Vũ khí đánh bay cả cholesterol và đường huyết cao có trong bếp nhà bạn
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỏi và gừng – có đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ thành mạch máu, giảm huyết áp cao, giảm cholesterol cao và giảm cả mức đường huyết cao.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Anjali Mukerjee, nhà nghiên cứu, nhà dinh dưỡng hàng đầu của Ấn Độ, các thành phần thực vật chống viêm mạnh được tìm thấy trong tỏi và gừng có thể giúp giảm đến 15% cholesterol và triglyceride bằng cách ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol xấu LDL và hạn chế sự hình thành của mảng bám động mạch, theo tờ Indian.
Các nghiên cứu đã chứng mình điều gì?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi và gừng có thể giảm huyết áp cao, cholesterol cao và lượng đường trong máu cao, theo chuyên trang sức khỏe của Mỹ Healthline.
Nghiên cứu cho thấy chỉ cần ăn 1 tép tỏi mỗi ngày trong 3 tháng là đủ để giảm tổng lượng cholesterol xuống 9%. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu về tác dụng của tỏi
Nghiên cứu cho thấy chỉ cần ăn 1 tép tỏi mỗi ngày trong 3 tháng là đủ để giảm tổng lượng cholesterol xuống 9%, theo tờ Express.
Một đánh giá về 22 nghiên cứu chất lượng cao cho thấy rằng tiêu thụ bột tỏi làm giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL, cũng như lượng đường trong máu lúc đói và mức huyết áp.
Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tỏi giúp giảm huyết áp, lượng đường trong máu, cholesterol và ngăn ngừa mảng bám trong động mạch.
Video đang HOT
Một đánh giá năm 2018 về 33 nghiên cứu cho thấy, viên bổ sung tỏi có hiệu quả hơn trong việc giảm chất béo trung tính, đường huyết lúc đói, cholesterol toàn phần, cholesterol xấu LDL và chỉ số đường huyết HbA1c ở người mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu cho thấy trà gừng có thể làm giảm cholesterol xấu LDL. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu về tác dụng của gừng
Nghiên cứu cho thấy trà gừng có thể làm giảm cholesterol xấu LDL. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018 cho thấy người bị cholesterol cao, tiêu thụ 5 gram bột gừng mỗi ngày sẽ giảm 17% mức cholesterol xấu LDL, theo Express.
Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường uống 1,2 gram chất bổ sung gừng mỗi ngày trong 90 ngày, đã giảm lượng đường trong máu và mức cholesterol toàn phần nhiều hơn, theo Healthline.
Một đánh giá năm 2018 bao gồm 10 nghiên cứu chất lượng cao cho thấy uống viên bổ sung gừng làm tăng cholesterol tốt HDL và giảm chỉ số đường huyết HbA1c.
Để đạt được những lợi ích này, hãy thường xuyên sử dụng gừng, tỏi trong nấu ăn hoặc thêm gừng vào nước ép rau củ, uống trà gừng, chuyên gia Mukerjee khuyên.
Tuy nhiên, nếu muốn uống viên bổ sung tỏi và gừng liều cao, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể tương tác với thuốc làm loãng máu dùng điều trị bệnh tim, theo Healthline.
Ngủ thế nào để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim, đột quỵ?
Bệnh tim và đột quỵ là hai trong số những căn bệnh giết người nhiều nhất thế giới. Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện một giấc ngủ tối ưu có thể giúp giảm nguy cơ mắc cả hai tình trạng này.
Các yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim là huyết áp cao, cholesterol cao và hút thuốc lá.
Ngoài ra, lối sống lười vận động, uống nhiều rượu bia và chế độ ăn không lành mạnh cũng góp phần không nhỏ dẫn đến bệnh tim, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Giấc ngủ tối ưu có thể giúp giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách kiểm soát đường huyết, huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu.
Bên cạnh đó, tập luyện thể thao thường xuyên, ăn uống lành mạnh và kiểm soát cân nặng cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.
Giấc ngủ giúp được gì?
Không những vậy, một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC) đã phát hiện một hoạt động chúng ta làm mỗi ngày cũng có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Đó chính là giấc ngủ.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy giấc ngủ tối ưu có thể giúp bảo vệ con người khỏi các vấn đề về tim mạch. Hơn 7.000 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được yêu cầu tự đánh giá điểm số với giấc ngủ của mình. Tất cả đều từ 50 đến 75 tuổi.
Tiêu chí đánh giá giấc ngủ dựa trên 5 yếu tố, gồm: ngủ từ 7-8 tiếng/đêm, tần suất mất ngủ, tần suất mệt mỏi vào ban ngày, ngưng thở khi ngủ và hoạt động cá nhân vào buổi sáng.
Những người có giấc ngủ tối ưu là những người mà họ thường xuyên được ngủ 7-8 tiếng/đêm, không bị mất ngủ thường xuyên, không gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ, có thể dậy sớm nhưng không buồn ngủ vào ban ngày.
Các kết quả cho thấy chỉ 10% những người tham gia nghiên cứu có được giấc ngủ tối ưu. Trong suốt 10 năm nghiên cứu, có 274 người mắc bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ.
Những người có giấc ngủ tối ưu thì nguy cơ phát triển bệnh tim và đột quỵ thấp hơn 75%. Ảnh SHUTTERSTOCK
Sau khi đã loại bỏ ảnh hưởng của các biến số như tuổi tác, giới tính hoặc chỉ số khối cơ thể, nhóm nghiên cứu phát hiện chất lượng giấc ngủ tăng sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ. Đặc biệt, những người có giấc ngủ tối ưu thì nguy cơ phát triển bệnh tim và đột quỵ thấp hơn 75%.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe tim mạch, mọi người nên thiết lập ngay từ khi còn trẻ các thói quen ngủ lành mạnh, tiến sĩ Aboubakari Nambiema, một trong những tác giả nghiên cứu và chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia Pháp, cho biết.
Làm gì để có giấc ngủ tối ưu?
Để có giấc ngủ tối ưu, mọi người không nên thức khuya. Khi đã gần đến giờ đi ngủ thì cần tránh sử dụng thiết bị điện tử, tránh ăn quá no, không uống rượu bia hay thức uống có nhiều caffeine như trà, cà phê.
Ngoài ra, giảm tiếng ồn vào ban đêm và giảm căng thẳng tại nơi làm việc cũng có thể giúp cải thiện giấc ngủ, theo Healthline.
Lợi ích bất ngờ nếu ăn chất xơ gần giờ ngủ Chất xơ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là nhuận tràng và giúp no lâu, nhờ đó mà giảm lượng thực phẩm ăn vào. Một điều ít người biết là chất xơ cũng rất có lợi cho giấc ngủ. Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp duy trì đường huyết, giảm nồng độ cholesterol trong máu và ngăn ngừa nguy...