau khi rà soát lại toàn bộ vụ việc, nhà trường nhận thấy, do sự bức xúc về hành vi của học sinh mà nhà trường đã đưa ra quyết định còn vội vàng, chưa thảo luận, bàn bạc kỹ để thống nhất bỏ phiếu về mức kỷ luật, dẫn đến mức kỷ luật còn nặng. Từng thành viên trong Hội đồng kỷ luật đã tự kiểm điểm, coi đây là bài học lớn để rút kinh nghiệm cho bản thân.
Với tư cách là người đứng đầu, ông Bùi Nguyên Tiến – Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trãi nhận thấy, cần cẩn trọng hơn với mỗi quyết định ban hành, cần xem xét cẩn thận, đầy đủ các thông tin trước khi đưa ra quyết định vội vàng dẫn đến hậu quả không có lợi cho ngành. Ông Tiến xin rút kinh nghiệm, tự kiểm điểm sâu sắc và không để xảy ra những sự việc tương tự.
Video đang HOT
Trước đó, như Lao Động đã thông tin, ngày 1.10, em Đ.M.Tr (là học sinh lớp 10A5, trường THPT Nguyễn Trãi) có sử dụng điện thoại di động trong giờ học nên bị cô giáo bộ môn thu, sau đó giao lại cho cô giáo chủ nhiệm.
Trong lúc trực giám thị, cô Đậu Thị Bích (giáo viên chủ nhiệm lớp 10A5) thấy trên màn hình điện thoại của em Tr. (điện thoại không khóa màn hình) hiện cuộc nói chuyện từ tài khoản Facebook có tên là “Đ.C.B”, với nội dung nói xấu thầy cô, nhà trường với rất nhiều lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa.
Sau khi nhà trường nắm được sự việc, đồng thời họp kỷ luật, nhà trường đã ra quyết định đuổi học 1 năm đối với 3 học sinh, 4 học sinh bị đuổi học 1 tuần và 1 em bị cảnh cáo trước toàn trường.
Tuy nhiên, đến ngày 1.11.2018, Sở GDĐT tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo trường THPT Nguyễn Trãi thu hồi quyết định kỷ luật đối với 8 học sinh lớp 10A5 trước đó vì cho rằng nhà trường ra quyết định nóng vội.
Đến ngày 3.11, Hội đồng kỷ luật trường THPT Nguyễn Trãi đã quyết định hạ bậc kỷ luật đối với 8 học sinh vi phạm. Cụ thể, 3 học sinh bị đuổi học 1 năm hạ xuống còn đuổi học 1 tuần, 4 học sinh bị đuổi học 1 tuần hạ xuống còn bị cảnh cáo, và 1 học sinh bị cảnh cáo trước toàn trường hạ xuống còn bị khiển trách.
Theo Báo lao động
Báo Lao Động đoạt Giải A báo chí về "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam"
Sáng 17.11, giải báo chí "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" năm 2018 đã được trao cho 43 tác phẩm ở 4 loại hình báo chí, trong đó có 4 giải A, 8 giải B, 11 giải C và 20 giải Khuyến khích.
Tham dự lễ trao giải có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập báo Nhân dân Thuận Hữu; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa.
Trong đó, Báo Lao Động đạt giải A với tác phẩm "Những người thầy ngày lên bục giảng, tối đi đánh cá nuôi học trò" của nhóm tác giả Đặng Thị Chung, Đặng Văn Phú, Trần Duy Hưng thuộc đơn vị Báo Lao Động điện tử.
Tác phẩm "Những người thầy ngày lên bục giảng, tối đi đánh cá nuôi học trò" nói về những người giáo viên có đóng góp thầm lặng cho sự nghiệp trồng người tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại lễ trao giải.
Cuối tháng 8.2018, phóng viên Báo Lao Động đã ghé thăm Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS xã Tân Dân (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), kết hợp trao quà, tặng quần áo mới, sách vở, để động viên thầy và trò nhà trường trước thềm năm học mới 2018-2019.
Trường Tân Dân nằm ở nơi đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, biệt lập giữa vùng đồi núi do hồ thủy điện sông Đà chia cắt. Muốn đến Tân Dân chỉ có thể đi theo con đường độc đạo ngoằn ngoèo - một bên là núi, một bên là vực, mem theo bờ lòng hồ thủy điện sông Đà - hoặc thuê thuyền, đi mất mấy tiếng để vào trong.
Đại diện nhóm tác giả, nhà báo Đặng Thị Chung lên nhận giải.
Mặc dù thiếu thốn, khó khăn về mọi mặt nhưng những giáo viên nơi đây dành cho học trò của mình một tình cảm to lớn. Thứ tình cảm đó không hẳn là tình thầy-trò, mà là tình yêu thương của những người ruột thịt. Thầy coi trò như con ruột, lũ trẻ coi thầy cô là cha mẹ. Thương những đứa trẻ vùng cao hiếu học, hằng ngày đi bộ hàng chục cây số đến trường, thầy cô kiên trì bám trụ, gieo từng con chữ. Xót trò nghèo, bữa ăn chỉ có cơm trắng, cá khô, đêm đêm khi xếp trang giáo án, các thầy lặng lẽ "rẽ sóng" để đánh cá, cải thiện bữa ăn cho trò.
Nhóm tác giả báo Lao Động đoạt giải A báo chí về Giáo dục.
Công việc này đã được các thế hệ thầy cô Trường Tân Dân duy trì 7 năm nay, mà người tiên phong, người truyền lửa cho các thầy cô khác làm công việc này - chính là thầy Hà Mạnh Quyết - Hiệu trưởng nhà trường.
Khi chưa có bếp ăn bán trú, các thầy tự tay nấu nướng, chia phần ăn của mình cho học trò nghèo. Khi đã có bếp ăn, ngoài việc các em được Nhà nước hỗ trợ, thì đã có những xô cá mà thầy tự tay đánh bắt trên dòng sông Đà, để bữa ăn của trò có thêm dinh dưỡng.
Nhóm tác giả Trần Duy Hưng - Đặng Chung - Văn Phú cùng nhà báo Thanh Tâm đại diện lãnh đạo Báo Lao Động.
Bài viết và phóng sự video được đăng tải trên Báo Lao Động đúng vào ngày 5.9, khi học sinh và giáo viên cả nước hân hoan bước vào năm học mới. Sau khi đăng tải, bài viết đã truyền đi thứ cảm xúc tích cực, được chia sẻ trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội.
Nhiều giáo viên, học sinh bày tỏ sự xúc động trước những tình cảm của thầy cô Trường Tân Dân dành cho học trò của mình. Có người tự nhủ, nghề giáo dù ở đâu cũng còn khó khăn, đòi hỏi thầy cô nỗ lực, nhưng không thấm vào đâu so với những hy sinh của thầy cô trên vùng cao, trong đó có tập thể giáo viên Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS xã Tân Dân.
Theo Báo lao động
VOV đoạt 4 giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" 43 tác giả, nhóm tác giả đã được trao giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam", trong đó VOV có 4 tác phẩm được nhận giải. Sáng 17/11, Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2018 được tổ chức long trọng tại Hà Nội. Giải Báo chí toàn quốc "Vì...