Vụ kiện “đường lưỡi bò”: Thẩm phán Ba Lan đại diện Trung Quốc
Thẩm phán người Ba Lan Stanislaw Pawlak sẽ đại diện choTrung Quốctrong vụ kiện “đường lưỡi bò” ởbiển Đôngdo Philippines đứng đơn, theo một quan chức cao cấp của Manila hôm 24.3.
Báo mạng Rappler của Philippines cho biết, ông Pawlak được Chánh án Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS) Shunji Yanai chỉ định vào tuần trước sau khi Trung Quốc không chỉ định đại diện trong thời hạn 60 ngày, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS).
Tàu hải giám Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough – Ảnh: AFP
Bước đi kế tiếp của chánh án người Nhật là chỉ định 3 thành viên còn lại của ban trọng tài trong vòng 30 ngày.
Video đang HOT
Trước đó, thẩm phán người Đức và là cựu Chánh án ITLOS Rudy Wolfrum đã được chọn làm đại diện Philippines sau khi Manila đệ đơn khởi kiện tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ra tòa án quốc tế vào ngày 22.1, theo Rappler.
Vào ngày 19.2, Trung Quốc đã chính thức từ chối tham gia vụ kiện, theo đó Bắc Kinh từ chối chỉ định đại diện tại ban trọng tài, buộc ITLOS phải tự chỉ định.
Theo quy định của UNCLOS, sau khi 5 thành viên của ban trọng tài được phê chuẩn, họ sẽ lắng nghe tranh luận của hai bên và đưa ra phán quyết.
Trong hai năm qua, Manila đã nhiều lần khiếu nại về các hành động ngày càng khiêu khích của Trung Quốc tại biển Đông.
Lập trường gây hấn của Trung Quốc đã châm ngòi cuộc đối đầu giữa tàu bè hai nước tại vùng biển xung quanh bãi cạn tranh chấp Scarborough ở biển Đông vào năm ngoái.
Theo vietbao
Philippines loại bỏ quả địa cầu 'lưỡi bò' của Trung Quốc
Chính phủ Philippines mới đây yêu cầu các hiệu sách không bán mô hình địa cầu do Trung Quốc sản xuất trong đó có in hình "đường lưỡi bò" thể hiện đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Philippines thu hồi các quả địa cầu dùng trong giáo dục do Trung Quốc sản xuất có in "đường lưỡi bò". Ảnh: SCMP
Các nhà sách bán quả địa cầu do Trung Quốc sản xuất tại Philippines đã thu hồi những sản phẩm đã bán ra sau khi được chính phủ thông báo trên đó có "những thông tin sai lệch", là đòi hỏi của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Đòi hỏi này bị Philippines và nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam, kiên quyết phản đối.
"Bộ Ngoại giao Philippines xác nhận quả địa cầu dùng trong giáo dục có in hình đường 9 đoạn trên Biển Đông theo quan điểm của Trung Quốc, đang được bán lẻ tại địa phương", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Raul Hernandez cho biết.
"Nhà quản lý các cơ sở này đang chuẩn bị để thảo luận với Bộ Ngoại giao để tìm biện pháp khắc phục hậu quả với những thông tin sai lệch trên quả địa cầu đưa ra", ông nói.
"Philippines khẳng định đường 9 đoạn mà Trung Quốc đòi hỏi là vi phạm luật quốc tế", South China Morning Post dẫn lời người phát ngôn Philippines nói.
Thông tin quả địa cầu được bán tại Philippines có in hình "đường lưỡi bò" lần đầu được biết đến nhờ thông tin trên mạng xã hội Facebook. Trong năm ngoái, Trung Quốc từng in hình bản đồ kèm theo "đường lưỡi bò" hay "đường 9 đoạn" và các tuyên bố chủ quyền của riêng mình lên mẫu hộ chiếu mới cấp cho công dân Trung Quốc, gây nên sự phản đối của các nước láng giềng.
Philippines và Việt Nam từ chối đóng dấu thị thực lên mẫu hộ chiếu này còn Ấn Độ ban hành mẫu visa thể hiện quan điểm chủ quyền của Ấn Độ để dán lên quyển hộ chiếu của Trung Quốc.
Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với các nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei trên Biển Đông, nơi được cho là giàu tài nguyên thiên nhiên và nằm trên tuyến đường giao thông hàng hải huyết mạch của thế giới. Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát trên thực tế. Những tranh chấp chủ quyền chồng lấn gây ra nhiều tranh cãi về mặt ngoại giao và "chạm mặt" trên thực địa giữa các nước, gây lo ngại ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực.
Theo xahoi
Trung Quốc vẽ ra "đường chín đoạn": Cả tình và lý đều không đạt Ngày 5-12, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đăng bài "Phải tăng mối nguy hiểm cho Việt Nam khi khai thác dầu trong vùng đường chín đoạn", trong đó nhắc đến sự kiện tàu Bình Minh 02 bị tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp thăm dò và vu khống Việt Nam "lấy trộm dầu" chứ không phải "khai thác dầu". Ngay...