Vũ khí đặc biệt của Trung Quốc trong cuộc chiến chống Covid-19
Nhân viên an ninh lưu động tại công viên Hồng Nguyên có thể phát hiện ra du khách bị sốt bằng kính thông minh đo thân nhiệt và nhận dạng khuôn mặt.
Trong truyện tranh, các bộ phim truyền hình và chiếu rạp, gần như không có gì giấu được Superman với đôi mắt tia X của nhân vật này, ngoại trừ những nơi đã bọc chì.
82 năm từ khi siêu anh hùng này xuất hiện lần đầu trong Action Comics # 1 vào tháng 4/1938, ranh giới giữa khoa học viễn tưởng và thực tế đang nhanh chóng nhạt nhòa tại Trung Quốc vì nhiều tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AI) đã được sử dụng để ngăn chặn virus SARS-CoV-2.
Giám sát thân nhiệt bằng kính thông minhTheo SCMP, nhân viên an ninh lưu động tại công viên Hồng Nguyên, thuộc Khu bảo tồn đất ngập nước Xixi ở Hàng Châu, miền đông Trung Quốc, có thể nhanh chóng phát hiện thân nhiệt của tất cả du khách từ khoảng cách hơn 1 m, nhờ kính thông minh AI do công ty khởi nghiệp Rokid Corp cung cấp.
Kính Rokid phát hiện, ghi lại nhiệt độ và truyền tính hiệu về trạm kiểm soát. Ảnh: Handout.
Startup này cho biết mỗi người dùng kính thông minh có khả năng kiểm tra thân nhiệt của vài trăm người trong vòng 2 phút – một phạm vi lớn và tốc độ cao đến mức Superman cũng phải ao ước – để nhanh chóng giải quyết dòng người xếp hàng ở lối vào công viên.
Rokid bắt đầu triển khai rộng rãi kính thông minh tích hợp AI nhằm giúp giảm tình trạng tập trung đông người trong khi chính phủ nỗ lực tăng khoảng cách giao tiếp xã hội. Nhiều địa điểm công cộng trên khắp nước này đã mở trở lại sau gần 2 tháng phong tỏa vì Covid-19.
Mỗi chiếc kính thông minh của Rokid nặng khoảng 100 gram, trông giống như kính râm bình thường. Tuy nhiên, máy ảnh và cáp kèm theo mang đến cho sản phẩm này nhiều khả năng đặc biệt.
Thiết bị có thể gửi cảnh báo tự động khi xác định đối tượng bị sốt và tạo một bản ghi kỹ thuật số. Nó cũng hỗ trợ nhận dạng khuôn mặt thời gian thực và kết nối từ xa với bộ phận khác.
Video đang HOT
Được thành lập vào năm 2014 bởi Misa Zhu Mingming, cựu lãnh đạo một nhóm nghiên cứu AI tại Alibaba, Rokid đã cung cấp nhiều bộ kính thông minh cho Văn phòng An ninh công cộng và Trung tâm chỉ huy cảnh sát đường cao tốc Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang từ tháng 1. Cơ quan quản lý giao thông tại Hồ Châu và Cù Châu cũng sử dụng thiết bị này.
Dấu hỏi về quyền riêng tư
Sự bùng phát Covid-19 tại Trung Quốc đã thúc đẩy ứng dụng AI vào việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Một số kết quả ban đầu bao gồm robot phun thuốc khử trùng tại các khu điều trị, app di động theo dõi lịch sử đi lại của người dân, trợ lý giọng nói kêu gọi hạn chế ra khỏi nhà.
Baidu và Intellifusion cho biết công nghệ AI của họ đang được sử dụng ở các trạm kiểm soát nhiệt độ đặt tại nhà ga, sân bay của Bắc Kinh và Thâm Quyến, giúp rút ngắn thời gian chờ đợi, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm.
Nhân viên an ninh dùng kính Rokid để giám sát thân nhiệt. Ảnh: Handout.
Nhận dạng khuôn mặt dần phổ biến đối với nhiều hoạt động hàng ngày ở Trung Quốc, việc thu thập dữ liệu rộng rãi cũng đã góp phần ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Tuy nhiên, vẫn còn đó lo ngại về sự đánh đổi giữa quyền riêng tư và sức khỏe cộng đồng trong các ứng dụng AI như kính thông minh Rokid.
Hôm 25/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi cần phải bảo vệ quyền riêng tư trong quá trình các quốc gia sử dụng công nghệ hiện đại vào việc ngăn chặn Covid-19. Theo Michael Ryan, Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp y tế của WHO, đây là đại dịch đầu tiên của loài người xảy ra trong thời kỳ công nghệ thông tin bùng bổ, mạng xã hội phổ biến rộng rãi và AI được triển khai rầm rộ trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, trên Weibo, mạng xã hội phổ biến nhất Trung Quốc, một bài viết về kính thông minh Rokid đăng ngày 26/3 đã nhận được hơn 7.000 lượt thích, phần nào cho thấy việc chấp nhận công nghệ thu thập dữ liệu công cộng và tiềm năng ứng dụng của nó ở nơi khác.
“Các trường học nên tham khảo và sử dụng nó khi mở cửa lại”, một người dùng Weibo tên Rong Shu bình luận dưới bài viết. Tài khoản Nanbeideluoye cho rằng: “Chúng ta có thể xuất khẩu các công nghệ như thế này”.
Nguyễn Hiếu
Galaxy S20 là vũ khí quan trọng nhất để Google chống lại Apple
Việc tích hợp sẵn ứng dụng Duo trong những chiếc Galaxy S20 được xem là nỗ lực của Google nhằm mang lại trải nghiệm nhất quán, đồng bộ hơn trên nền tảng Android.
*Qquan điểm của Lisa Eadicicco từ trang Business Insider.
Samsung luôn được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và lớn nhất của Apple trên thị trường điện thoại thông minh. Thế hệ Galaxy S20 mà gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc ra mắt gần đây cho thấy cách mà hãng hợp tác với Google để đối đầu mạnh mẽ hơn với iPhone.
Phần mềm trò chuyện trực tuyến Duo của Google được tích hợp trực tiếp vào trình gọi điện thoại trên những chiếc Galaxy S20. Đây không phải là thay đổi quá quan trọng, nhưng nó đã mang lại cho những chiếc điện thoại của Samsung một tính năng có thể đối đầu trực tiếp với FaceTime từ Apple.
Người dùng có thể gọi video trực tiếp từ trình liên hệ mặc định trên những chiếc Galaxy S20 mà không cần cài đặt thêm phần mềm.
Đây là cơ hội để Google phân phối rộng rãi hơn ứng dụng gọi video của mình trên những thiết bị cao cấp của nhà sản xuất smartphone Android hàng đầu hiện tại. Đồng thời, nó cũng cho phép Google mang đến trải nghiệm đồng nhất hơn trong nền tảng Android.
Trên thực tế, chủ sở hữu của những chiếc Samsung Galaxy có hàng loạt lựa chọn về phần mềm gọi video như Skype, Facebook Messenger hay bất nhiều ứng dụng nào khác trên CH Play. Tuy nhiên, với Galaxy S20, người dùng có thể gọi video trực tiếp thông qua Duo từ trình liên hệ mà không cần phải chuyển đổi qua ứng dụng khác. Chính sự tiện dụng này là thứ đã giúp tính năng FaceTime của Apple trở nên ngày càng phổ biến.
Chưa dừng lại ở đó, việc kết hợp này còn mang nhiều ý nghĩa hơn với Google. Mặc dù gã khổng lồ tìm kiếm phụ trách phát triển nền tảng Android, nhưng những chiếc Pixel của hãng chỉ chiếm được một phần nhỏ trong thị trường smartphone trên toàn cầu.
Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu International Data Corporation, 5 hãng di động hàng đầu hiện nay gồm Samsung, Apple, Huawei, Xiaomi và Oppo, chiếm 71,2% lượng smartphone xuất xưởng trong quý IV/2019. Vì thế, những chiếc Pixel của Google chỉ còn lại một sân chơi nhỏ.
Phần lớn doanh thu của Google đến từ quảng cáo. Do đó, doanh số các thiết bị phần cứng không thực sự quá quan trọng với công ty. Tuy nhiên, điều hãng muốn làm nhất có lẽ là thiết lập tính liên tục khi người dùng trải nghiệm nền tảng Android, hạn chế sự phân mảnh trên hệ điều hành này.
Đây vốn được xem là điểm yếu cố hữu của những thiết bị Android so với iPhone. Việc khiến các dịch vụ của hãng trở nên phổ biến hơn là cách mà Google làm cho trải nghiệm của người dùng nhất quán hơn.
Đây được xem là nỗ lực của Google trong việc khiến trải nghiệm trên nền tảng Android trở nên nhất quán, đồng bộ hơn.
Ngoài những phần mềm đã trở nên phổ biến với người dùng như Maps, Gmail, YouTube hay Chrome, Google luôn gặp khó khăn trong việc phát triển một nền tảng trò chuyện hoặc mạng xã hội.
Năm 2019, sau nhiều nỗ lực phát triển, Google đã buộc phải đóng cửa ứng dụng tin nhắn Allo khi không thu hút được người dùng. Trước đó, hãng cũng từng phải đóng cửa nền tảng Google Plus vì "mức độ sử dụng và tương tác thấp".
Việc tích hợp Duo sẵn vào những chiếc Galaxy S20 có thể sẽ giúp Google tránh gặp phải điều tương tự với Allo hay Google Plus. Đồng thời, nó mang đến cho Samsung và Google một đòn bẩy quan trọng để chống lại iPhone, thứ mà trước đây họ không có.
Theo Zing
Thỏa thuận hợp tác độc quyền giữa Samsung và các đối tác là vũ khí để đấu với mảng dịch vụ của Apple Tại sự kiện Unpacked 2020, Samsung không chỉ giới thiệu các thiết bị mới - họ còn công bố những mối quan hệ đối tác với Microsoft và Netflĩ để mang lại cho người dùng những nội dung đậc sắc hơn. Những thỏa thuận hợp tác này được đưa ra trong bối cảnh đối thủ Apple đang ngày càng cải thiện hệ sinh...