Vụ giảng viên bị tố “gạ tình” ở Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội: Vạ mồm vạ cả hai tay!
Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội vừa có kết luận, có đủ cơ sở cho rằng TS. giảng viên Nguyễn Hùng Cường đã chủ động nhắn tin với các nữ sinh trong đó nội dung các tin nhắn có thể hiện cách ứng xử chưa đúng mực trong mối quan hệ giữa nhà giáo và người học.
Thời gian qua, trên trang fanpage SOL – VNU Confessions đăng tải chia sẻ của một nữ sinh về việc liên tục nhận được tin nhắn của thầy giáo Nguyễn Hùng Cường, giảng viên môn Tư pháp Quốc tế tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội mời đi uống cà phê. Sau khi bài viết được đăng tải, nhiều nữ sinh khác cũng cho biết, giảng viên này thường xuyên rủ họ đi ăn, uống bia, xem phim…
Những nữ sinh này cho rằng đây là một hành vi “quấy rối” bởi lẽ, giữa họ và giảng viên này không có mối quan hệ thân thiết. Thậm chí, có thông tin cho rằng, giảng viên này thường lợi dụng tư cách giáo viên để làm quen, tán tỉnh nhiều nữ sinh trong trường. Ngoài ra, nhiều bạn sinh viên còn phản ánh, giảng viên này thường xuyên đi dạy muộn, bớt xén giờ lên lớp…
Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sau khi sự việc xảy ra, luật sư Giang Văn Quyết (Đoàn luật sư TP Hà Nội) đã đứng ra hỗ trợ những người cho rằng bị ông Cường quấy rối và làm việc với Khoa Luật để làm sáng tỏ sự việc. Sau khi tiếp nhận phản ánh, khoa Luật đã thành lập tổ công tác để xác minh sự việc.
Ngày 22/8/2018, Khoa Luật có Kết luận số 1068/KL-XMTT về việc xác minh thông tin phản ánh về mối quan hệ giữa giảng viên và người học. Công văn khẳng định: “Cho đến thời điểm hiện nay, với những thông tin được cung cấp với tổ công tác, hiện chưa đủ cơ sở để cho rằng giảng viên Nguyễn Hùng Cường đã quan hệ với nữ sinh Khoa Luật và làm sinh viên này mang thai, hay đe dọa, gạ tình với các nữ sinh trong khoa như nội dung thông tin phản ánh trên các trang mạng xã hội.
Nội dung thông tin phản ánh này hiện không có ảnh chụp tin nhắn (tồn tại dưới dạng 2 bài đăng ẩn danh trên trang SOL-VNU Confessions), đồng thời cũng không có người cung cấp thông tin trực tiếp. Cho đến thời điểm hiện nay, có cơ sở để cho rằng giảng viên Nguyễn Hùng Cường đã chủ động nhắn tin với các nữ sinh viên, trong đó nội dung các tin nhắn có thể hiện cách ứng xử chưa đúng mực trong mối quan hệ giữa nhà giáo và người học”.
Theo kết luận, hành vi của ông Cường có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 30 Quy chế Đào tạo đại học tại ĐHQGHN về trách nhiệm và quyền hạn của giảng viên; vi phạm khoản 3, 4 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2005 về nhiệm vụ nhà giáo; vi phạm khoản 4, 5 Điều 55 Luật Giáo dục đại học năm 2012 về nhiệm vụ và quyền của giảng viên; Điều 5 Quyết định của Bộ GDĐT về Quy định về đạo đức nhà giáo, về lối sống, tác phong…
Ngoài ra, những trao đổi qua lại trên mạng xã hội về mối quan hệ giữa giảng viên Nguyễn Hùng Cường và người học đã gây ảnh hưởng tiêu cực, nghiêm trọng tới hình ảnh, uy tín, lợi ích của Khoa Luật, của Đại học Quốc gia Hà Nội trong sinh viên, cựu sinh viên và dư luận xã hội. Trong những tranh luận về vụ việc, giảng viên Nguyễn Hùng Cường đã có bài đăng, bình luận, ứng xử, phát ngôn trên mạng xã hội, trên báo chí chưa thực sự chuẩn mực của một nhà giáo, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh giảng viên.
Về việc giảng viên Nguyễn Hùng Cường cho 0 điểm chuyên cần của cả lớp văn bằng kép INL-2003 với lý do lớp không trung thực trong việc điểm danh là chưa công bằng với những bạn sinh viên đi học đầy đủ. Việc làm này của giảng viên Cường đã có dấu hiệu vi phạm một số quy định của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Video đang HOT
Khoa Luật cũng cho rằng, giảng viên Nguyễn Hùng Cường bảo đảm số buổi lên lớp giảng dạy của học phần được phân công. Tuy nhiên, có một số lần lên lớp giảng dạy muộn so với thời gian quy định từ 15 phút, 30 phút đến 120 phút. Việc này làm ảnh hưởng và không đảm bảo thời lượng giảng dạy đối với học phần.
Lãnh đạo Khoa Luật xác định đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến danh dự, uy tín của khoa, ảnh hưởng không tốt đến tình hình chính trị, tư tưởng và tâm tư, tình cảm của các cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên của Khoa. Ban Chủ nhiệm Khoa Luật đề nghị bộ phận tổ chức cán bộ đề xuất biện pháp xử lý triệt để, nghiêm minh và đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
H.Duy
Theo laodongthudo.vn
Khoa Luật ĐH QGHN công bố kết luận vụ giảng viên bị tố gạ tình, trù dập nữ sinh
Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội đã có văn bản kết luận về những thông tin phản ánh liên quan đến giảng viên Nguyễn Hùng Cường bị tố cáo có hành vi không phù hợp với các nữ sinh viên, đồng thời trù dập điểm số của sinh viên và thường xuyên đi dạy muộn, bỏ tiết.
Lãnh đạo Khoa Luật - ĐH QGHN cho biết, sau khi nhận được thông tin phản ánh về mối quan hệ giữa giảng viên và người học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã thành lập Tổ công tác xác minh thông tin phản ánh liên quan đến quan hệ giữa giảng viên và người học.
Ban Chủ nhiệm Khoa Luật kết luận về kết quả xác minh với 3 nội dung như sau:
Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội
Chưa đủ cơ sở kết luận giảng viên Cường gạ tình với các nữ sinh?
Thứ nhất, thông tin phản ánh về ứng xử, giao tiếp giữa giảng viên Nguyễn Hùng Cường và người học.
Cho đến thời điểm hiện nay, với những thông tin được cung cấp tới Tổ công tác, hiện chưa đủ cơ sở để cho rằng giảng viên (GV) Nguyễn Hùng Cường đã quan hệ với nữ sinh Khoa Luật và làm sinh viên này mang thai, hay đe dọa, gạ tình với các nữ sinh trong Khoa như nội dung thông tin phản ánh trên các trang mạng xã hội.
Nội dung thông tin phản ánh này hiện không có ảnh chụp tin nhắn (tồn tại dưới dạng 02 bài đăng ẩn danh trên trang SOL-VNU Confessions), đồng thời cũng không có người cung cấp thông tin trực tiếp.
Bên cạnh đó, đến thời điểm hiện nay, có cơ sở để cho rằng GV. Nguyễn Hùng Cường đã chủ động nhắn tin với các nữ sinh viên trong Khoa, trong đó nội dung các tin nhắn có thể hiện cách ứng xử chưa đúng mực trong mối quan hệ giữa nhà giáo và người học.
Hành vi này của GV. Nguyễn Hùng Cường có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 30 Quy chế Đào tạo đại học tại ĐHQGHN ban hành ngày 25/12/2014 về trách nhiệm và quyền hạn của giảng viên; khoản 3, 4 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về nhiệm vụ nhà giáo; khoản 4, 5 Điều 55 Luật Giáo dục đại học năm 2012 về nhiệm vụ và quyền của giảng viên; Điều 5, Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo, về lối sống, tác phong...
Theo kết luận của Khoa Luật, có cơ sở để cho rằng những trao đổi qua lại trên mạng xã hội về mối quan hệ giữa GV. Nguyễn Hùng Cường và người học đã gây ảnh hưởng tiêu cực, nghiêm trọng tới hình ảnh, uy tín, lợi ích của Khoa Luật, của ĐHQGHN trong sinh viên, cựu sinh viên và dư luận xã hội.
Trong những tranh luận về vụ việc, GV. Nguyễn Hùng Cường đã có những bài đăng, bình luận, ứng xử, phát ngôn trên mạng xã hội, trên báo chí chưa thực sự chuẩn mực của một nhà giáo, gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh giảng viên nói chung và giảng viên Khoa Luật nói riêng.
Bên cạnh đó, vụ việc đã có tác động xấu đến hình ảnh, uy tín của Khoa Luật, của ĐHQGHN trong dư luận sinh viên, cựu sinh viên; đồng thời làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý, điều hành của Khoa Luật, đặc biệt là công tác tuyển sinh trong thời gian qua.
C ó dấu hiệu vi phạm các quy định về vai trò và trách nhiệm của nhà giáo
Thứ hai, về việc GV. Nguyễn Hùng Cường chấm điểm 01 (một) đối với bài kiểm tra giữa kỳ của SV. Hoàng Thị Thu Uyên: Dựa trên kết quả các buổi làm việc cũng như các tài liệu, chứng cứ liên quan, Tổ công tác nhận thấy chưa có đủ bằng chứng để khẳng định có sự vi phạm của GV. Nguyễn Hùng Cường trong việc chấm, đánh giá điểm đối với sinh viên (SV) Hoàng Thị Thu Uyên do không có đủ cơ sở để khẳng định ảnh chụp bài kiểm tra (01 điểm) của Uyên chính là bài kiểm tra đã nộp cho GV. Nguyễn Hùng Cường.
Về vấn đề này, Tổ công tác đã yêu cầu GV. Nguyễn Hùng Cường cung cấp bài kiểm tra của cả lớp nói chung và của SV. Hoàng Thị Thu Uyên nói riêng để đối chiếu. Tuy nhiên, GV. Nguyễn Hùng Cường viện dẫn việc quy chế của Khoa Luật không bắt buộc giảng viên phải lưu trữ bài kiểm tra điều kiện và GV. Nguyễn Hùng Cường hiện không còn lưu trữ nữa vì môn học đã kết thúc từ lâu.
Về việc GV. Nguyễn Hùng Cường cho 0 (không) điểm chuyên cần của cả lớp văn bằng kép INL-2003: Việc chấm cả lớp văn bằng kép INL-2003 bị 0 điểm chuyên cần được GV. Nguyễn Hùng Cường giải thích với lý do lớp không trung thực trong việc điểm danh.
GV. Nguyễn Hùng Cường giải thích rằng đã có thông báo trước lớp về việc cả lớp sẽ bị 0 điểm chuyên cần nếu có sự gian dối trong điểm danh. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó, việc GV. Nguyễn Hùng Cường cho tất cả sinh viên 0 điểm chuyên cần là chưa công bằng với những bạn sinh viên đi học đầy đủ.
Việc đánh giá và cho điểm chuyên cần nêu trên của GV. Nguyễn Hùng Cường đã có dấu hiệu vi phạm các quy định về vai trò và trách nhiệm của nhà giáo được quy định tại khoản 1 Điều 30 Quy chế Đào tạo đại học tại ĐHQGHN ban hành ngày 25/12/2014; khoản 3 Điều 4 Quyết định 16/2008/QĐ-BGDDT ngày 16/4/2008 ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo ; khoản 5 Điều 55 Luật Giáo dục đại học năm 2012; khoản 3 Điều 72: Nhà giáo có nhiệm vụ " đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học"...
Thứ ba, thông tin phản ánh về việc thực hiện kỷ luật lao động của GV. Nguyễn Hùng Cường.
Theo kết luận, về thời gian lên lớp giảng dạy, GV. Nguyễn Hùng Cường thường bảo đảm số buổi lên lớp giảng dạy của học phần được phân công. Tuy nhiên, GV. Nguyễn Hùng Cường nhiều lần lên lớp giảng dạy muộn so với thời gian quy định.
Thời gian đi muộn theo báo cáo của Bộ phận Thanh tra & Pháp chế và các Biên bản cung cấp thông tin của sinh viên các lớp, các khóa (gồm cả các cán bộ lớp) thường từ 15 phút, 30 phút đến 120 phút. GV. Nguyễn Hùng Cường đi muộn làm ảnh hưởng và không bảo đảm thời lượng giảng dạy đối với học phần.
Việc đi muộn này của GV. Nguyễn Hùng Cường có dấu hiệu vi phạm khoản 10, Điều 6, Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo: "... không đi muộn, về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường".
Vụ việc có tính chất nghiêm trọng
Lãnh đạo Khoa Luật xác định đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến danh dự, uy tín của Khoa, ảnh hưởng không tốt đến tình hình chính trị, tư tưởng và tâm tư, tình cảm của các cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên, cựu người học của Khoa, do đó, về nguyên tắc cần được giải quyết một cách công tâm, khách quan, minh bạch, kịp thời để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người học, của cán bộ, giảng viên và của Khoa Luật, ĐHQGHN.
Đối với các nội dung thông tin đã được xác minh, Ban Chủ nhiệm Khoa giao bộ phận Tổ chức - Cán bộ đơn vị đề xuất biện pháp xử lý triệt để, nghiêm minh và đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Australia hỗ trợ đào tạo sau đại học ngành Pháp luật về Quyền con người Hôm nay (12/12), Chính phủ Australia công bố hỗ trợ nâng cao chất lượng Chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành Pháp luật về Quyền con người đến năm 2020 cho Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngài Craig Chittick - Đại sứ Australia và PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh - Phó Chủ nhiệm, phụ trách Khoa Luật...