Vụ học sinh ngã gãy chân tại trường: “Hiệu trưởng không được phát ngôn như vậy!”
Liên quan đến vụ phụ huynh “tố” học sinh gãy chân tại trường, hiệu trưởng trả lời vô cảm, theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh, với cương vị một hiệu trưởng nhưng có thái độ và tin nhắn như vậy với nhân dân là không được phép.
“Không được phép nhắn tin cho dân như vậy”
Ngày 30/8, bà Trần Thị Lan, Phó phòng phụ trách Sở GD&ĐT huyện Mê Linh có trao đổi với báo Dân trí.
Bà Lan cho biết, sau khi nhận thông tin về vụ việc, Phòng GD&ĐT đã bố trí đoàn công tác làm việc với nhà trường, phụ huynh.
Cũng trong tối qua (29/8), Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh và Phó trưởng phòng phụ trách Phòng GD&ĐT đã đến bệnh viện thăm cháu M.A., đồng thời Phòng đã báo cáo lên UBND huyện về sự việc.
Theo bà Lan, hiện Phòng GD&ĐT huyện đã yêu cầu hiệu trưởng nhà trường làm tờ trình về sự việc, cũng như phối hợp để điều tra xác minh, xem sự việc có đúng như báo chí và công luận đưa lên hay không.
“Theo như thông tin nắm được ban đầu, với cương vị một hiệu trưởng nhưng có thái độ và tin nhắn như vậy với nhân dân là không được phép”, bà Lan khẳng định.
Bà Trần Thị Lan, Phó phòng phụ trách Sở GD&ĐT huyện Mê Linh (Hà Nội).
Trả lời câu hỏi, để cán bộ cấp dưới có thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm và ngôn ngữ không đúng mực với nhân dân, với phụ huynh, người phụ trách giáo dục huyện Mê Linh thấy ra sao? Bà Lan cho rằng, bà thực sự buồn bởi địa phương luôn luôn nhắc nhở và bồi dưỡng quy tắc nhà giáo, về thái độ, đạo đức của giáo viên trên địa bàn.
Tuy nhiên, nếu hiệu trưởng này có phát ngôn liên quan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tư tưởng, thái độ của đội ngũ giáo viên, ban giám hiệu trên địa bàn, đơn vị này sẽ tiếp tục tham mưu để UBND huyện xử lý về thái độ của hiệu trưởng Đỗ Thị Chăm.
Video đang HOT
Theo tin từ Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh, qua buổi làm việc ban đầu với nhà trường và phụ huynh, Hiệu trưởng Đỗ Thị Chăm vẫn cho rằng, do mình nghe không rõ nên có hiểu nhầm.
“Với vai trò lãnh đạo ngành giáo dục tại địa phương, tôi đặt vị trí của mình nhiều vai, đặt vai hiệu trưởng và cả phụ huynh học sinh. Đến thời điểm này, tôi cảm thấy buồn thật sự”, bà Lan chia sẻ.
Hình ảnh chụp xương gãy của học sinh M.A
Đang tham mưu để xử lý đích đáng
Được biết, ngày 30/8, Phòng GD&ĐT đã báo cáo việc này lên UBND huyện. Đơn vị đang giao cho Phòng Giáo dục tiếp tục xác minh, điều tra sự việc. Vì vậy, trước mắt phòng yêu cầu Ban giám hiệu, giáo viên Trường mầm non Tam Đồng làm tờ trình.
Bình luận về sự việc, chính bà Lan cũng cho rằng, đặt mình vào vai hiệu trưởng, phụ huynh bà cảm thấy rất buồn vì cách hành xử của cấp dưới. Nếu xét về vai trò hiệu trưởng, bà Đỗ Thị Chăm chưa làm hết vai trò, nhiệm vụ của mình.
“Sau sự việc, Phòng cũng lấy ý kiến nhiều phụ huynh, nếu xác minh được trong thời gian làm việc, hiệu trưởng có cách nói năng, hành xử với phụ huynh như vậy sẽ bị luân chuyển hoặc có nhiều hình thức khác để kỷ luật”, bà Lan nói.
Bà Lan cho hay, quyết định cuối cùng về hình thức xử lý là UBND huyện nhưng theo đúng tinh thần không bao che sai phạm nếu có.
Được biết, bà Đỗ Thị Chăm có thâm niên hiệu trưởng nhiều năm. Cách đây 4-5 năm, bà được luân chuyển từ Trường mầm non Quang Minh B về Trường Mầm non Tam Đồng.
Bà Chăm được đánh giá khá năng nổ và có năng lực, phấn đấu Trường mầm non Tam Đồng đạt chuẩn quốc gia một năm nay nhưng trong ngôn ngữ và tính cách hơi cứng nhắc, không mềm mỏng.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Ban đại diện cha mẹ học sinh có còn cần thiết hay không?
Thời điểm hiện tại, ở nhà trường phổ thông vẫn nên duy trì sự tồn tại, hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Có thể nói, mấy năm gần đây, vấn đề lạm thu đầu năm học xảy ra rất "nóng" ở một số nhà trường đã từng gây bức xúc lớn trong phụ huynh học sinh và dư luận xã hội.
Có phụ huynh từng viết tâm thư gửi Chính phủ yêu cầu xóa bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh, vì cho rằng Ban đại diện này chỉ là "bức bình phong" để nhiều hiệu trưởng lạm thu, đưa ra những khoản thu trên trời, mang tiếng là tự nguyện nhưng thực chất bắt buộc phụ huynh đóng đúng, đóng đủ.
Tranh của Khều/ Tienphong.vn
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã vào cuộc, tổ chức thanh tra kiểm tra một số cơ sở giáo dục và phát hiện các khoản thu không đúng theo quy định.
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng lên tiếng, việc lạm thu ở một số nhà trường là có thật và khẳng định tính cần thiết của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác phối hợp nhà trường đối với việc quản lý, giáo dục con em, trước bức xúc của không ít phụ huynh đòi xóa bỏ, giải tán Ban đại diện cha mẹ học sinh càng sớm càng tốt.
Một số tờ báo còn đưa ra minh chứng, nhiều nước trên thế giới không có Hội hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh, học sinh nào có vấn đề gì, nhà trường, thầy cô giáo trao đổi, làm việc cụ thể, trực tiếp với phụ huynh đó.
Đây cũng được xem là một gợi mở cho các cấp quản lý giáo dục của chúng ta trong thời gian đến.
Bởi, công tác giáo dục con em luôn luôn cần có phối hợp, hỗ trợ giữa cha mẹ học sinh và nhà trường, nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà điều kiện của nhà trường và điều kiện của phụ huynh của chúng ta chưa thật tốt. Với góc nhìn của một thầy giáo, một cán bộ quản lý giáo dục, tôi cho rằng, thời điểm hiện tại, ở nhà trường phổ thông vẫn nên duy trì sự tồn tại, hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Tất nhiên, để Ban đại diện cha mẹ học sinh từng nhà trường phát huy tốt vai trò, chức năng của mình, rất ít hoặc không dính dáng đến chuyện tiền nong thì cơ quan chủ quản, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm xem xét và điều chỉnh lại Thông tư, Điều lệ về Ban đại diện cha mẹ học sinh hiện hành theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn, Ban đại diện chỉ được phép thu và chi cho hoạt động của Ban đại diện trên cơ sở thống nhất, đồng thuận của tất cả phụ huynh, còn các khoản thu - chi khác không thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban đại diện.
Những phụ huynh, Mạnh Thường Quân nào muốn hỗ trợ, đóng góp cho nhà trường thì tùy vào tấm lòng tự nguyện của họ, cũng giống như nhiều cá nhân, tổ chức làm từ thiện bây giờ.
Số tiền, quà... thu được đưa vào sổ sách hẳn hoi, cuối kỳ, cuối năm công khai rõ ràng, đã chi cái này, làm cái kia, hết bao nhiêu tiền... cho phụ huynh, các Mạnh Thường Quân biết.
Mặt khác, các văn bản quy định đến công tác chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục luôn cần sự đồng bộ, nhất quán, để tránh tình trạng mỗi nơi mỗi kiểu, mỗi người hiểu và vận dụng một cách khác nhau (dễ dẫn tới tình trạng nghi ngờ và bắt chước lẫn nhau như hiện nay, thấy trường này thu được, trường mình cũng "đứng ngồi không yên").
Về lâu về dài, Nhà nước, địa phương có lộ trình tăng nguồn đầu tư phù hợp với điều kiện từng vùng, miền, đối tượng học sinh cùng với nguồn ngân sách, kinh phí được chi đúng, chi đủ (20%) giúp cho nhà trường cải thiện cơ sở vật chất, phòng ốc, mua sắm trang thiết bị, thuê người bảo vệ, lau chùi quét dọn...trong tâm thế thoải mái nhất.
Tôi thiết nghĩ, đó cũng mong đợi của tất cả lãnh đạo nhà trường.
Đạt được điều ấy, chắc chắn sẽ không còn mấy nhà trường, cán bộ quản lý nào, đến đầu năm học nghĩ đến chuyện "nhờ vả" Ban đại diện cha mẹ học sinh xin tiền, xin đóng góp của phụ huynh, để rồi bị tai tiếng, nhà trường, hiệu trưởng lạm thu thế này, thế nọ.
Hy vọng ở năm học mới 2019-2020 này, tất cả cơ sở giáo dục của cả nước sẽ thực hiện đúng Thông tư 55 và các quy định khác của nhà nước.
Nếu hiệu trưởng, nhà trường có biểu hiện lợi dụng ban đại diện cha mẹ học sinh, thu và chi vô tội vạ, không dựa trên nguyên tắc tự nguyện thì các cơ quan chức năng xử lý nghiêm, chẳng dung tha, nể nang thì chắc chắn các hiệu trưởng sẽ biết sợ, chẳng dám làm liều, làm bậy nữa.
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net
Hiệu trưởng bị tố 'ăn chặn' sữa học đường của học sinh nghèo Ngoài bị tố cáo cấp phát thiếu sữa trong chế độ được hỗ trợ của học sinh, hiệu trưởng còn bị tố cáo thu chi trái quy định. UBND huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) vừa có kết luận về việc ông Võ Xuân Tuyến, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường tiểu học Châu Thành, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp bị tố...