Vụ GS Tồn đạo văn để tồn kho quá lâu thưa Bộ trưởng
GS Nguyễn Đức Tồn có 35 công trình đạo văn, kéo dài đến nay chưa được xử lý.
GS Nguyễn Đức Tồn.
Theo đề nghị của Thanh tra Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) về thu thập thông tin tài liệu liên quan đến vụ đạo văn của GS.TS Nguyễn Đức Tồn mà báo chí và công luận đã phản ánh trong thời gian qua, Viện Ngôn ngữ học đã cung cấp một danh sách 35 công trình, tổ hợp, đầu mục, yếu tố đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn, có thể nói là trình độ đạo văn của ông Tồn “cổ kim đông tây xưa nay hiếm”.
Vụ đạo văn thế kỷ của ông Nguyễn Đức Tồn đã được báo chí phanh phui nửa năm nay, thưa kiện lên tới bàn Thủ tướng.
Cùng với những thông tin đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn bị phanh phui là các cuộc họp bàn về biện pháp xử lý, nhưng không có kết luận cuối cùng. Sự cả nể, xuê xoa của các vị gọi là thành viên của các hội đồng khoa học đã làm cho vụ việc ngày càng rối hơn.
Vụ việc được đẩy lên cấp trên, đá ngang đồng nghiệp, còn đòi đá bổng sang tòa án. Họp hành rất mất thời gian, hội đồng toàn là các nhà khoa học, nhưng xử lý một công trình khoa học đạo văn lại rất phi khoa học.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ GDĐT làm rõ nghi vấn đạo văn của GS-TS Nguyễn Đức Tồn, bảo đảm nghiêm minh, khách quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thế nhưng, từ tháng 5.2018 cho đến nay, vụ việc vẫn chưa sáng tỏ.
Thanh tra Bộ GDĐT vào cuộc, chứng cứ đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn sờ sờ đó, Viện Ngôn ngữ học cung cấp kèm theo công văn phản hồi gửi Thanh tra Bộ GDĐT thì Viện Ngôn ngữ học chịu trách nhiệm.
Đến lúc này phải có cơ quan khoa học đứng ra chịu trách nhiệm về chất lượng khoa học các công trình của ông Tồn, khẳng định công trình nào có đạo văn. Ngoài trách nhiệm khoa học, còn phải chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến cung cấp chứng cứ đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn.
Thanh tra phải làm cho rõ, cho tới để trả lại sự công bằng cho các nhà khoa học bị đạo văn, làm lành mạnh môi trường học thuật quốc gia. Với một trường hợp đạo văn như ông Nguyễn Đức Tồn, nếu không xử được thì không thể nói đến sự đảm bảo chất lượng nghiên cứu khoa học, không ai dám tin vào các loại hội đồng khoa học hiện nay.
Vụ đạo văn này kéo dài quá lâu, gây mất niềm tin trong giới khoa học cũng như trong cộng đồng, đề nghị Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ xử lý quyết liệt, đừng chậm trễ hơn nữa.
Loạn khoa học thì học thuật nước nhà chỉ có đi xuống thưa ông Bộ trưởng.
LÊ THANH PHONG
Theo laodong
Trước ngày 1/6, phải báo cáo vụ giáo sư Nguyễn Đức Tồn "đạo văn"
Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước vừa có công văn đề nghị Hội đồng Chức danh ngành Ngôn ngữ học khẩn trương kiểm tra và có ý kiến chính thức bằng văn bản phản hồi về thông tin GS Nguyễn Đức Tồn "đạo văn".
Công văn của Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước
Theo nội dung công văn, trongthời gian qua một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc "đạo văn" của ông Nguyễn Đức Tồn, giáo sư, thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ học, hiện công tác tại Viện Ngôn ngữ, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Thường trực Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước đề nghị Hội đồng Chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ học khẩn trương và có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước trước ngày 1/6/2018 để xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
Giáo sư ngôn ngữ học Nguyễn Đức Tồn, người được phong chức danh GS năm 2009, bị tố "đạo văn" từ chính các luận văn, luận án của học trò mà ông hướng dẫn.
Trước đó, trả lời trên báo VNN, GS Trần Ngọc Thêm, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học khẳng định, việc ông Nguyễn Đức Tồn "đạo văn" của học trò là có thật.
Việc "đạo văn" đã khiến ông Tồn trải qua 7 năm hồ sơ xét giáo sư không được thông qua, tuy nhiên cuối cùng đến năm 2009 vẫn được thông qua vì tinh thần nhân văn và lòng vị tha.
" Các ý kiến Hội đồng phát biểu đều nhận định rằng ông Tồn đã có lỗi và đã trả giá trong 7 năm qua, 2 lần hồ sơ không được thông qua; không nên bắt một người phải trả giá cho một sai lầm cũ suốt đời" - GS Thêm cho hay.
Cũng theo GS Thêm, vào năm trước đó (năm 2008), ông Tồn đã vừa mới được Viện KHXH Việt Nam bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Để bổ nhiệm, Viện KHXH chắc chắn cũng đã cân nhắc chuyện này.
Với tinh thần nhân đạo và nhân văn của truyền thống văn hóa Việt Nam, vì sự đoàn kết và phát triển chung của ngành, các thành viên Hội đồng đã đồng ý đưa ông Tồn vào danh sách bỏ phiếu kín. Kết quả là ông Tồn đã được thông qua với số phiếu 10/10.
Đến năm 2011, GS Nguyễn Đức Tồn với tư cách là Viện trưởng, Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ (cùng hai vị nữa) được đề nghị bổ sung vào làm thành viên Hội đồng CDGS Ngành ngôn ngữ học.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Vụ giáo sư bị tố "đạo văn" học trò: GS Tồn gửi đơn kiến nghị tới Thủ tướng GS Nguyễn Đức Tồn người bị tố "đạo văn" học trò, đồng nghiệp... đã gửi đơn kiến nghị tới Thủ tướng mong có thẩm tra một cách trung thực vì không chỉ ảnh hưởng tới sinh mệnh chính trị và nhân phẩm công dân của cá nhân ông mà còn liên quan đến uy tín của cả ngành Ngôn ngữ học Việt Nam....