Vũ khí siêu bom khổng lồ của Mỹ cũng bất lực trước Iran
Các nhà lập chính sách chiến tranh của Lầu Năm Góc mới đây thừa nhận, những quả siêu bom khổng lồ nhất của họ vẫn chưa đủ sức để phá hủy những cơ sở hạt nhân ngầm kiên cố nhất của Iran dưới lòng đất. Chính vì thế, Lầu Năm Góc đang đẩy mạnh nỗ lực làm cho loại vũ khí siêu bom này mạnh hơn nữa.
Quả bom nặng 15 tấn có tên Vũ khí xuyên thủng hạng nặng Ordnance (MOP) là loại bom phi hạt nhân lớn nhất trong kho vũ khí của Mỹ và nó có thể mang một khối lượng chất nổ nặng đến gần 2,5 tấn. Quả bom khổng lồ này có sức mạng lớn gấp 10 lần so với loại vũ khí mà nó được thiết kế để thay thể. Vũ khí siêu bom đã được đưa vào thử nghiệm tại Trận địa tên lửa Cát trắng ở New Mexico hồi năm 2007.
Loại bom nói trên được thiết kế để thả từ máy bay ném bom B-52 và B-2 vào các mục tiêu kiên cố và chắc chắn nằm sâu trong lòng đất. Mỹ đã phát triển loại siêu bom thông thường MOP với mục đích là nhằm cho nổ tung những cơ sở hạt nhân kiên cố của Iran và CHDCND Triều Tiên.
Tuy nhiên, những cuộc thử nghiệm trong thời gian qua cho thấy, loại siêu bom mà Mỹ đặt rất nhiều kỳ vọng không có đủ khả năng để phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran. Đó là vì một trong hai nguyên nhân: hoặc là do độ sâu của các cơ sở đó dưới lòng đất hoặc là do Iran đã gia cố thêm để bảo vệ cho các cơ sở hạt nhân của họ.
Những hoài nghi về tính hiệu quả của siêu bom MOP đã khiến Lầu Năm Góc tháng này đã phải bí mật yêu cầu Quốc hội cấp thêm nguồn tài chính để họ có thể phát triển quả bom mạnh hơn nữa, đủ sức xuyên sâu hơn nữa vào lớp đất đá, bê tông, cốt thép trước khi phát nổ.
Theo các quan chức Mỹ tiết lộ, nỗ lực phát triển siêu bom MOP mạnh hơn là một phần của kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân của Iran.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Mỹ cho đến nay đã bỏ ra khoảng 330 triệu USD để chế tạo khoảng 20 quả siêu bom MOP. Lầu Năm Góc đang muốn xin thêm khoảng 82 triệu USD để làm cho những quả bom này mạnh hơn, hiệu quả hơn.
Tổng thống Barack Obama gần đây khẳng định rằng, ông tin là những biện pháp trừng phạt của Mỹ và cộng đồng quốc tế có thể ngăn chặn được chương trình hạt nhân đáng nghi ngờ của Iran. Mặc dù vậy, ông Obama vẫn đề nghị Lầu Năm Góc phải chuẩn bị phương án dùng vũ lực với nước CH Hồi giáo.
Trong bài phát biểu hồi đầu tuần, ông Obama đã tỏ ra quyết tâm sẽ ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân bằng mọi giá. “Tôi sẽ không loại bỏ bất kỳ sự lựa chọn nào nhằm đạt được mục đích”, ông Obama đã nói như vậy.
Theo VNMedia
Israel mập mờ về quyết định tấn công Iran
Báo cáo tình báo được gửi đến Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ cuối tuần này, Israel tin rằng bản thân Iran còn chưa quyết định liệu có chế tạo bom nguyên tử hay không.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak hôm thứ tư cho biết, Israel "còn lâu" mới quyết định tấn công Iran vì chương trình hạt nhân của nước này.
Barak đã phát biểu trên Đài phát thanh quân đội Israel trước chuyến thăm của tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ dự định vào cuối tuần này rằng, khả năng Washington sẽ thúc giục Israel trì hoãn mọi hành động nhằm vào chương trình hạt nhân của Iran.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Dempsey đến Israel sau khi nhậm chức tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ hồi tháng 9. Ông sẽ gặp mặt các quan chức cao cấp Bộ quốc phòng Israel, trong đó có Barak và Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel Benny Gantz.
Bản đánh giá của các quan chức tình báo Israel sẽ được trình bày vào cuối tuần này để chứng tỏ với ông Dempsey rằng Iran vẫn chưa quyết định có chế tạo bom nguyên tử hay không.
Quan điểm của Israel là, trong khi Iran tiếp tục cải thiện khả năng hạt nhân của mình, nước này vẫn chưa quyết định có thể biến các khả năng này thành vũ khí hạt nhân, hoặc cụ thể hơn là một đầu đạn hạt nhân.
Israel cũng tin rằng, chính quyền Iran hiện đang phải đối mặt với một mối đe dọa chưa từng có đối với sự ổn định của mình, khi mà lần đầu tiên có cả áp lực từ bên trong và bên ngoài, từ các biện pháp trừng phạt ngày càng khắc nghiệt, mối đe dọa từ hành động quân sự, vấn đề nhà ở, gánh nặng kinh tế và những lo ngại về kết quả bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 3 tới.
Tình báo Israel phát hiện dấu hiệu cho thấy, chính quyền Tehran hiện nay đang lo lắng về khả năng chiến thắng của phe đối lập vào tháng 3 này. Nếu như vậy, chính quyền sẽ phải lựa chọn giữa việc chấp nhận sự thất bại hoặc làm sai lệch kết quả bầu cử.
Hơn nữa, khó khăn về kinh tế của Iran khiến người dân nước này khốn đốn. Biện pháp trừng phạt nặng nề hơn đã làm cho đồng nội tệ của Iran mất giá hàng chục phần trăm; chính quyền cần càng nhiều ngoại tệ thì rắc rối lại càng nhiều. Và hiện nay, họ đang phải đối mặt với sự trừng phạt của những khách hàng tiềm năng như Mỹ và các nước châu Âu nhằm chống lại ngân hàng trung ương và ngành công nghiệp dầu mỏ nước này.
Chính quyền đang phải đứng trước thách thức lớn do sự khác biệt về tư tưởng. Một mặt, phe ủng hộ Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đang thách thức quyền hạn của các giáo sỹ cầm quyền, đặc biệt là lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei. Mặt khác, mô hình của một chế độ Hồi giáo hà khắc dưới sự điều hành của các giáo sỹ Iran đang được cho là một mô hình chính phủ Hồi giáo đang hoặc sẽ nhanh chóng đem lại dân chủ, hiện đại và no ấm hơn nữa tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, và thậm chí là cả Ai Cập
Cuối cùng, đồng minh chính của Tehran, Tổng thống Syria Bashar Assad cũng đang trong tình trạng có nguy cơ bị lật đổ.
Nhìn chung, "năm 2011 là một năm tồi tệ đối với chính quyền Tehran", một quan chức quốc phòng cao cấp bày tỏ. Các nhà phân tích Israel tin rằng, năm 2012 hứa hẹn sẽ tương tự: áp lực nhiều hơn, gồm cả con đường mà Tổng thống Mỹ Barack Obama đang thực hiện, càng không chắc chắn và không ổn định cho cả hai khu nói chung và Iran nói riêng.
Tất cả những điều này khiến cho việc dự đoán Iran sẽ làm gì tiếp theo càng trở nên khó khăn hơn. Ví dụ, gần đây Iran đe dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz, cắt đứt nguồn cung cấp dầu mỏ lớn của thế giới. Và trong một hoàn cảnh nào đó, Iran có thể quyết định tăng tốc phát triển vũ khí hạt nhân.
Vấn đề Iran sẽ là trọng tâm chính cần bàn luận của Dempsey tại chuyến thăm này. Cuối tuần trước, tờ Wall Street Journal đưa tin rằng, chính quyền Obama gần đây đã cảnh báo Israel không nên tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, và việc Dempsey đến thăm chính là để đảm bảo Israel không có kế hoạch như vậy.
Bên cạnh đó, Bộ ngoại giao Mỹ công khai chí trích vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran hồi tuần trước, và khẳng định không hề liên quan đến vụ việc này. Iran đã cáo buộc Israel thực hiện vụ tấn công, mặc dù sau này Iran cũng cáo buộc Mỹ và Anh cùng tham gia.
Trong những ngày qua, các quan chức Israel đã đưa ra các báo cáo trái ngược nhau về hiệu quả và hình thức trừng phạt Iran. Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong một bài phát biểu trả lời phỏng vấn báo chí Úc, đã ca ngợi hình thức trừng phạt này, nhưng sau đó lại nói với quan chức ngoại giao và Ủy ban quốc phòng rằng, chúng vẫn chưa đầy đủ.
Theo Infonet
Iran bắt đầu làm giàu uranium ở cơ sở mới Một tờ báo hàng đầu của Iran ngày 8.1 đưa tin nước Cộng hòa Hồi giáo này đã bắt đầu chương trình làm giàu uranium tại một cơ sở ngầm mới được bảo vệ an toàn trước những cuộc không kích có thể xảy ra. Iran quyết không từ bỏ hoạt động làm giàu uranium Nhật báo Kayhan, vốn thân cận với giới...