Vụ “Hồng sâm Hàn Quốc” bán trả góp: Công ty phân phối thừa nhận sai sót
Thông tin với VietNamNet, đại diện công ty phân phối sản phẩm nhân sâm Hàn Quốc thừa nhận đơn vị này chưa xin phép chính quyền địa phương khi đưa sản phẩm về giới thiệu ở các trường làng.
“Chưa tìm hiểu kỹ luật pháp Việt Nam”
Trao đôi vơi VietNamNet ngay 17/12, ông Woo Kwon Yong – phụ trách kinh doanh của công ty TNHH nhân sâm nghìn năm Hàn Quốc (Địa chỉ: căn hộ B102 khu BT1C dự án khu nhà ở để bán, phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: Công ty đã có sai sót khi chưa xin ý kiến chính quyền sở tại để nhân viên giới thiệu sản phẩm tại một số trường trên địa bàn huyện Ứng Hòa (Ha Nôi).
Sản phầm hồng sâm Hàn Quốc lên men đang được giới thiệu tại Việt Nam
Giấy phép hoạt động của công ty đã được các cơ quan chức năng của Việt Nam cấp ngày 2/10/2015; người đại diện pháp luật là ông Lee Jong Min.
Ông Woo Kwon Yong nói công ty TTHH Nhân sân nghìn năm Hàn Quốc đang thực hiện chiến dịch marketing giới thiệu sản phẩm để chuẩn bị cho lễ hội triển lãm nhân sâm Hàn Quốc tại Việt Nam trong thời gian tới.
“Chúng tôi lựa chọn các thầy cô giáo để giới thiệu sản phẩm trước vì đây là những người có uy tín, có học thức. Họ se trải nghiệm để biết được chất lượng sản phẩm, sau đó ho thông tin, quảng bá cho những người tiếp theo sẽ thuận lợi và uy tín hơn” – ông Yong giải thích.
Khi được hỏi lý do lựa chọn các trường làng ở huyện Ứng Hòa – nơi thu nhập của giáo viên thấp hơn nhiều so với mặt bằng thu nhập cua Thủ đô, lai xa xôi (cách trung tâm TP khoảng 50km), ông Yong cho hay: Việc chọn địa điểm này do một nhân viên trong công ty giới thiệu. Khi về tới nơi, chính lãnh đạo công ty cũng rất bất ngờ vì khu vực này xa xôi, không tấp nập.
Video đang HOT
Trường tiểu học Phù Lưu (xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa) – nơi nhân viên công ty Hồng Sâm ngàn năm về giới thiệu sản phẩm.
“Chúng tôi có sai sót khi không xin phép chính quyền địa phương vì sơ suất không biết điều này. Chúng tôi đã được các cơ quan của Bộ Y tế cấp phép, có giấy phép, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm nên chúng tôi nghĩ như vậy là đã đầy đủ. Khi vào các trường để thông tin sản phẩm, chúng tôi cũng được sự cho phép của các hiệu trương” – ông Yong nói.
Giải thích về việc UBND huyện Ứng Hòa đã có văn bản quy định các lĩnh vực liên quan tới y tế, chăm sóc sức khỏe đêu phải được sự đồng ý của UBND huyện; việc tổ chức tuyên truyền, quảng bá có người nước ngoài tham gia cần phải khai báo, thông qua chính quyền địa phương, ông Yong cho biết: Ở Hàn Quốc không có những quy định này. Việc đưa nhân viên về tuyên truyền, quảng bá sản phẩm ở huyện Ứng Hòa, công ty đã không tìm hiểu trước và cũng không được ai tư vấn, góp ý.
“Ở Hàn Quốc, giáo viên là những người được xã hội rất kính trọng. Công ty mẹ ở Hàn Quốc đã triển khai kế hoạch truyền thông như thế này và rất thành công. Chúng tôi mở rộng sang thị trường Việt Nam và cũng muốn áp dụng phương pháp này” – ông Woo Kwon Young nói va cho biêt sẽ chấn chỉnh lại ngay để tuân thủ đúng theo quy định, pháp luật của Việt Nam.
“Phi lợi nhuận”
Theo lý giải của đại diện công ty nhân sâm nghìn năm Hàn Quốc, chiến dịch truyền thông của đơn vị này đang thực hiện là phi lợi nhuận.
“Chương trình truyền thông của chúng tôi là nhằm chuẩn bị cho lễ hội nhân sâm sắp tổ chức. Những sản phẩm mà chúng tôi đã giới thiệu đến các thầy cô giáo ở huyện Ứng Hòa cũng hạn chế, chỉ gồm 1.000 sản phẩm. Hình thức các thầy cô trả góp là để chia sẻ khó khăn với người tiêu dung, vì chúng tôi không tính lãi cho việc trả chậm”.
Về mức giá 4,8 triệu đồng/một hộp 2 sản phẩm (250ml/lọ hồng sâm lên men), ông Yong cho biết: đó là mức giá đã được ưu đãi (vì đang trong chiến dịch tiếp thị). Giá này cao hơn giá bán tại Hàn Quốc không đáng kể.
“Trước khi quyết định mở rộng sang thị trường Việt Nam, chúng tôi đã thăm dò, tìm hiểu thị trường. Trên mạng Internet của Việt Nam giới thiệu nhiều sản phẩm có giá trên dưới 1 triệu đồng/lọ, thậm chí 300 ngàn. Đó là những sản phẩm không đúng giá trị, chất lượng vì ở Hàn Quốc cũng không có giá này.
Sản phẩm công ty đang bán tại Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Geumsan – địa danh nổi tiếng về nhân sâm của Hàn Quốc. Công ty của chúng tôi cũng thuộc Hiệp hội nông nghiệp dược thảo Nhân sâm Geumsan” – đai diên công ty noi.
Nhân lai san phâm Ngay sau khi VietNamNet thông tin về sự việc, đơn vị này đã về các điểm trường để nhận lại sản phẩm từ những người không có khả năng chi trả hoặc hoài nghi về chất lượng sản phẩm. Tính đến thời điểm hiện tại, đơn vị này đã tổ chức giới thiệu tại 5 trường. “Chúng tôi thừa nhận sai sót do chưa tìm hiểu kỹ các quy định, pháp luật Việt Nam. Việc này sẽ được công ty chúng tôi rút kinh nghiệm. Về chất lượng sản phẩm, chúng tôi cam kết về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm, sẵn sàng đền bù gấp 10 lần cho người dùng nếu như chất lượng sản phẩm có vấn đề” – phụ trách kinh doanh tại Việt Nam, ông Woo Kwon Young cho biết.
Theo Vietnamnet
Vợ trùm ma túy tại bãi rác Thành Công thừa nhận vai trò "đệ nhị"
Như Báo thông tin, sáng qua (30-11), phiên xét xử Nguyễn Quốc Trung trùm bán lẻ ma túy tại khu vực bãi rác Thành Công cùng 24 đối tượng liên quan tiếp diễn với phần thẩm vấn. Hầu hết các bị cáo đều thừa nhận nội dung truy tố hoàn toàn phù hợp với thực tế đã diễn ra.
Trong khi vợ hờ tỏ ra thành khẩn thì trùm bán lẻ heroin Nguyễn Quốc Trung lại liên tục nói: "Bị cáo không nhớ rõ"
Bước đầu "học việc"
Là bị cáo thứ hai bị tòa thẩm vấn, Lê Thị Tân (tức Mai, SN 1990, ở phường Tân Quang, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) khai nhận, sau khi có 1 con riêng, năm 2010, đối tượng xuống Hà Nội mưu sinh. Tại đây, Tân quen biết Nguyễn Quốc Trung và nhanh chóng gá nghĩa vợ chồng với trùm bán lẻ ma túy này.
Theo lời khai của Tân, việc buôn bán heroin của đối tượng và Trung bắt đầu từ đầu tháng 4-2012, nhưng khi đó Tân chỉ giữ vai trò giúp đỡ cho chồng. Thời điểm ấy, Tân không biết Trung giao dịch ma túy với 2 người đàn ông lạ mặt như thế nào, bởi họ chỉ chớp nhoáng mang "hàng" tới chỗ ở (số nhà 12A, ngách 42, ngõ 278, phố Thái Hà), rồi lại "biến mất" ngay.
Trung bình mỗi ngày, Trung mua 1/2 chỉ heroin với giá 1,3 triệu đồng. Ngay sau đó, Trung trực tiếp chia số heroin ra thành 40 tép và giao cho Phạm Đình Phong (SN 1968, ở xã Trực Chinh, Trực Ninh, Nam Định) cùng Nguyễn Thành Luân (SN 1992, trú xã Đồng Luận, Thanh Thủy, Phú Thọ) mang đi bán lẻ hoặc bán ngay tại nhà mỗi khi có khách tìm đến mua. Tiền công, Trung trả cho Phong và Luân là 400.000 đồng/ngày.
Việc Tân giúp sức cho Trung trong việc xé lẻ ma túy ra thành từng tép và thực chất là "học việc" kéo dài đến hết tháng 4-2012. Trong thời gian phạm tội này (tháng 4-2012), do có việc bận nên Trung nghỉ 5 ngày không mở cửa bán ma túy. Vì vậy, Tân ước lượng số heroin đã cùng chồng bán trót lọt ra ngoài là khoảng 1.000 tép, tương đương 12,5 chỉ và số tiền thu lời bất chính khoảng gần 60 triệu đồng.
Cũng theo lời khai của Tân, kể từ tháng 5-2012 đến đầu 2013, Tân trực tiếp thỏa thuận giá cả mua bán ma túy, quản lý tiền bạc, nhận và phân phối "hàng trắng" thông qua đội ngũ đàn em. Và cũng kể từ thời điểm đó, do "mối hàng" từ 2 người đàn ông lạ mặt không đều đặn và chất lượng heroin có phần kém nên Trung - Tân chuyển sang lấy "hàng" từ Nguyễn Nguyệt Anh (SN 1969), ở phường Trung Liệt và Trần Thị Thùy Dương (tức Chi, SN 1984), trú tại phố Tây Sơn, cùng quận Đống Đa.
Theo trí nhớ của Tân, tính đến nửa đầu tháng 5-2012, cặp đôi này đã lấy của Nguyệt Anh khoảng 7 chỉ heroin, tương ứng với 560 tép. Trung bình mỗi ngày, "chân rết" của Tân - Trung tiêu thụ hết nửa chỉ heroin. Sau đó, từ giữa tháng 5-2012 đến hết tháng này, do cảm thấy bất an nên Trung quyết định tạm ngừng bán heroin. Thế nhưng đến ngày 1-6-2012, trùm bán lẻ ma túy hoạt động trở lại với việc chuyển sang lấy thêm "hàng" từ Trần Thị Thùy Dương.
Mua bán hơn 1.625 gram heroin
Cùng với sự thành khẩn thừa nhận vai trò phạm tội đứng thứ hai của Lê Thị Tân, tài liệu truy tố cho thấy từ 1-6-2012 đến tháng 3-2013, Nguyễn Quốc Trung cùng vợ hờ đã mua của Dương tổng cộng 153 chỉ heroin với giá trung bình 2,5 triệu đồng/chỉ. Hàng ngày, Tân đều đặn chia 1 chỉ heroin thành 80 tép và giao cho "chân rết" bán hết sạch. Ngoài ra, Tân còn cùng chồng tiêu thụ hết 100 chỉ heroin lấy từ Nguyệt Anh và bán trót lọt 36 chỉ mua của nhiều người đàn ông lạ mặt khác.
Từ tháng 4-2013 đến tháng 2-2014, cặp vợ chồng Tân - Trung tiếp tục mua hàng trăm chỉ heroin từ Trần Thị Thùy Dương, Nguyễn Nguyệt Anh và của nhiều đối tượng không rõ lai lịch. Tất cả số heroin này đều được Tân cùng chồng thuê các "chân rết" bán hết trong ngày. Vì thế, khi bị lực lượng công an đột kích, trong nhà Tân - Trung chỉ có duy nhất 1 gói heroin nhỏ được thu gom từ sự rơi vãi trong những lần phân từ chỉ thành các tép. Tài liệu truy tố xác định, từ khi gá nghĩa vợ chồng với Nguyễn Quốc Trung, Lê Thị Tân đã gián tiếp và trực tiếp mua đi bán lại tổng cộng 601,5 chỉ heroin, tương ứng với 48.120 tép tương ứng với khoảng 1.625 gram "hàng trắng".
Ngoài việc thành khẩn khai báo từng giai đoạn đồng phạm mua bán trái phép chất ma túy với chồng hờ, Lê Thị Tân còn thừa nhận để "chạy hàng", đồng thời tránh bị phát hiện, đối tượng đã tích cực ủng hộ Trung trong việc quy tụ và không ngừng mở rộng đội ngũ nữ tiếp viên quán karaoke dưới trướng. Cũng chính vì thế mà Tân sẵn sàng chấp nhận việc lúc nào cũng có tới cả tá cô gái ăn mặc hở hang, "mát mẻ" hiện diện ở ngay trong "tổ ấm" của vợ chồng đối tượng.
Hôm nay (1-12), phiên tòa xử Nguyễn Quốc Trung cùng đồng bọn về tội "Mua bán, vận chuyển và tàng trữ trái phép chất ma túy" tiếp diễn với nội dung thẩm vấn của đại diện VKSND TP Hà Nội cùng các luật sư tham gia tố tụng.
Theo_An ninh thủ đô
Trả thù kẻ quan hệ với vợ rồi khoe chiến tích Sau khi vợ thừa nhận có quan hệ với một người đàn ông, người chồng đã đi tìm tình địch trả thù sau đó khoe chiến tích. ảnh minh họa Người chồng đó là Nguyễn Đức Đoàn (49 tuổi, quê ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Đoàn không lập nghiệp ở quê nhà mà vào TP.HCM lập nghiệp. Trong thời gian xa nhà,...