‘Vũ khí bí mật’ của loài bướm
Các nhà nghiên cứu Đại học Bristol phát hiện bướm và bướm đêm dùng cánh tạo điện tích để hút phấn hoa mà không cần tiếp xúc.
Bướm và bướm đêm dùng cánh tạo điện tích để hút phấn hoa mà không cần tiếp xúc
Giới sinh vật học biết rằng một số loài như ong hay chim ruồi tạo ra được điện tích trong không khí, thậm chí họ còn nghi ngờ chính điện tích giúp chúng cải thiện khả năng lấy phấn. Tuy nhiên, tiến sĩ Sam England (Đại học Bristol) cho biết hiện vẫn chưa rõ các loài thụ phấn quan trọng khác như bướm và bướm đêm có sở hữu “vũ khí” tương tự hay không. Vì vậy ông cùng đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu về năng lực tạo điện tích ở bướm và bướm đêm, đồng thời làm rõ mức độ hút phấn từ hoa của điện tích này.
Cuối cùng, nhóm ghi nhận tĩnh điện trong quá trình thụ phấn có thể rất mạnh mẽ và phổ biến, cho phép trao đổi không tiếp xúc giữa thực vật với loài thụ phấn. Mọi thứ đều được tạo thành từ điện tích, proton mang điện tích dương và electron mang điện tích âm, sự mất cân bằng giữa hai điện tích dẫn đến sản sinh tĩnh điện.
Trong nghiên cứu của mình, ông England cùng đồng nghiệp xem xét 269 cá thể bướm và bướm đêm thuộc 11 loài trên khắp 5 châu lục và điều kiện sinh thái. Họ so sánh chúng nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa các yếu tố sinh thái với điện tích do chúng tạo ra, qua đó xác định đây có phải đặc điểm tiến hóa hay không.
Nhóm phát hiện bướm và bướm đêm tích tụ nhiều tĩnh điện khi bay đến nỗi chỉ cần đến gần bông hoa thì phấn sẽ bị hút về phía chúng mà không cần tiếp xúc. Nhờ vậy chúng hoàn thành rất tốt công việc thụ phấn.
Một phát hiện nữa là lượng điện tích ở mỗi loài đều khác nhau, tùy thuộc hành vi cùng môi trường sống. Như vậy sự tiến hóa đóng vai trò nhất định ở năng lực tạo điện tích.
Hiểu được cơ chế hút phấn bằng điện tích khai mở tiềm năng phát triển công nghệ giúp cải thiện tỷ lệ thụ phấn một cách nhân tạo. Công nghệ như vậy rất quan trọng trong bối cảnh số lượng loài thụ phấn sụt giảm do biến đổi khí hậu.
Ông England cho biết tiếp theo nghiên cứu sẽ xem xét nhiều loài hơn để tìm hiểu chúng tích tụ bao nhiêu tĩnh điện, cũng như mối tương quan giữa tĩnh điện với hệ sinh thái và lối sống.
Lộ diện tổ tiên chung của chúng ta và sinh vật ngoài hành tinh
Sinh vật mà các nhà khoa học gọi là "tổ tiên chung cuối cùng của vũ trụ" này sống cách đây 4,2 tỉ năm tuổi.
Theo Sci-News, một nhóm khoa học gia từ Đại học Bristol (Anh) đã thành công trong việc đi tìm "tổ tiên chung phổ quát cuối cùng" (LUCA), một vị thủy tổ giả thuyết của tất cả sinh vật trên Trái Đất và có thể là nhiều hành tinh khác.
LUCA là nút trên cùng của hệ sinh thái địa cầu, từ đó mà các dạng sống ban đầu bao gồm vi khuẩn và cổ khuẩn phân kỳ.
Một mầm sống kỳ lạ, phức tạp hơn chúng ta tưởng đã đến với Trái Đất và trở thành tổ tiên chung của muôn loài? - Ảnh AI: ANH THƯ
Như các lý thuyết về khởi nguồn của sự sống Trái Đất đã được chấp nhận rộng rãi, sau khi hành tinh của chúng ta hình thành, các mầm sống đầu tiên đã "du hành" từ không gian qua các thiên thạch và sao chổi.
Qua hàng tỉ năm, các mầm sống đó đã tiến hóa thành toàn bộ thế giới sinh vật ngày nay.
Mầm sống đầu tiên đó trông như thế nào, đã thành một dạng sống hay chỉ là các vật liệu tiền sinh học nguyên sơ? LUCA có thể chính là mầm sống đó.
Trong nghiên cứu mới, nhà khoa học Edmund Moody của Đại học Bristol và các đồng nghiệp đã so sánh tất cả các gien trong bộ gien của các loài còn sống, đếm các đột biến xảy ra trong trình tự của chúng theo thời gian.
Thời điểm tách biệt của một số loài được biết đến từ hồ sơ hóa thạch, giúp các nhà nghiên cứu sử dụng một phương trình di truyền tương đương với phương trình quen thuộc được sử dụng để tính tốc độ trong vật lý để tìm ra thời điểm LUCA tồn tại.
Kết quả cho thấy LUCA sống vào thời điểm 4,2 tỉ năm trước, tức 400 triệu năm sau khi Trái Đất hình thành.
TS Sandra Álvarez-Carretero, đồng tác giả, cho biết họ đã không ngờ vị tổ tiên chung này có tuổi đời lâu đến như vậy.
Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với quan điểm hiện đại về khả năng sinh sống trên Trái Đất thời kỳ đầu.
Trước đây, người ta cho rằng cho đến khi liên đại Hỏa Thành kết thúc vào 3,8 tỉ năm trước, Trái Đất không còn là quả cầu lửa, sự sống mới bắt đầu hoài thai.
Tuy nhiên, một số bằng chứng gần đây ở Úc cho thấy dấu hiệu của vật liệu hữu cơ rất có thể xuất phát từ vi sinh vật, được "niêm phong" trong các phiến đá từ 3,8-4,1 tỉ năm tuổi.
Quá trình nghiên cứu của nhóm Bristol cũng cho thấy LUCA là một sinh vật phức tạp, không quá khác biệt so với sinh vật nhân sơ hiện đại, nhưng điều thực sự thú vị là rõ ràng là nó sở hữu hệ thống miễn dịch sớm.
LUCA đã khai thác và thay đổi môi trường sống, nhưng không có khả năng sống đơn độc. Nó dựa vào chính các sinh vật từ nó phát sinh. Chất thải của nó cũng sẽ là thức ăn cho các vi khuẩn khác, giúp tạo ra hệ sinh thái tái chế.
Theo GS Philip Donoghue, đồng tác giả, LUCA đã chứng minh hệ sinh thái được hình thành nhanh như thế nào trên Trái Đất thời kỳ đầu.
Điều này cũng cho thấy sự sống có thể phát triển mạnh mẽ trên các tầng sinh quyển giống Trái Đất, ở những nơi khác trong vũ trụ mênh mông.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Ecology & Evolution.
5 loài khủng khiếp nhất của "đại dương quái vật" vừa lộ diện Có thể nói năm 2023 là năm của các quái vật đại dương thời tiền sử 1. Quái vật Trung Quốc "ra đời từ cõi chết" 252 triệu năm trước, Trái Đất trải qua thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử hành tinh: Đại tuyệt chủng Nhi Điệp - Tam Điệp, khiến cho 96% các loài sinh vật biển và 70% các...