Vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất của Nga trên chiến trường Ukraine
TOS-1 và các biến thể của vũ khí này có thể gây ra sự sát thương đáng kinh ngạc. Nó được coi là vũ khí mạnh nhất của Nga không sử dụng công nghệ hạt nhân.
Vũ khí độc nhất vô nhị
Hệ thống pháo phản lực nhiệt áp TOS-1 được cho là một trong những vũ khí “độc nhất vô nhị” mà quân đội Nga sử dụng trên chiến trường Ukraine. TOS-1 hoạt động sát cánh cùng với các đoàn xe của Nga và hỗ trợ hỏa lực để chống lại hệ thống phòng thủ của Ukraine. Nhờ vậy, xe tăng và xe thiết giáp chiến đấu chủ lực của Nga được cung cấp đường hướng rõ ràng để dễ bề hoạt động. Từ thiết kế đến tính năng, TOS-1 có khả năng gieo rắc nỗi sợ hãi trên mọi chiến trường.
TOS-1 thường được gọi là súng phun lửa hạng nặng, nhưng về bản chất, đó là hệ thống phóng tên lửa đa nòng (MRLS) sử dụng tên lửa nhiệt áp. Tên lửa nhiệt áp nói riêng và vũ khí nhiệt áp nói chung là loại vũ khí sử dụng oxy từ không khí để tạo ra một vụ nổ có nhiệt độ cao, gây ra hàng loạt sóng chấn động dài và lớn hơn các loại vũ khí sử dụng chất nổ thông thường.
Loại vũ khí có từ thời Liên Xô này được thiết kế để hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cho các đơn vị bộ binh và xe tăng chiến đấu chủ lực di chuyển qua chiến trường. Vì thế TOS-1 thường được triển khai theo chiến tuyến của các đơn vị cơ giới.
TOS-1 có thể tiêu diệt các lực lượng của đối phương trong các boongke, tòa nhà và chiến hào, tấn công công sự và xe bọc thép. Nó cũng có thể phá hủy các tàu sân bay. Cơ chế hoạt động của vũ khí này tương tự như các hệ thống MLRS khác nhưng nó có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau.
TOS-1 ra đời vào đầu những năm 1980 và được Quân đội Liên Xô sử dụng trên chiến trường Afghanistan. Sau đó, các lực lượng Nga đã triển khai hệ thống này ở Chechnya. Trong hoạt động quân sự ở Chechnya, nó có tên gọi khác là “Buratino”. Điều đáng chú ý là hệ thống TOS-1 ban đầu chỉ được sử dụng để thử nghiệm và đánh giá chứ không được sản xuất với số lượng lớn.
Video đang HOT
Vũ khí này có bệ phóng BM-1, gồm 30 ống phóng sử dụng loại đạn rocket cỡ 220mm. Đạn được chia ra làm 2 loại, gồm đầu đạn chứa chất gây cháy và đầu đạn sử dụng chất nổ nhiệt áp – loại thuốc nổ dùng để chế tạo bom công phá ứng dụng công nghệ chân không, ưu tiên chống lại các công trình phòng thủ như công sự. Xe phóng sử dụng khung gầm T-72 sửa đổi – vốn là thân xe tăng chiến đấu chủ lực của Liên Xô, sử dụng động cơ diesel V-82-1, có tầm hoạt động khoảng 550km và tốc độ 65km/h. TOS-1 được trang bị hệ thống dẫn đường và điều khiển hỏa lực hiện đại, cho phép bắn mà không cần chuẩn bị sơ bộ về địa hình và trắc địa. Khi hoạt động trên chiến trường, quân đội có thể triển khai máy bay không người lái để giúp xác định mục tiêu cho hệ thống.
Gieo rắc nỗi sợ hãi trên chiến trường
Tên lửa nhiệt áp được phóng từ TOS-1 có thể đốt cháy khu vực có diện tích bằng 2 sân bóng đá. Một khi quả tên lửa nặng 200kg bắn trúng mục tiêu, nó phát nổ với áp suất cực lớn, giải phóng nhiệt lên tới 3.000 độ C, khiến cả giáp thép bảo vệ cũng tan chảy. Sức sát thương đối với con người càng lớn hơn trong những không gian hẹp như hầm, đường hào, boongke …Áp suất quá cao có thể làm gãy xương, vỡ màng nhĩ, phá hủy các cơ quan nội tạng. Hiệu ứng chân không có thể hút cạn không khí trong phổi của nạn nhân, khiến phổi xẹp xuống và dẫn đến tử vong do ngạt thở.
Tuy vậy, TOS-1 cũng có một số nhược điểm. Nó có tầm bắn ngắn hơn các hệ thống phóng đa nòng khác, vào khoảng 3.500m đến 6.000m phụ thuộc vào tuổi đời của hệ thống. Đối phương có thể tấn công hệ thống này ở khoảng cách hơn 300m.
Phương Tây không có loại vũ khí tương tự như TOS-1, nhưng có rất nhiều hệ thống phóng tên lửa đa nòng khác chẳng hạn như M142 HIMARS từng được quân đội Mỹ sử dụng để tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq và mới đây trang bị cho Ukraine. Tuy vậy, các hệ thống pháo như vậy thường sử dụng đạn chùm hoặc đầu đạn nổ mạnh chứ không phải đạn nhiệt áp.
Trong cuộc chiến tại Ukraine, quân đội Nga đã sử dụng phiên bản TOS-1A Solntsepek. Phiên bản này được đưa vào biên chế từ năm 2001, có tầm hoạt động 6.000m. Tầm bắn này đủ xa để nó có thể nằm ngoài vùng hỏa lực trả đũa của các loại vũ khí chống tăng của đối phương. Số lượng ống phóng của TOS-1A Solntsepek giảm xuống còn 24 ống do tên lửa mà nó sử dụng có trọng lượng 90kg, nặng hơn so với tên lửa dùng chi các phiên bản khác.
Nga đã bán ít nhất 4 hệ thống TOS-1 cho Iraq vào năm 2014 và các hệ thống này từng được Badgdad được sử dụng trong cuộc chiến chống IS tại Jurf al-Sakhar.
Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, TOS-1 đã được sử dụng trong cuộc chiến kéo dài giữa Azerbaijan và Armenia tại Nagorno-Karabakh năm 2020. Nga đã bán TOS-1A cho cả 2 bên trong cuộc xung đột: Azerbaijan có 18 hệ thống còn số lượng Armenia sở hữu vẫn chưa rõ. Ngoài ra, hệ thống này cũng được cung cấp cho Kazakhstan và Saudi Arabia./.
Phương Tây liệu đã cung cấp đủ vũ khí cho Ukraine?
Sẽ không có câu trả lời xác đáng, bởi còn tùy thuộc vào mục tiêu là gì.
Mỹ sẽ sớm chuyển giao hệ thống vũ khí hạng nặng HIMARS cho Ukraine. Ảnh: AFP
Khi thăm Kiev hôm 16/6, lãnh đạo Pháp, Đức, Italy và Romania đã "mang theo quà". Họ ủng hộ đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine, cùng với đó là tuyên bố hậu thuẫn mạnh mẽ nỗ lực quân sự của Kiev trong đối đầu với Nga. Lãnh đạo những nước này cũng cam kết sẽ viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine.
Những hỗ trợ đó là điều mà Kiev đang đặc biệt cần. Trong vài tuần qua, Ukraine đã tạo ra bước tiến nhỏ ở tỉnh Kherson. Đến ngày 17/6, hải quân nước này tuyên bố bắn chìm một tàu của Nga làm nhiệm vụ tiếp tế cho đảo Rắn - mục tiêu quân sự mà Moskva đánh chiếm đầu tiên khi can thiệp ở nước láng giềng.
Nhưng đó chỉ là thành tựu nhỏ đặt cạnh đà tiến ổn định mà Nga thiết lập tại Donbass, nơi đang là tâm điểm của các cuộc giao tranh. Nga hiện kiểm soát khoảng 2/3 diện tích Severodonetsk, nơi quân Ukraine hiện chỉ còn tập trung kháng cự ở vùng công nghiệp ở phía Tây.
Một lý do dẫn đến đà thắng thế của Nga chính là việc Moskva tập trung lực lượng và áp dụng phương thức tác chiến hệ thống, khoa học hơn so với giai đoạn đầu của cuộc chiến. Nga cũng có ưu thế lớn về sức mạnh hỏa lực, vốn là nhân tố then chốt trong mọi cuộc chiến tranh.
Nga cũng sử dụng hệ thống rocket, tên lửa tầm xa, cho phép tấn công chiều sâu vào các điểm phòng ngự của Ukraine, nhưng vẫn tránh được hỏa lực trả đũa của đối phương. Ukraine hiện cạn nguồn đạn đối với các hệ thống tên lửa phóng loạt Smerch và Uragan có từ thời Liên Xô và có tầm bắn xa hơn so với pháo binh truyền thống. Quân đội Ukraine cũng không còn nhiều hệ thống tên lửa đạn đạo Tochka.
Thương vong quân đội Ukraine phải gánh chịu leo lên ngưỡng sốc. Ngày 9/6, ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, thừa nhận mỗi ngày có từ 100-200 binh sĩ nước này tử vong do chiến sự, con số mà Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Mark Milley cho rằng "khá sát với thực tế". Ukraine vì thế ngày càng lớn tiếng kêu gọi phương Tây tăng cường viện trợ vũ khí cho nước này, khẳng định nguồn cung cấp hiện nay mới chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu.
Ngày 15/6, nhóm 50 quốc gia do Mỹ dẫn đầu đã có cuộc gặp bên lề hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tướng Milley và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, tìm cách trấn an quan ngại của Ukraine. Thông điệp được phía Mỹ đưa ra là: Mong muốn của Ukraine là hoàn toàn chính đáng, nhưng không thể "có tất cả".
"Tướng Milley và tôi đã tham gia nhiều cuộc chiến. Và khi đã ở trong chiến tranh thì bạn cần phải hiểu rằng mình sẽ không bao giờ có đủ, dù lúc nào cũng muốn nhiều hơn nữa", Bộ trưởng Austin nêu quan điểm.
Theo tướng Milley, trên thực tế Ukraine đã có được những gì mình muốn. Kiev yêu cầu viện trợ 10 tiểu đoàn pháo binh và được nhận đủ, cùng với khoảng 500.000 đơn vị đạn pháo. Ukraine cũng đề xuất phương Tây cung cấp 200 xe tăng và nhận được 237 chiếc. Với 97.000 vũ khí chống tăng, Ukraine đã nhận được số lượng lớn gấp ba lần số xe tăng trên toàn thế giới.
Nhiều vũ khí vẫn đang xếp hàng để đến Ukraine. Mười hệ thống tên lửa phóng loạt (HIMARS) của Mỹ cùng với một số hệ thống tương tự của Anh sẽ được chuyển giao cho Ukraine sớm. Đây là lô vũ khí hỏa lực mạnh, có tầm bắn trên 80 km với loại đạn mà Mỹ giới hạn cấp cho Ukraine. Nhiều binh sĩ Ukraine đã và đang được huấn luyện sử dụng những hệ thống này tại Đức.
Trên bình diện công khai, giới lãnh đạo Mỹ và châu Âu phát đi thông điệp cứng rắn về duy trì vũ khí viện trợ cho Ukraine. "Chúng tôi sẽ vấn tập trung vào lĩnh vực này [viện trợ vũ khí] bất chấp thời gian có kéo dài bao lâu", ông Austin phát biểu tại Brussels.
Nhưng trong tham vấn, thảo luận riêng, xuất hiện nhiều nghi ngờ về khả năng này. Các nước thành viên NATO hiện cạn kho đạn tương thích với các hệ thống Ukraine sở hữu được chế tạo từ thời Liên Xô. Việc chuyển đổi sang sử dụng vũ khí theo chuẩn NATO gặp khó khăn và sẽ cần nhiều thời gian để hoàn tất.
Mỹ và đồng minh châu Âu đã chứng tỏ được tinh thần đoàn kết hiếm có khi chiến tranh tại Ukraine bước sang tháng thứ 4. Tất cả đều mong đợi Ukraine sẽ vươn lên vị thế một quốc gia an toàn và chủ quyền. Nhưng những gì diễn ra trên thực tế lại không rõ ràng như vậy và có thể liên tục chuyển dịch theo thời gian.
Đầu tháng 4, ông Austin tuyên bố mục đích của Mỹ trong cuộc chiến Ukraine là muốn Nga suy yếu. Nhưng đến tuần trước, ông phát đi thông điệp giảm mạo hiểm đối đầu với Nga, khi nói rằng Mỹ nhắm đến một "Ukraine dân chủ, độc lập và thịnh vượng". Giới phóng viên đã hai lần đặt câu hỏi liệu Mỹ có muốn Ukraine thắng Nga hay không, nhưng cả hai lần Bộ trưởng Austin đều né tránh trả lời.
Chiến sự Ukraine phủ bóng triển lãm quốc phòng tại Pháp Một số nhà sản xuất quốc phòng cho biết chiến sự Ukraine đang là cơ hội tốt cho việc kinh doanh trong khi một số cho biết cuộc chiến đã phơi bày sự thiếu hụt năng lực sản xuất tại châu Âu. Sau một thời gian bị gián đoạn vì đại dịch Covid-19, triển lãm quốc phòng Eurosatory vừa mới được khai mạc...