Vụ giàn khoan 981 vào đề luyện Văn lớp 12
Trước việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, cô giáo Tuyết đã đưa vấn đề thời sự nóng hổi này vào đề văn nghị luận để giáo dục lòng yêu nước.
Đề luyện thi tốt nghiệp THPT và ĐH-CĐ môn Ngữ văn do Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết, giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội ra ngày 12/5 cho lớp 12D1 thu hút nhiều sự chú ý. Phần viết luận của đề, cô Tuyết đưa sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam để học sinh trình bày suy nghĩ về chủ quyền dân tộc.
Trong đề luyện thi Tốt nghiệp THPT và ĐH – CĐ, tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết có đề cập đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.
Trao đổi với VnExpress, tiến sĩ Tuyết cho biết, tối 11/5 sau khi đọc tin tức về hàng loạt vụ biểu tình phản đối Trung Quốc, cô đã quyết định đổi bài nghị luận trong đề thi ôn luyện Tốt nghiệp THPT và ĐH-CĐ môn Ngữ văn về tình yêu thành đề tài “chủ quyền dân tộc”.
“Biển Đông đang là vấn đề nóng, được toàn xã hội quan tâm và khiến nhiều trái tim rung động. Khi ra đề này, ngoài việc rèn cho học sinh khả năng viết nghị luận, làm bài đọc hiểu theo cấu trúc đề mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi muốn giáo dục tình yêu nước và kiểm tra mức độ quan tâm đến chính trị xã hội của các trò”, cô Tuyết nói.
Giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đông.
Giáo viên dạy Văn của THPT Chu Văn An này đã rất ngạc nhiên và vui mừng khi đọc những bài viết của học sinh gửi về. Trong đó, các em thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến tình hình biển Đông những ngày qua, cập nhật diễn biến thực địa, các động thái trong nước và thế giới quanh vấn đề giàn khoan Hải Dương-981 này. Hầu hết học sinh đều thể hiện thái độ căm phẫn trước hành động sai trái, ngang ngược của Trung Quốc và nêu cao khát vọng hòa bình.
Có hai bài viết khiến cô Tuyết ấn tượng nhất là bức thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh và thư gửi người cha làm chiến sĩ hải quân. Trong bài viết gửi Chủ tịch, em học sinh đã chia sẻ nỗi lo lắng khi nhiều người nói đất nước sẽ có chiến tranh mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đi xa. Tuy nhiên, em cũng tin tưởng rằng, với đường lối đúng đắn mà Đảng và Người đã đặt ra cùng truyền thống yêu nước, ý thức chủ quyền mạnh mẽ, nhân dân Việt Nam sẽ giữ vững được nền hòa bình, độc lập dân tộc.
Tiên sĩ Trịnh Thu Tuyết – người thường đưa các vấn đề xã hội vào bài luyện thi Ngữ văn cho học sinh lớp 12. Ảnh: Hocmai.vn.
Đề thi cô Tuyết ra khiến các học sinh lớp 12D1 THPT Chu Văn An rất thích thú. “Trước đây các đề Văn nghị luận thường hỏi về tư tưởng lý luận nên gây nhàm chán, nặng nề cho người viết. Chúng em rất mong chờ được làm các bài về vấn đề xã hội. Vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang khiến chúng em rất quan tâm, cập nhật tin tức từng giờ. Vì thế, khi được viết suy nghĩ của mình về sự kiện ấy, chúng em cảm thấy rất thích thú”, Hoàng Linh Phương, học sinh lớp 12D1 nói.
Nữ sinh này chia sẻ thêm, sau khi làm bài cô Tuyết ra, các bạn trong lớp đều xôn xao trao đổi về cách nghĩ của mình. Hầu hết mọi người đều mong muốn xung đột không diễn ra, Trung Quốc sớm rút giàn khoan 981 khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam. Nếu chiến tranh xảy đến, là những người con của nước Việt, các bạn trẻ sẽ chẳng ngồi yên mà sẵn sàng hành động vì độc lập, hòa bình dân tộc.
Nói về cô giáo dạy Văn của mình, Linh Phương tự hào: “Cô Tuyết được học sinh nhiều thế hệ và thầy cô ở THPT Chu Văn An yêu kính bởi sự tận tâm với nghề”. Cô giáo nghiêm khắc nhưng lại rất tình cảm. Mỗi bài giảng của cô Tuyết luôn đem đến cho học sinh nhiều hiểu biết về cuộc sống, đạo đức làm người. Việc cô thường đan xen kể các câu chuyện vào bài giảng cũng khiến học sinh tiếp nhận bài dễ hơn, làm không khí lớp học vui vẻ. Mỗi tuần giáo viên này đều ra một đề luyện thi Ngữ văn, trong đó có các vấn đề xã hộ để trò nghị luận.
Theo VNE
Đổi mới căn bản, toàn diện dạy học tiếng Anh cho sinh viên
Đây là một trong những mục tiêu được đặt ra tại Hội nghị giao ban Công tác triển khai thực hiện Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 năm 2014 khối các trường ĐH, CĐ trực thuộc Bộ GD&ĐT do Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 (Bộ GD&ĐT) tổ chức hôm nay (7/5) tại Trường ĐH Hà Nội.
Video đang HOT
Quang cảnh Hội nghị
Tham dự Hội nghị có GS Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; TS Vũ Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020; ông Bùi Đức Thiệp - Trưởng Bộ phận chuyên môn BQL Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 cùng đại diện lãnh đạo BQL Đề án, đại diện các Vụ, Cục chức năng (Bộ GD&ĐT) và lãnh đạo các trường ĐH, CĐ trực thuộc Bộ GD&ĐT.
Mục tiêu năm 2014
Trong năm 2014, Trung tâm SEAMEO RETRAC và 26 trường cao đẳng, đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT được cấp ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia cho Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 để thực hiện các nhiệm vụ đổi mới việc dạy và học tiếng Anh nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng.
Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đặt mục tiêu tiếp tục củng cố các mô hình nòng cốt để đảm bảo chất lượng đào tạo sinh viên chuyên ngữ hệ cao đẳng, đại học và bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh phổ thông do Đề án NNQG 2020 giao nhiệm vụ.
Cùng đó, đổi mới căn bản và toàn diện việc dạy và học tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ để đảm bảo chuẩn đầu ra theo đúng QĐ 1400 của Thủ tướng đối với sinh viên từ khóa 2014 - 2015 trở đi (hệ cao đẳng đạt trình độ bậc 4/B2, hệ đại học đạt trình độ bậc 5/C1 khi ra trường).
Đổi mới căn bản và toàn diện việc dạy và học tiếng Anh cho sinh viên khối không chuyên ngữ để đảm bảo sinh viên đạt trình độ tiếng Anh bậc 3/B1 khi ra trường theo lộ trình của trường.
Đổi mới căn bản, toàn diện việc dạy - học tiếng Anh là một trong những mục tiêu nhiệm vụ chuyên môn năm 2014 của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020
Nhiệm vụ chung và kế hoạch triển khai cụ thể
BQL Đề án Ngoại ngữ 2020 đã đưa ra các nhiệm vụ chung và kế hoạch triển khai cụ thể cho 27 đơn vị, gồm: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên; Cải tiến chương trình đào tạo tiếng Anh; Cải tiến hình thức kiểm tra, đánh giá; Bổ sung, nâng cấp giáo trình, tài liệu giảng dạy; Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, phát triển tiếng Anh cộng đồng; Củng cố, tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất cho việc dạy và học tiếng Anh.
Được biết, về nhiệm vụ cải tiến hình thức kiểm tra, đánh giá, trên cơ sở Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam đã được Bộ GD&ĐT ban hành, Đề án NNQG 2020 và Cục KTKĐCL đang tổ chức xây dựng định dạng đề thi tiếng Anh và ngân hàng tiểu mục đề thi, phục vụ các kỳ thi lấy chứng chỉ năng lực tiếng Anh 6 bậc quốc gia cho sinh viên khi ra trường và các đối tượng người lớn có nhu cầu. Các kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc gia sẽ do các đơn vị được Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức.
Việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình học, đánh giá cuối kỳ, cuối năm học do các đơn vị đào tạo chủ trì thực hiện. Các bài kiểm tra cần đánh giá đủ bốn kỹ năng nghe, nói , đọc, viết của người học. Kết quả kiểm tra của sinh viên cần được sử dụng để điều chỉnh chương trình học, cách học, cách dạy cho phù hợp và đảm bảo đạt được mục tiêu đầu ra của chương trình.
Các nhiệm vụ khác của các trường chuyên ngữ nòng cốt
Ngoài các nhiệm vụ chung cho 27 đơn vị, các đơn vị chuyên ngữ nòng cốt còn được BQL Đề án giao thêm các nhóm nhiệm vụ: Tổ chức hoặc phối hợp với BQL Đề án tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn trong năm 2014; Bồi dưỡng 4563 giáo viên tiếng Anh phổ thông cho các sở GDĐT theo chương trình Đề án NNQG 2020 (chỉ tiêu 7 người/huyện);
Thực hiện các nhiệm vụ khảo thí năm 2014 như xây dựng định dạng đề thi, viết câu hỏi thi, xây dựng ngân hàng đề thi, tập huấn giám khảo nói , viết; Thực hiện một số nghiên cứu về tác động của Đề án NNQG 2020; Xây dựng các mô hình trường cao đẳng, đại học chuyên ngữ nòng cốt và các trường phổ thông điển hình, đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh theo chương trình Đề án NNQG 2020.
Những nhân tố nổi bật trong quá trình thực hiện Đề án
Hội nghị đã lắng nghe 16 phát biểu về tình hình triển khai Đề án tại các trường ĐH, CĐ; cùng đó, những vướng mắc về kế hoạch triển khai năm 2014 cũng như những câu hỏi về văn bản chỉ đạo đã được lãnh đạo Vụ, Cục chức năng (Bộ GD&ĐT) giải đáp cụ thể.
Tại Hội nghị, lãnh đạo các trường ĐH, CĐ đều tán thành các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch triển khai mà Ban quản lý Đề án đã đưa ra, đồng thời sôi nổi phát biểu ý kiến về những kết quả đã đạt được và các đề xuất liên quan đến việc triển khai Đề án năm 2014 và hướng đi tiếp theo.
Có thể thấy những nhân tố nổi bật trong quá trình thực hiện Đề án, đó là những trường ĐH, CĐ đã mạnh dạn, sáng tạo trong xây dựng các mô hình, chương trình, giải pháp dạy - học ngoại ngữ, bồi dưỡng giáo viên... có hiệu quả, sẵn sàng chia sẻ học liệu cũng như kinh nghiệm với các trường bạn.
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQGHN) Đỗ Tuấn Minh
TS Đỗ Tuấn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQGHN) cho biết nhà trường đang tích cực hoàn thành định dạng đề thi cho người học sau khi tốt nghiệp THPT, cụ thể định dạng đề thi đánh giá 3 trình độ, B1, B2, C1. Trên cơ sở đó, ngân hàng tiểu mục đề thi và ngân hàng đề thi sẽ được sử dụng
TS Đỗ Tuấn Minh tán thành hướng các trường cung cấp lên website các học liệu mà mình đã xây dựng. Hiện trên website của trường mở công khai chương trình bồi dưỡng tiếng Anh được xây dựng công phu.
Năm 2012, trường đã điều chỉnh chương trình đào tạo tiếng Anh cho sư phạm bậc ĐH và cũng đã đưa lên website chương trình này để các trường bạn có thể tham khảo.
Bên cạnh đó, Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQGHN) cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm thế nào để đo được đúng trình độ đầu ra của SV chuyên ngữ bậc 5 và bậc 3 ở khối SV không chuyên ngoại ngữ.
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội Nguyễn Thị Cúc Phương
Với tầm quan trọng của việc quản lý, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, phòng máy phục vụ cho việc dạy - học ngoại ngữ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội Nguyễn Thị Cúc Phương đề xuất trong tương lai, theo yêu cầu của đề án, trường xin nhận nhiệm vụ xây dựng các mô hình trang thiết bị, xây dựng các đối tượng phù hợp.
Từ thực tế hoạt động bồi dưỡng tiếng Anh cho giáo viên của nhà trường, TS Nguyễn Mai Hương - Phó Viện trưởng Viện ĐH Mở Hà Nội - chia sẻ với Hội nghị giải pháp đào tạo trực tuyến, chia 3 giai đoạn bồi dưỡng khóa học: Học trực tuyến, học tại địa phương, học tại nhà trường.
Theo TS Hương, cùng với việc cung cấp các bộ phần mềm cần tổ chức giờ học ảo, dù ở xa nhưng vẫn tạo môi trường tương tác giữa người học với người học, người học với giáo viên. Bộ GD&ĐT đã chia sẻ giải pháp e-learning với các môn học khác, và Viện ĐH Mở Hà Nội xin được là một trong các đơn vị cung cấp giải pháp học trực tuyến về bồi dưỡng năng lực học ngoại ngữ cho giáo viên.
GS Trần Văn Nhung
Phấn khởi trước những thành quả bước đầu của Đề án, GS Trần Văn Nhung bày tỏ sự vui mừng vì lần đầu tiên có một đề án nghiêm túc, đánh giá xem xét nâng cao ngoại ngữ và tiếng Anh nói riêng.
Ông cho rằng kinh nghiệm trong lĩnh vực này của các quốc gia "con rồng" đáng để chúng ta học tập. Quan trọng nhất là cả thầy, trò, cả xã hội nhận thức được việc học ngoại ngữ là cần thiết, là quan trọng. Cả hệ thống cần tranh thủ tối đa để con cháu được tiếp cận, được học tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi.
"Trong tâm khảm thấy sự thất bại của cá nhân, học lần mò nhưng không cơ bản, thế hệ trẻ học cơ bản, tiếp thu nhanh - đó là sức mạnh của dân tộc Việt Nam" - GS Trần Văn Nhung xúc động chia sẻ.
TS Vũ Thị Tú Anh phát biểu tại Hội nghị
Các trường đều có cơ hội phát huy khả năng của mình
Kết luận Hội nghị, TS Vũ Thị Tú Anh đã tổng kết 7 nhóm ý kiến các đại biểu đóng góp, đề xuất, đó là xây dựng đảm bảo đổi mới đồng bộ hoạt động dạy học ngoại ngữ, công tác thực hiện chính sách xây dựng chế tài và các văn bản pháp quy; Đẩy mạnh công tác quốc tế hóa dạy và học ngoại ngữ; Truyền thông, chia sẻ thông tin, đồng bộ nhận thức.
TS Tú Anh cho biết, quan điểm lãnh đạo Bộ GD&ĐT là lộ trình, quy mô thực hiện Đề án sẽ được điều chỉnh phù hợp với thực lực từng đơn vị. Đây là chương trình mục tiêu quốc gia, có được ngân sách quốc gia hay không cũng cần đạt được mục tiêu chung.
Với các ý kiến về giải pháp, khuyến cáo yêu cầu lồng ghép các chương trình, BQL dự án cần có hệ thống cơ chế chính sách thuận lợi cho việc này, tạo điều kiện cho các chương trình phát triển hay băn khoăn đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị như thế nào?, TS Tú Anh nhấn mạnh: BQL Đề án cố gắng ưu tiên các đơn vị vùng miền còn gặp khó khăn. Riêng việc học tập các đơn vị có kinh nghiệm sẽ được đặt ra một cách có hệ thống.
Liên quan đến vấn đề nhóm ngoại ngữ khác ngoài Tiếng Anh, TS Tú Anh cho biết: Không chỉ tiếng Anh, tất cả các ngoại ngữ đều có cơ hội trở thành ngoại ngữ 1. Theo chương trình, chuẩn đầu ra Tiếng Anh cho bậc học tiểu học là A1, THCS là A2, THPT là B1, và giáo dục ĐH là B1 đối với tất cả các ngoại ngữ.
Theo đó, các ngoại ngữ đều có quyền bình đẳng, phù hợp với điều kiện từng đơn vị và các yêu cầu chuẩn đầu ra có các cấp thẩm quyền phê duyệt. Hiện các cấp vẫn thực hiện ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh và 2 % dành cho các ngoại ngữ khác.
Được biết, năm nay, chương trình đã triển khai thêm ngoại ngữ 1 và 2 với 3 môn tiếng Nhật, Đức, Pháp. Sắp tới sẽ có tiếng Trung, tiếng Nga hoặc tiếng Hàn Quốc.
Theo TS Tú Anh, về mô hình đào tạo, Bộ GD&ĐT đã có chương trình cụ thể với các trường chuyên ngữ và không chuyên ngữ. Đến nay đã có 31 trường ĐH, CĐ được hưởng lợi từ chương trình.
Cũng do điều kiện các cấp quản lý và những lý do khác nhau mà tính đến nay có những trường đã tham gia, có trường đang tham gia và có những trường chưa tham gia.
"Tuy nhiên, phải khẳng định cơ hội tham gia của các trường là bình đẳng. Yêu cầu tổng thể thời gian tới, các đơn vị cần hỗ trợ nhau để các đơn vị chưa tham gia sẽ biết và tham gia chương trình tích cực hơn" - TS Tú Anh nhấn mạnh.
Lãnh đạo Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia khi nhắc đến mô hình đào tạo đã nói đến những cái tên được coi là nòng cốt tham gia tích cực vào Đề án: ĐHQGHN, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Hà Nội... Hoàn toàn có thể nhân rộng mô hình nhưng nhân rộng như thế nào thì Đề án cần có ngân sách.
"Với điều kiện như vậy, các đơn vị đều có khả năng phát huy năng lực của mình. Trong năm tới, sẽ nhân rộng mô hình tới các địa bàn khác" - TS Tú Anh khẳng định.
Theo GDTĐ
Biên soạn đề ôn thi tốt nghiệp THPT theo quy định mới Sở GD&ĐT Bình Dương yêu cầu các trường THPT biên soạn mỗi trường một đề ôn thi cho mỗi môn theo định dạng mới. Đề thi môn Ngữ văn: Để biên soạn theo hướng dẫn đổi mới, Sở GD&ĐT yêu cầu giáo viên lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh để làm...