Vũ khí cực mạnh của dơi khiến virus ‘tắt điện’ nhưng vô tình gây hại cho hệ miễn dịch người!

Theo dõi VGT trên

Số người mắc Covid-19 trên toàn thế giới đã lên đến trên 2 triệu với gần 128.000 người c.hết. Tuy nhiên trước đại dịch này, đã từng có nhiều bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người gây ra ảnh hưởng lớn.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang ngày càng lan rộng, đã có nhiều bằng chứng khoa học cho biết đây là bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người. Điều này đặt ra câu hỏi: vì sao các bệnh truyền nhiễm này lại nguy hiểm đối với con người?

Có giả thuyết cho rằng con người đã nhiễm virus SAR-CoV-2 (gây bệnh COVID-19) từ tê tê – loài động vật hoang dã được buôn bán bất hợp pháp tại Trung Quốc.

Giới khoa học đã khẳng định chắc chắn loài virus này có nguồn gốc từ động vật, tuy nhiên vẫn chưa thể biết cụ thể đó là loài nào. Dơi, tê tê hay cả hai?

Số người mắc COVID-19 trên toàn thế giới đã lên đến trên 2 triệu với gần 128.000 người c.hết. Tuy nhiên trước đại dịch COVID-19, đã từng có nhiều bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người gây ra ảnh hưởng lớn.

Bài học từ quá khứ

Ví dụ, theo một báo cáo quốc tế vào năm 2012, thế giới có 56 bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người, là nguyên nhân gây ra 2,5 tỷ ca bệnh và 2,7 triệu ca t.ử v.ong mỗi năm trên toàn cầu. Điển hình là bệnh dại, bệnh do nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma, bệnh sốt Q, sốt xuất huyết, cúm gia cầm, Ebola và bệnh than.

Vũ khí cực mạnh của dơi khiến virus tắt điện nhưng vô tình gây hại cho hệ miễn dịch người! - Hình 1

Ảnh bệnh than

Chỉ tính trong thế kỷ trước, các bệnh hô hấp như bệnh cúm truyền nhiễm từ động vật đã tàn phá và lấy đi nhiều sinh mạng. Khoảng 50 triệu người c.hết do cúm Tây Ban Nha năm 1918 và 700.000 người c.hết do cúm Hồng Kông vào năm 1968.

Nguyên nhân được cho là có liên quan đến hệ miễn dịch của con người, động vật truyền virus và quá trình chọn lọc tự nhiên.

Virus truyền nhiễm từ động vật và hệ miễn dịch của con người

Một trong số các nguyên nhân mà virus truyền từ động vật sang người rất nguy hiểm là do hệ miễn dịch của con người chưa bao giờ tiếp xúc với chúng nên chúng ta không biết cách nào để đối phó.

Mặc dù hầu hết các loại virus xâm nhập vào cơ thể đều bị hệ thống miễn dịch t.iêu d.iệt hoặc bị đào thải qua hệ tiêu hóa, nhưng vẫn có một số loại không bị loại bỏ, thậm chí còn có thể nhân lên trong tế bào con người.

Thời điểm virus (có nguồn gốc động vật) có thể nhân lên trong cơ thể người đầu tiên mắc bệnh rất quan trọng. Vì đây là cột mốc mang tính quyết định chúng có thể đột biến, tiến hóa trong những điều kiện chọn lọc ngặt nghèo ở cơ thể người để lần đầu tiên thích nghi và cải thiện khả năng nhân lên ở vật chủ mới.

Khi virus xâm nhập, hệ thống miễn dịch của con người phản ứng lại, bắt kịp sự tiến hóa của virus và nhanh chóng tạo ra đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên, do cơ thể chưa từng có miễn dịch với loại virus này nên cần phải nhanh chóng tạo ra miễn dịch mới. Nhưng miễn dịch này thuộc loại miễn dịch thích ứng nên phải mất vài ngày hoặc lâu hơn để hình thành. Khoảng thời gian đó đủ để cho virus có thể nhân lên ồ ạt trong tế bào hoặc tiến hoá thêm để chống lại hệ miễn dịch.

Cuộc chiến ác liệt

Khi xâm nhập vào cơ thể, giữa virus và hệ miễn dịch sẽ xảy ra một cuộc chiến đấu ác liệt. Sau cùng, hoặc một bên bị loại bỏ, hoặc cả hai buộc phải chấp nhận cùng chung sống.

Tạp chí y khoa Medical News Today đã phỏng vấn TS Christopher Coleman, Assistant Professor (Giáo sư trợ lý) về Miễn dịch học và truyền nhiễm tại Đại học Nottingham ở Anh về vấn đề này.

Vũ khí cực mạnh của dơi khiến virus tắt điện nhưng vô tình gây hại cho hệ miễn dịch người! - Hình 2

Ảnh chân dung TS Coleman

Theo TS Coleman, nhìn chung có một giả định rằng, khi virus biến đổi và thích nghi với vật chủ mới, chúng sẽ ít gây nguy hiểm hơn để đảm bảo cơ hội được nhân lên và sống trong tế bào của vật chủ. Điều này tuy không phải lúc nào cũng đúng, nhưng thông thường khi một loại virus sống thích nghi với con người lâu dài, nó sẽ ít nguy hại hơn vì tế bào và virus phải cùng nhau tồn tại.

Trong một số trường hợp, có loài virus có thể sống thích nghi hoàn toàn với tế bào người nhưng hoàn toàn vô hại.

Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các chủng virus corona gây bệnh ở người đã liệt kê một số chủng virus corona gây bệnh ở động vật, gồm virus gây viêm phế quản ở gà, virus gây viêm màng bụng ở mèo, hay virus viêm dạ dày ruột là loại gây t.ử v.ong hầu hết ở heo con. Tuy nhiên, may mắn thay các loại virus này không thể gây bệnh cho con người.

Ngoài ra, một khi virus không chỉ tiến hóa ở động vật mà còn có khả năng lây nhiễm cho người thì nó sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều. Điều này đặc biệt đúng khi hệ miễn dịch của loài động vật này rất khác với người, hoặc khi động vật có những cơ chế phòng vệ đặc biệt mà người không có.

Loài dơi và phản ứng “siêu miễn dịch”

Thực tế các loại virus nguy hiểm như SARS, MERS và Ebola đều có nguồn gốc từ loài dơi nhưng không hề gây bệnh cho chúng. Vậy thì loài dơi có gì mà chúng ta không có? Làm thế nào dơi có thể sống, tồn tại và mang theo virus trong mình?

Vũ khí cực mạnh của dơi khiến virus tắt điện nhưng vô tình gây hại cho hệ miễn dịch người! - Hình 3

Ảnh dơi: Có lẽ đã đến lúc phong chức “siêu anh hùng”, “siêu đối thủ” cho loài động vật nhỏ bé này. Nguồn: storymaps

Trong một nghiên cứu mới do TS. BS. Cara Brook tại Đại học California Berkeley thực hiện, khả năng miễn dịch độc đáo duy nhất của loài dơi cho phép chúng duy trì trong cơ thể một lượng virus lớn mà không bị bệnh. Theo Brook và các cộng sự: “Một số con dơi đã kích hoạt liên tục phản ứng miễn dịch chống lại virus theo cơ chế interferon.”

“Với hầu hết các loài động vật có vú khác, phản ứng miễn dịch quá mức như vậy sẽ gây ra phản ứng viêm có hại cho cơ thể. Tuy nhiên, loài dơi đã hình thành được cơ chế chống viêm giúp chúng không bị ảnh hưởng gì”-nhóm nghiên cứu cho biết thêm.

Đây thực sự là một lợi điểm của loài dơi nhưng nó lại gây hại cho các loài động vật có vú khác. Loài dơi có khả năng phòng vệ tốt như vậy là động lực buộc virus phải nhân đôi nhanh hơn. Khả năng miễn dịch độc nhất của loài dơi cuối cùng khiến cho virus trở lên mạnh hơn. Nó giống như quá trình cạnh tranh với một đối thủ xuất sắc và kết quả là giúp bản thân mạnh mẽ hơn.

Thực tế, Brook và cộng sự đã thực hiện thí nghiệm trên dòng tế bào từ hai loài dơi khác nhau. Kết quả cho thấy ở cả hai loài dơi, virus đã chống lại phản ứng kháng virus của dơi bằng cách lây lan nhanh hơn từ tế bào này sang tế bào khác.

Họ kết luận: “Điều này cho thấy phản ứng siêu miễn dịch của loài dơi có thể thúc đẩy nhanh hơn quá trình tiến hóa của virus. Trong khi dơi được bảo vệ và không bị ảnh hưởng gì thì các loài động vật khác, kể cả con người lại không được an toàn.”

Brook nhận định: “Không giống như dơi, nếu hệ miễn dịch của người phản ứng quá mức và hàng loạt như vậy thì sẽ tạo ra phản ứng viêm lan tỏa. Trong khi dơi lại có khả năng thích nghi độc đáo để tránh được điều đó.”

Nguồn gốc của virus SARS-Cov-2 từ đâu? Dơi, tê tê hay rắn?

Đang có nhiều giả thuyết về loài động vật truyền bệnh COVID-19 cho con người, đó có thể là tê tê, dơi hoặc rắn. Việc xác định được cụ thể loài động vật nào đặc biệt quan trọng vì sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn về cấu trúc di truyền của virus cũng như tìm ra biện pháp đối phó. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng chủng virus corona mới này có thể đến từ nhiều loài vật chủ khác nhau.

Vũ khí cực mạnh của dơi khiến virus tắt điện nhưng vô tình gây hại cho hệ miễn dịch người! - Hình 4

Ảnh tê tê: Các nhà khoa học cho rằng có thể tê tê không phải là loài duy nhất lây bệnh COVID-19

Coleman cho rằng giả thuyết về nguồn gốc tê tê của virus SARS-Cov-2 khá hợp lý. Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng tê tê là nguồn lây duy nhất mà có thể còn có loài khác nữa.

Ví dụ, với virus SARS-CoV (gây bệnh SARS-hội chứng viêm hô hấp cấp), cầy hương là loài bị nghi ngờ nhiều nhất nhưng một số loài động vật có vú khác cũng bị nghi ngờ.

Vũ khí cực mạnh của dơi khiến virus tắt điện nhưng vô tình gây hại cho hệ miễn dịch người! - Hình 5

Ảnh cầy hương: Ở Việt Nam, các nhà “nhậu học” rất thích ăn thịt cầy hương.

Ngoài ra, mặc dù virus MERS-CoV được cho bắt nguồn từ lạc đà một bướu nhưng cũng có các bằng chứng khác cho thấy nó cũng có thể bắt nguồn từ các loài lạc đà khác.

Tuy nhiên bất kể là loài động vật nào, điều quan trọng là phải trả lời được câu hỏi “virus đã biến đổi lúc nào và ở nơi đâu”.

Hai kịch bản thay thế cho COVID-19

Trong một nghiên cứu gần đây, nhóm nghiên cứu của Giáo sư dự bị (Associate Professor) Kristian Andersen, chuyên gia về miễn dịch học và vi trùng học tại Viện nghiên cứu Scripps ở LaJolla, California, Hoa Kỳ đã sử dụng các dữ liệu sẵn có để xác định xem nguồn gốc của chủng virus gây bệnh COVID-19 là tự nhiên hay do con người tạo ra.

Vũ khí cực mạnh của dơi khiến virus tắt điện nhưng vô tình gây hại cho hệ miễn dịch người! - Hình 6

Ảnh chân dung Andersen

Kết quả chỉ ra rằng virus hoàn toàn là sản phẩm của quá trình tiến hóa tự nhiên, và tùy thuộc vào mức độ thích nghi của virus ở động vật hay con người sẽ dẫn đến những diễn biến khác nhau của đại dịch.

Vũ khí cực mạnh của dơi khiến virus tắt điện nhưng vô tình gây hại cho hệ miễn dịch người! - Hình 7

Nói cách khác, nếu virus đã tiến hóa đến trạng thái thích nghi với hệ miễn dịch của động vật thì trên động vật, chúng cũng sẽ tiếp tục truyền đặc tính này cho nhau, khi đó virus sẽ tiếp tục tiến hoá và gây bệnh trở lại cho con người.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu còn cho rằng điều này sẽ giải thích tại sao virus có thể lây lan nhanh như vậy. Chính vì virus SARS-CoV-2 đã hình thành được cơ chế gây bệnh ở động vật cũng như khả năng sinh sôi và lây lan nhanh chóng một khi thâm nhập được vào cơ thể người.

“Ngược lại, nếu quá trình thích nghi xảy ra ở người trước, thì ngay cả khi quá trình truyền từ động vật sang người lặp đi lặp lại, chúng vẫn không thể gây bệnh ở người nếu không có cùng một loại đột biến.”

Do đó vấn đề đặt ra là làm cách nào để giảm thiểu khả năng xảy ra sự bùng phát tương tự trong tương lai. Hiện tại, không thể biết chắc chắn được kịch bản nào có nhiều khả năng hơn, chúng ta đành phải chờ đợi kết quả từ các nghiên cứu sâu hơn.

Nhiễm Toxosplasma hay sốt Q là bệnh gì?

Nhiễm Toxoplasma hay nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma do một loại vi sinh vật sống trên các loài chim, động vật và con người gây ra. Nó ảnh hưởng đường tiêu hóa (bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột và h.ậu m.ôn), tim, dây thần kinh và da. Nhiễm Toxoplasma nguy hiểm nhất đối với phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu như đang hóa trị, có HIV và ghép tạng.

Bệnh có thể có triệu chứng giống cúm, bao gồm sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu và nổi hạch. Lây qua việc ăn thịt sống hay chín tái của động vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt thịt cừu và thịt heo, hoặc qua việc tiếp xúc với cát vệ sinh cho mèo hoặc phân mèo bị nhiễm bệnh. Ăn trái cây hoặc rau củ nhiễm bẩn, từng tiếp xúc mầm bệnh nhưng chưa được nấu chín hoặc rửa sạch cũng có thể mắc bệnh. Phụ nữ mang thai có thể truyền ký sinh trùng qua trẻ sơ sinh theo đường m.áu.

Bệnh sốt Q chủ yếu lây qua các gia súc có sừng như cừu, bò, dê; tiếp đến là mèo, chó, lợn, ngựa, trâu, ngỗng… Động vật hoang dã: gặm nhấm, chim, sóc ve, cá… cũng đều có thể là các ổ chứa mầm bệnh trong tự nhiên. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với da, len, thịt, nhau thai, nước ối, nước tiểu, phân của con vật bị bệnh; hoặc tiếp xúc với quần áo, chất thải của bệnh nhân. Bệnh thường cấp tính.Nhiễm Toxosplasma hay sốt Q là bệnh gì?

Nhiễm Toxoplasma hay nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma do một loại vi sinh vật sống trên các loài chim, động vật và con người gây ra. Nó ảnh hưởng đường tiêu hóa (bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột và h.ậu m.ôn), tim, dây thần kinh và da. Nhiễm Toxoplasma nguy hiểm nhất đối với phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu như đang hóa trị, có HIV và ghép tạng.

Bệnh có thể có triệu chứng giống cúm, bao gồm sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu và nổi hạch. Lây qua việc ăn thịt sống hay chín tái của động vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt thịt cừu và thịt heo, hoặc qua việc tiếp xúc với cát vệ sinh cho mèo hoặc phân mèo bị nhiễm bệnh. Ăn trái cây hoặc rau củ nhiễm bẩn, từng tiếp xúc mầm bệnh nhưng chưa được nấu chín hoặc rửa sạch cũng có thể mắc bệnh. Phụ nữ mang thai có thể truyền ký sinh trùng qua trẻ sơ sinh theo đường m.áu.

Bệnh sốt Q chủ yếu lây qua các gia súc có sừng như cừu, bò, dê; tiếp đến là mèo, chó, lợn, ngựa, trâu, ngỗng… Động vật hoang dã: gặm nhấm, chim, sóc ve, cá… cũng đều có thể là các ổ chứa mầm bệnh trong tự nhiên. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với da, len, thịt, nhau thai, nước ối, nước tiểu, phân của con vật bị bệnh; hoặc tiếp xúc với quần áo, chất thải của bệnh nhân. Bệnh thường cấp tính.

Nhóm tác giả: Nguyễn Thảo Ngân, Nguyễn Hồng Duyên, Hà Xuân Nam – Nhóm Y học cộng đồng (chuyển ngữ)

DS. Phạm Trần Thu Trang hiệu đính

Chợ ướt ở Trung Quốc không như những gì phương Tây lầm tưởng

Chuyên gia cho rằng chợ truyền thống bán động vật sống tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây lan từ động vật sang người, do các khu vực khá gần nhau và thường mất vệ sinh.

Gần đây, thuật ngữ "chợ truyền thống" - hay còn gọi là chợ ướt, gần như đồng nghĩa với Covid-19 đối với một số người ở phương Tây.

Virus corona chủng mới, đã lây nhiễm hơn 2 triệu người trên toàn cầu, được cho là bắt nguồn ở một khu chợ ở thành phố Vũ Hán, nơi có cả những động vật hoang dã như nhím, hươu được bán và g.iết mổ tại chỗ để làm thức ăn và thuốc.

Chợ thường ướt sàn sau khi người bán rửa rau hay cá

Phát biểu vào ngày 3/4, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, Anthony Fauci, nói với Fox News rằng tất cả các chợ truyền thống này nên "đóng cửa ngay lập tức", và ông "không thể hiểu tại sao chúng vẫn hoạt động".

Chợ ướt ở Trung Quốc không như những gì phương Tây lầm tưởng - Hình 1

Quầy hàng hải sản ở một chợ truyền thống ở Bắc Kinh. Ảnh: CNN.

Nhưng các chợ truyền thống, khác với chợ đồ khô, nơi bán các mặt hàng có thể bảo quản lâu như ngũ cốc hoặc đồ gia dụng, chỉ đơn giản là những nơi cung cấp nhiều loại thực phẩm tươi sống. Một số chợ, nhưng không phải tất cả, cũng có những cửa hàng bán động vật sống. Chúng thường không được khô ráo do sàn nhà thường bị ướt sau khi người bán rửa rau hoặc làm sạch cá.

Các chuyên gia cho biết chợ bán động vật sống có nguy cơ tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây lan từ động vật sang người, do các khu vực khá gần nhau và thường mất vệ sinh, đặc biệt nếu tại đây giữ các loài động vật quý hiếm hoặc thú hoang bắt ngoài tự nhiên.

Ví dụ, dịch SARS năm 2003 có liên quan đến việc buôn bán cầy hương ở tỉnh Quảng Đông.

Tuy nhiên, hầu hết các chợ hản sản không phải là những 'ổ virus' với đầy rẫy động vật kỳ lạ trưng bày để g.iết thịt.

Đối với phần lớn người dân ở Trung Quốc và trên khắp châu Á, chợ chỉ là nơi để mua thực phẩm tươi sống, như thịt gà, thịt lợn, cá hay rau với giá cả phải chăng.

Thị trường buôn bán động vật hoang dã trị giá hàng tỷ USD

Chợ truyền thống là một cảnh tượng phổ biến không chỉ ở Trung Quốc đại lục mà trên khắp châu Á.

Ví dụ, tại Hong Kong, có một mạng lưới dày đặc các chợ truyền thống, nơi hàng nghìn người dân địa phương mua sắm thực phẩm hàng ngày. Hầu hết ở quận nào cũng có một chợ và chẳng đâu trong số đó buôn bán động vật hoang dã cả.

Các chợ kiểu này cũng phổ biến ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan...

Tuy nhiên, một số chợ có thể là kênh buôn bán động vật hoang dã, quý hiếm, mà theo một báo cáo năm 2017 của chính phủ Trung Quốc, trị giá hơn 73 tỷ USD.

Nhưng đây không phải là mặt hàng chính ở các chợ truyền thống. Việc tiêu thụ thịt động vật hoang dã không phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn, và người tiêu dùng thường phải đi đến những địa điểm cụ thể để mua bán động vật hoang dã hay quý hiếm hoặc.

Chợ ướt ở Trung Quốc không như những gì phương Tây lầm tưởng - Hình 2

Chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đóng cửa vì bị cho là nơi bắt nguồn của virus corona. Ảnh: CNN.

Sau dịch SARS, chính quyền một số tỉnh cố gắng giải quyết vấn nạn buôn bán động vật hoang dã, cấm bán một số động vật như cầy hương và rắn, nhưng nhiều lệnh cấm không được thi hành hoặc bị lẳng lặng gỡ bỏ.

Để đối phó với đại dịch Covid-19, chính phủ Trung Quốc đã tạm thời cấm buôn bán động vật hoang dã làm thực phẩm từ cuối tháng 2 và đang dự thảo một đạo luật để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa.

Theo Tân Hoa Xã, ít nhất 94% chợ truyền thống ở Trung Quốc đã được mở cửa trở lại vào ngày 22/3. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ có bao nhiêu trong số đó đã ngừng việc buôn bán động vật hoang dã.

"Đối mặt với Covid-19, cũng dễ hiểu việc trên khắp thế giới người ta kêu gọi đóng cửa tất cả các chợ", Duan Biggie, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Tương lai môi trường tại Đại học Griffith của Australia, nói.

"Tuy nhiên, một lệnh cấm tuyệt đối khó có thể là giải pháp bền vững cho rủi ro này - cũng như sự thất bại của các lệnh cấm và phong tỏa trước đấy. Thay vào đó, cần có các chính sách và quy định mới có sự kết hợp với bằng chứng khoa học cùng sự cân nhắc thấu đáo về các quan điểm và giá trị văn hóa khác nhau đối với động vật hoang dã cũng như việc buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã".

Thay đổi hành vi

Theo truyền thống, người dân Trung Quốc từ lâu đã ưa chuộng thực phẩm tươi sống, thích đi chợ nhiều lần mỗi tuần để mua thịt, cá và rau thay vì đến siêu thị mua sắm cho cả tuần. Nhưng trong những năm gần đây, theo xu hướng toàn cầu, chợ truyền thống đã dần yếu thế trước sự phát triển của hệ thống siêu thị, đặc biệt là đối với người tiêu dùng trẻ t.uổi.

Nhiều gian hàng tạp hóa trực tuyến, với những gã khổng lồ internet dư giả chống lưng và hệ thống hậu cần được thiết kế thông minh, cũng đang nổi lên nhanh chóng.

Ngay cả các thế hệ trước, những người đã dành cả đời mua sắm ở chợ, cũng bị hấp dẫn bởi các dịch vụ mới như Hema (Freshhippo) của Alibaba bởi có quá nhiều ưu đãi, lại cam kết an toàn và cung cấp truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Chỉ riêng Hema đã có tới 197 cửa hàng tại Trung Quốc vào cuối năm 2019.

Chợ ướt ở Trung Quốc không như những gì phương Tây lầm tưởng - Hình 3

Một tiểu thương bán thịt tươi tại chợ ở Bắc Kinh. Ảnh: CNN.

Lệnh cấm di chuyển trong đại dịch càng đẩy người dân dần xa khỏi các khu chợ. Các gian hàng tạp hóa trực tuyến trở thành nơi mua sắm thiết yếu hàng ngày khi hầu hết người Trung Quốc buộc phải ở nhà.

Eliam Huang, một nhà phân tích của Coresight, cho biết dịch bệnh buộc người tiêu dùng phải thích nghi với những xu hướng mà, nếu không ở trong hoàn cảnh này, họ sẽ do dự khi thử. "Cuộc khủng hoảng khiến mọi người chuẩn bị tốt hơn cho tương lai công nghệ", cô nói.

Nhưng hiện tại, việc khuyến khích mọi người ngừng mua sắm ở chợ truyền thống hoàn toàn không phải là một giải pháp khả thi. Kỹ sư môi trường và nhân đạo của Đại học Sydney, Petr Matous, nói rằng chợ truyền thống đóng một vai trò quan trọng trong an ninh lương thực đối với cộng đồng người có thu nhập thấp cả ở Trung Quốc và trên toàn cầu, những người, vì nhiều lý do, không thể mua sắm trực tuyến.

"Xóa bỏ chợ truyền thống có thể khiến người ta ảo tưởng đã giải quyết xong nguyên nhân của tình hình hiện tại nhưng vấn đề thực sự còn sâu xa hơn thế", ông nói trong một email.

Nhiều chuyên gia nhất trí rằng chấm dứt việc buôn bán động vật bất hợp pháp là biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn đại dịch tiếp theo - và điều đó có nghĩa là phải có những quy định chặt chẽ hơn được thực thi nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là ở cấp địa phương.

Tuy nhiên, về lâu dài, quy định chặt chẽ hơn có thể không ngăn chặn hoàn toàn việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp nếu nhu cầu vẫn tồn tại - đơn giản là nó sẽ chuyển sang hoạt động ngầm, theo Quỹ Động vật hoang dã Thế giới.

"Cuộc khủng hoảng về y tế này phải đóng vai trò như một lời cảnh tỉnh về yêu cầu buộc phải chấm dứt việc sử dụng các động vật hoang dã đang bị đe dọa và các phần của chúng để làm vật nuôi, làm thực phẩm và dược liệu", tổ chức này nói.

Virus corona không bắt nguồn từ chợ hải sản Vũ Hán Các nhà khoa học cho rằng virus corona gây c.hết người có thể không mang nguồn gốc tại khu chợ Vũ Hán (Trung Quốc), vì dữ liệu bộ gen cho thấy virus có nguy cơ đến từ bên ngoài.

Khánh Linh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Loại rau dai giòn, quen thuộc với người Việt, giúp giảm cholesterol, điều hòa đường huyết
19:46:35 04/07/2024
Đừng chủ quan khi hay bị đau nửa đầu
13:30:46 04/07/2024
Bụng cười đời tươi
21:38:02 04/07/2024
Lại ghi nhận thêm 1 ổ dịch chó dại tại Định Quán
19:16:33 05/07/2024
Món ăn tốt nhất để giải cảm
21:08:14 04/07/2024
Lý do bật quạt điện suốt đêm có hại cho sức khỏe
18:11:52 05/07/2024
Những ai không nên ăn bưởi?
20:53:36 05/07/2024
Dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp đã di căn xa
21:25:56 05/07/2024

Tin đang nóng

3 người đàn ông thế lực chống lưng cho Lưu Diệc Phi
18:01:51 05/07/2024
Doãn Hải My nhắc chuyện trầm cảm sau sinh, làm rõ cách đối xử của mẹ Văn Hậu
17:09:06 05/07/2024
Rần rần clip Nam Thư bị tát 50 cái vì tội giật chồng, chia sẻ của "kiều nữ làng hài" mới là điều bất ngờ
21:47:49 05/07/2024
Một Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam cưới gấp để "chạy bầu"?
20:05:20 05/07/2024
Phì cười với biểu cảm hài hước của cặp sinh đôi nhà Phương Oanh, ai cũng bình luận: Sao y bản chính bố Bình
20:01:15 05/07/2024
Bác dâu giàu có nhưng lại mang 2 lon sữa ông thọ đến để nhờ tôi xin việc cho con gái mình vào tập đoàn lớn
17:27:44 05/07/2024
Lâm Tâm Như hé lộ tình trạng Trần Nghiên Hy - Trần Hiểu, vô tình làm lộ bằng chứng cặp sao đổ vỡ?
19:38:18 05/07/2024
Đoàn Di Băng chi gần 1 tỷ ăn mừng có con trai, ái nữ mắc bệnh lạ, sợ trái cây
17:04:24 05/07/2024

Tin mới nhất

Uống nước ấm vào sáng sớm có tác dụng gì?

00:29:57 06/07/2024
Tuy nhiên, liệu thói quen này có thực sự mang lại những lợi ích sức khỏe như nhiều người vẫn tin hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Người phụ nữ không qua khỏi sau hơn một tháng bị chó cắn

23:44:04 05/07/2024
Hai ngày sau, tình trạng bệnh nặng hơn, bà S. được chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai điều trị. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán bà bị rối loạn tri giác, n.hiễm t.rùng chưa rõ nguyên nhân.

Giá trị của hạt sen với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng

23:26:43 05/07/2024
Do tâm sen có hàm lượng alkaloid cao nên sẽ tác động lực mạnh và ảnh hưởng đến tim. Vì vậy, những người bị bệnh tim nên chú ý chỉ nên dùng hạt sen bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.

Nên cẩn trọng thời điểm uống cà phê

23:22:11 05/07/2024
Tác dụng của caffeine có thể kéo dài 5-6 tiếng, do đó, bạn nên tránh uống cà phê ít nhất 6 tiếng trước khi ngủ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

10 điều cần ghi nhớ nếu bạn là người thường xuyên uống cà phê

23:19:06 05/07/2024
Cà phê có thể ức chế sự thèm ăn, khiến một số người bỏ bữa. Đảm bảo bạn ăn các bữa ăn cân bằng có thể giúp duy trì mức dinh dưỡng và năng lượng phù hợp trong suốt cả ngày.

Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc kháng histamin chống dị ứng

23:16:18 05/07/2024
Người cao t.uổi thường nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc kháng histamin chống dị ứng với các triệu chứng buồn ngủ, chóng mặt, lú lẫn, táo bón hoặc khó tiểu.

Bổ sung vitamin và khoáng chất làm đẹp da thế nào cho an toàn?

23:12:07 05/07/2024
Do các vitamin tan trong dầu được dự trữ trong chất béo, chúng có thể tích tụ trong trong cơ thể, gây độc, đặc biệt là khi bạn bổ sung quá nhiều thông qua thực phẩm bổ sung.

Nguy cơ c.hết người vì những món ăn từ côn trùng

23:08:10 05/07/2024
Lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Đặc biệt những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn, nếu nghi ngờ thì không ăn.

Cân nhắc khi dùng thực phẩm chức năng

23:05:09 05/07/2024
Cùng với sự gia tăng này, những vấn đề bất cập xảy ra khi người dân sử dụng các sản phẩm này một cách tùy tiện, tràn lan và không được các chuyên gia y tế hướng dẫn cũng gia tăng theo.

Phát hiện bệnh hiếm gặp sau khi ho ra dịch lạ

22:58:58 05/07/2024
Biểu hiện của bệnh viêm phế quản nhựa là bệnh nhân có nhiều đợt ho ra dịch và cặn màu trắng. Bệnh này thường ở trẻ nhỏ mắc chứng tim bẩm sinh sau phẫu thuật Fontan, hiếm khi gặp ở người khỏe mạnh.

Hải Phòng: Số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng nhanh

22:52:26 05/07/2024
Theo Sở Y tế, nguyên nhân dịch SXHD bùng phát và lây lan là do thời tiết nóng ẩm thất thường vừa qua, kết hợp nhiều khu dân cư công tác vệ sinh môi trường còn kém, cống rãnh hở... đã tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng, muỗi phát ...

Hở van tim hai lá có nguy hiểm không?

21:28:13 05/07/2024
Điều trị hở van tim bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa. Điều trị nội khoa để giảm triệu chứng, điều trị biến chứng suy tim, ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục m.áu đông.

Có thể bạn quan tâm

Baifern Pimchanok có chia sẻ đầu tiên sau khi Nine Naphat tuyên bố chia tay, trạng thái tinh thần ra sao?

Sao châu á

23:53:48 05/07/2024
Sau một ngày Nine Naphat mở họp báo chính thức công khai thừa nhận chuyện chia tay, Baifern Pimchanok đã có chia sẻ đầu tiên trên trang cá nhân.

Nam Thư từng bị chỉ trích vì hành động ôm ấp sát rạt một sao nam có vợ

Sao việt

23:52:11 05/07/2024
Diễn viên Nam Thư từng nhận về những bình luận tiêu cực khi có hành động thân thiết với một sao nam đã có gia đình.

Lộ bằng chứng nữ TikToker nổi tiếng có hành động "đi quá giới hạn" dù mới lên xe hoa?

Netizen

23:27:16 05/07/2024
Sau thời gian yên ắng hậu đường ai nấy đi , cặp đôi S và D bất ngờ trở thành chủ đề bàn luận của cộng đồng mạng.

Thánh nữ cosplay quay lại nghiệp cũ, fan nam vẫn đắm đuối như thuở nào

Cosplay

23:21:29 05/07/2024
Sau thời gian tập trung cho gia đình và dự án cá nhân, nữ coser nức tiếng quay lại sân chơi với những màn biến hình ấn tượng.

Không nhiều lời thoại, "Vùng Đất Câm Lặng: Ngày Một" vẫn âm thầm phá đảo phòng vé

Phim âu mỹ

23:15:58 05/07/2024
Ngay từ khi ra mắt, những lời khen ngợi dành cho VÙNG ĐẤT CÂM LẶNG: NGÀY MỘT (tựa gốc: A QUIET PLACE: DAY ONE) đã được minh chứng bằng màn trình diễn tại phòng vé.

Phương Oanh sau sinh có làn da sáng, khỏe mạnh nhờ một cách chăm sóc đáng tham khảo

Làm đẹp

23:05:28 05/07/2024
Phương Oanh sau sinh không chỉ giảm cân thành công, cô còn sở hữu làn da sáng, khỏe mạnh nhờ biết cách chăm sóc.

'Bản sao NSND Thu Hiền' khiến Đại Nghĩa 'xấu hổ' nhớ chuyện cũ

Tv show

23:04:57 05/07/2024
Phần trình diễn của thí sinh Phạm Dương Gia Hân trên sân khấu Biến hóa bất ngờ khiến MC Đại Nghĩa nhớ lại màn hóa thân thành NSND Thu Hiền của mình.

Khlóe Kardashian bị chỉ trích vì để con gái 6 t.uổi trang điểm quá đậm

Sao âu mỹ

23:01:20 05/07/2024
Dù bị khán giả la ó khi để con gái 6 t.uổi - True trang điểm lòe loẹt trong buổi biểu diễn khiêu vũ gần đây nhưng Khlóe Kardashian không hề quan tâm.

Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất

Thế giới

22:42:21 05/07/2024
Một nghĩa trang của cộng đồng người Hoa ở Thái Lan đã tổ chức chiếu phim cho người đã khuất nhằm mục đích xoa dịu linh hồn của họ ở thế giới bên kia.

Nàng Diệp 'Người một nhà' cực quyến rũ khi diện đầm dạ hội sang trọng

Phong cách sao

22:41:50 05/07/2024
Đầm dạ hội không chỉ là thời trang mà còn là về phong cách và sự tự tin. Các thiết kế dành riêng cho các buổi tiệc sang trọng trong bộ sưu tập Eternal Elegance cho người phụ nữ tỏa sáng từ chính nét đẹp độc đáo của riêng mình.

Không thể loại Ronaldo

Sao thể thao

22:39:09 05/07/2024
Sau 4 trận đấu, Ronaldo không ghi bàn dù có 20 cú dứt điểm, nhiều nhất trong số các cầu thủ đang thi đấu tại EURO 2024. Ronaldo cũng bỏ lỡ một quả phạt đền và khiến Bồ Đào Nha suýt gặp bi kịch tại tứ kết.