Vụ gây rối trật tự nghiêm trọng tại giáo xứ Mỹ Yên và những lời vu khống chính quyền
Đến nay, sau khi các cơ quan truyền thông công bố băng hình về các diễn biến của những cuộc gây rối trật tự công cộng nghiêm trọng tại giáo xứ Mỹ Yên ( Nghi Lộc-Nghệ An), sự thật đã được phơi bày.
Tuy nhiên tràn đầy trên những trang mạng chống đối Nhà nước và những trang blog cá nhân mạo danh đấu tranh cho dân chủ và cả những văn thư của một số tổ chức tôn giáo là những lời vu khống, những nhận định mang tính thù địch, thậm chí kích động bạo loạn. Họ nói: Hàng nghìn giáo dân tay không bị hàng trăm cảnh sát vũ trang tấn công bằng các vũ khí sát thương. Họ nói: giáo dân không có lỗi gì, chỉ đến đòi người theo cam kết của chính quyền, không tổ chức bạo loạn, không đánh đập, giam giữ ai. Thậm chí có người còn nói rằng các cảnh sát, công chức chính quyền bị thương là do… cảnh sát tổ chức hành hung. Từ sự thật đã được công bố với đầy đủ chứng cứ, chúng ta dễ nhìn thấy động cơ phía sau những lời vu khống đó.
Có một vụ gây rối trật tự nghiêm trọng
Ngày 22-5-2013, linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Bình Thuận, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) tổ chức cho hàng trăm giáo dân ở nhiều địa phương về nhà thờ họ Trại Gáo cầu nguyện cho các bị cáo trong vụ án Hồ Đức Hòa cùng đồng bọn phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Trước tình hình trên, tổ công tác của Công an gồm 5 người đã đến địa bàn để nắm bắt tình hình. Tuy nhiên, khi tổ công tác đến hiện trường thì bị một số giáo dân chặn đường khống chế, đánh đập gây thương tích; họ còn giam giữ trái pháp luật 3 cán bộ. Ngay sau đó, hàng trăm giáo dân đã bao vây nhà ông Đậu Văn Sơn, xã đội trưởng xã Nghi Phương, rồi chửi bới, ném gạch đá vào nhà, đốt xăng, đập phá làm hư hỏng nhiều tài sản; tổng thiệt hại hơn 100 triệu đồng, đe dọa tính mạng của một số người. Hành vi cố ý gây thương tích, phá hoại tài sản người khác là vi phạm pháp luật và việc công an tạm giam 2 nghi phạm trong vụ này để điều tra là hoạt động tư pháp bình thường.
Nhưng 8 giờ 15 phút ngày 30-8-2013, có khoảng 300 giáo dân thuộc giáo xứ Mỹ Yên kéo đến trụ sở Ủy ban Nhân dân xã bao vây, phong tỏa phòng làm việc của Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã; chửi bới, xúc phạm, lăng mạ cán bộ xã Nghi Phương, kéo xã đội trưởng Đậu Văn Sơn ra sân phơi nắng hơn 1 giờ ngoài trời. Họ mang theo băng rôn, khẩu hiệu với nội dung “Phản đối chính quyền bắt người trái pháp luật”, “Xúc phạm giáo hội là tự sát”… Tiếp đó ngày 3-9-2013, có khoảng 1.000 giáo dân thuộc giáo xứ Mỹ Yên và vùng lân cận tiếp tục kéo đến bao vây trụ sở UBND xã Nghi Phương, mang theo nhiều pa-nô, băng rôn cắm trước cổng trụ sở Ủy ban Nhân dân với nội dung như trên, chiếm giữ trụ sở UBND xã, khống chế, giam giữ, đánh đập 6 cán bộ của huyện Nghi Lộc và xã Nghi Phương. Các giáo dân đã dùng vũ lực ép buộc ông Nguyễn Trọng Tạo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã viết “Giấy cam kết”, bắt cán bộ huyện xác nhận, đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh và Công an tỉnh xem xét thả Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải trước 16 giờ ngày 4-9-2013.
Và chiều ngày 4-9-2013, nhà thờ Mỹ Yên rung chuông báo động. Hàng nghìn giáo dân từ trong các ngõ xóm ào ra giằng xé quần áo, đánh đập cán bộ công an. Hàng trăm người đã dùng gạch, đá tấn công làm 6 cảnh sát bị thương. Trước tình hình đó, lực lượng cảnh sát đã dùng công cụ hỗ trợ để giải tán đám đông. Cuộc giải tán này đã làm một số người gây rối trật tự bị thương nhưng đã ổn định được tình hình, hạn chế hậu quả xấu xảy ra.
Vụ gây rối có tổ chức
Một số ý kiến sai lệch cho rằng trong vụ này giáo dân chỉ là tự phát, không ai tổ chức. Qua băng hình chúng ta nhìn thấy các giáo dân đã chuẩn bị nhiều băng rôn cỡ lớn, có hàng nghìn người tham gia, đồng thanh hô khẩu hiệu. Xin hỏi các trang mạng thù địch và các chức việc trong giáo hội, đó có phải là có tổ chức không? Ai đã rung chuông nhà thờ làm tín hiệu cho cuộc tấn công? Đó có phải tổ chức không? Gạch đá đã được chuẩn bị sẵn rất nhiều cho cuộc tấn công, đó có phải là có tổ chức không? Linh mục và các chức việc khác của giáo hội biết rất rõ việc ép buộc một chủ tịch xã viết giấy đề nghị thả người vi phạm pháp luật là sai trái, giấy cam kết đó là không có giá trị, không đúng thẩm quyền nhưng vẫn nói xưng xưng là chỉ tổ chức đi đón người theo lời hứa của chính quyền là cưỡng thương đoạt lý, là cố tình tổ chức gây rối. Công an tổ chức bắt giữ nghi phạm phục vụ điều tra có thông báo cho chính quyền và gia đình vậy mà nói công an bắt cóc, giam giữ trái phép, như vậy có phải là vu khống không?
Một số ý kiến cho rằng giáo dân tay không bị hàng trăm cảnh sát đàn áp “đẫm máu”. Sự thật qua băng hình cho thấy hàng trăm người dùng gạch đá tấn công gây thương tích cho các chiến sĩ cảnh sát. Ai đàn áp ai? Ai tấn công ai? Trước sự giằng xé, đánh đập của những kẻ gây rối, băng hình cho thấy các chiến sĩ công an kiên nhẫn chịu đựng, giải thích… Đối diện với sự kiên nhẫn đó là bạo lực từ phía những kẻ gây rối. Một số ý kiến nói là cảnh sát cho một số người gây rối trà trộn vào các giáo dân ném gạch đá tấn công cảnh sát. Chuyện hài hước. Băng hình cho thấy các giáo dân chính là những kẻ ném đá, che chắn cho những kẻ ném đá.
Một âm mưu thâm độc
Video đang HOT
Qua tất cả những ý kiến vu khống trên internet, chúng tôi nhận rõ những âm mưu thâm độc kích động quần chúng gây rối, dùng những giáo dân làm vật thế mạng cho những mục đích chống Nhà nước. Gây rối và cùng với những trang mạng âm mưu vu khống Nhà nước ta đàn áp tôn giáo, ngăn cản những kế hoạch phát triển đất nước. Họ nhắm mắt trước hàng trăm nhà thờ nguy nga mới xây khắp đất nước, nhắm mắt trước những thánh lễ long trọng lẫn những lễ Chủ nhật bình dị trên mọi xứ đạo. Sự đạo bây giờ là thong dong nhất từ trước tới nay. Những vụ việc này cùng những ý kiến đã làm rõ âm mưu chia rẽ người có đạo và người không theo đạo.
Nhưng âm mưu nham hiểm nhất trong vụ việc này là âm mưu đẩy Giáo hội công giáo đối lập với chính quyền. Để Giáo hội đồng hành cùng dân tộc, phá bỏ mọi nghi kỵ lẫn nhau chúng ta đã mất hàng chục năm. Vậy mà chỉ vì những mục đích nhỏ mọn có kẻ đã muốn phá bỏ những thành tựu lớn lao đó.
Với giáo dân, chúng tôi chỉ muốn trích một đoạn trong Tân ước, Thư gửi tín hữu Roma, chương 13: ” Mỗi người phải phục tùng chính quyền… Thật thế, làm điều thiện thì không phải sợ nhà chức trách, có làm điều ác mới phải sợ. Bạn muốn khỏi phải sợ chính quyền ư? Hãy làm điều thiện, và bạn sẽ được họ khen ngợi. Nhưng nếu bạn làm điều ác, thì hãy sợ… Vì lẽ đó, cần thiết phải phục tùng, không những vì sợ bị phạt, mà còn vì lương tâm”
Hãy kính Chúa và yêu nước mình, một đất nước ổn định và phát triển.
Lê Nguyễn
Theo ANTD
Nghệ An gấp rút ổn định tình hình ở giáo xứ Mỹ Yên
Liên quan đến vụ việc gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, giữ người trái pháp luật xảy ra vào các ngày 30/8, 3 và 4/9 tại giáo xứ Mỹ Yên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Thái Văn Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An.
Ông bày tỏ quan điểm của Ủy ban Nhân dân tỉnh đối với vụ việc và thông điệp gửi đến đồng bào Công giáo trên địa bàn nhằm khẩn trương ổn định tình hình, tạo điều kiện thuận lợi để bà con giáo dân yên tâm phát triển sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống.
Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An Thái Văn Hằng. (Nguồn: TTXVN)
- Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay, xin ông cho biết kết quả việc triển khai thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo tạo điều kiện cho đồng bào có đạo nói chung và đồng bào Công giáo nói riêng trên địa bàn tỉnh Nghệ An yên tâm sống tốt đời, đẹp đạo?
Ông Thái Văn Hằng: Với quan điểm là đồng bào có đạo hay không có đạo, đều là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đều có trách nhiệm và nghĩa vụ trước pháp luật, từ trước đến nay, cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Nghệ An, từ tỉnh đến cơ sở đều luôn quan tâm, chú trọng phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống người dân, trong đó có đồng bào Công giáo.
Những nhu cầu chính đáng, hợp pháp, phù hợp thực tế và phù hợp pháp luật Việt Nam của bà con giáo dân về cơ bản đều được đều giải quyết kịp thời, đúng quy định.
Thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện tu sửa, xây mới nhiều thánh đường Công giáo, cơ sở thờ tự phục vụ hoạt động hành đạo. Tỉnh đã hỗ trợ, giải quyết cho tách lập 23 xứ đạo, 43 họ đạo, các họ đạo mới được tách lập đã được giải quyết đất đai, hàng chục cơ sở tôn giáo được mở rộng khuôn viên...
Tỉnh cũng đã phê duyệt, cấp phép xây dựng cho hơn 70 nhà thờ, nhà phòng, nhà học giáo lý. 97% cơ sở tôn giáo đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giải quyết giao đất cho hầu hết các họ đạo được tách lập mới, mở rộng khuôn viên hơn 25 cơ sở (nhà thờ, xứ, họ). Đặc biệt, hiện nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh đang xem xét, giải quyết mở rộng khuôn viên Đền Thánh An Tôn - Giáo họ Trại Gáo (xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc). Công tác đào tạo chức sắc, dạy giáo lý tín đồ cũng được quan tâm đúng mức.
Tỉnh cũng tạo điều kiện giúp đỡ, phối hợp tổ chức, đảm bảo các lễ lớn, lễ trọng của giáo họ diễn ra an toàn, trang trọng.
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Đảng, Nhà nước, Nghệ An cũng đã triển khai nhiều chương trình, dự án trên địa bàn vùng Công giáo, nhất là đầu tư hạ tầng cơ sở, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, hỗ trợ vốn, đào tạo nghề cho giáo dân... Nhờ đó, đến nay trong vùng giáo dân Nghệ An đã có hơn 25 làng nghề, hơn 33 làng có nghề và hàng trăm hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân hoạt động có hiệu quả, tạo điều kiện cho hàng chục ngàn hộ giáo dân thoát nghèo.
Từ sự quan tâm của chính quyền và những cố gắng, nỗ lực của bà con giáo dân, tỷ lệ hộ giàu ở vùng giáo dân đã tăng lên 41% vào năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 giảm còn 16,63%. Số xã nghèo vùng giáo dân giảm từ 27 xã năm 2006 xuống chỉ còn 9 xã hiện nay. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ mức 8,6 triệu đồng/người năm 2006 lên 12,4 triệu đồng/người/năm hiện nay.
Thực hiện đường hướng hành đạo sống phúc âm trong lòng dân tộc, chấp hành nghiêm chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tỷ lệ làng văn hóa, hộ gia đình giáo dân văn hóa tăng lên rõ rệt: Năm 2007 là 30.000 hộ, đến năm 2012 là hơn 35.000 hộ. Làng đạt chuẩn văn hóa từ 50 làng năm 2007 đã tăng lên 130 làng năm 2012.
- Thưa ông, vụ việc tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng ở Giáo họ Trại Gáo, Giáo xứ Mỹ Yên thuộc xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của huyện Nghi Lộc và tỉnh Nghệ An, xin ông cho biết quan điểm của lãnh đạo tỉnh đối với vụ việc này?
Ông Thái Văn Hằng: Vụ việc vừa xảy ra tại Giáo họ Trại Gáo, Giáo xứ Mỹ Yên là một trong nhiều vụ việc thể hiện những hành động quá khích của một số chức sắc, chức việc, giáo dân cực đoan dưới sự xúi giục từ các tổ chức, thế lực phản động trong và ngoài nước, dẫn đến việc một số người dân đã bị kích động, nghe theo, thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật.
Có thể khẳng định rằng, việc giáo dân bao vây trụ sở chính quyền địa phương, giữ người trái pháp luật, hành hung cán bộ Nhà nước, đập phá tài sản là những hành vi vi phạm Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc các cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An áp dụng các biện pháp như: Tổ chức để lực lượng Công an bảo vệ trụ sở Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã Nghi Phương là cần thiết và hợp pháp. Bất cứ nhà nước nào cũng phải bảo vệ chính quyền, bảo vệ tài sản công; bảo vệ tính mạng, sức khỏe của cán bộ khi bị xâm hại. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi theo dõi và thấy rằng, lực lượng Công an không sử dụng vũ khí mà chỉ sử dụng công cụ hỗ trợ và các biện pháp nghiệp vụ. Chúng tôi cho rằng, đây là hoạt động chính đáng, hợp pháp, tuân thủ pháp luật của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.
-Thưa ông, để bà con giáo dân Giáo họ Trại Gáo, Giáo xứ Mỹ Yên thuộc xã Nghi Phương cũng như nhân dân trên địa bàn ổn định đời sống, lao động, sản xuất bình thường, giữ vững mối đoàn kết lương - giáo, chính quyền và các chức sắc tôn giáo cần thực hiện những biện pháp gì?
Ông Thái Văn Hằng: Để ổn định tình hình, củng cố mối đoàn kết lương-giáo, tiếp tục nâng cao đời sống người dân, với tinh thần cầu thị, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã có văn bản gửi Tòa Giám mục Giáo phận Vinh, đề nghị phối hợp, giải quyết vụ việc.
Thời gian tới, Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng đề nghị các chức sắc tôn giáo tổ chức đối thoại xung quanh vụ việc, cùng tổ chức rút kinh nghiệm, nhận thức rõ những hành vi trái quy định của pháp luật để khắc phục, sửa chữa, phối hợp thực hiện tốt hơn việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Chúng tôi cũng đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước cần nhận định một cách khách quan, toàn diện để phản ánh một cách chân thực nhất nội dung sự việc và những hành vi vi phạm pháp luật.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An cũng đề nghị các chức sắc tôn giáo không được tiếp tục có những lời nói, hành động, văn bản mang nội dung kích động, lôi kéo người dân dẫn đến vi phạm pháp luật, đưa người dân từ chỗ vô tội trở thành kẻ phạm tội.
Tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục triển khai các đề án phát triển kinh tế-xã hội tại Nghi Phương, Nghi Lộc đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho bà con địa phương, để bà con yên tâm lao động, sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống, tham gia vào công cuộc phát triển địa phương ngày một giàu đẹp.
-Để tránh xảy ra những vụ việc tương tự như ở Giáo họ Trại Gáo, thông điệp mà chính quyền địa phương gửi đến cộng đồng giáo dân Nghệ An nói chung, Giáo xứ Mỹ Yên nói riêng là gì, thưa ông?
Ông Thái Văn Hằng: Trong lịch sử dân tộc ta, đồng bào Công giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, cũng như quê hương Nghệ An. Vụ việc gây rối trật tự công cộng tại Giáo họ Trại Gáo vừa qua chỉ là do một số người dân do hạn chế về kiến thức pháp luật, bị một số tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước kích động thông qua một số chức sắc tôn giáo, dẫn đến vi phạm pháp luật.
Chúng tôi đề nghị các chức sắc tôn giáo hãy vì lợi ích của người dân, thực hiện đúng Lời giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI: "Người Công giáo tốt là người công dân tốt" và Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam: "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc." Bất cứ công dân của một quốc gia nào cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật của nước sở tại. Chúng ta là người dân đất Việt, đều phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
- Xin cám ơn ông.
Theo nhóm PV Thông tấn xã
Tìm thấy thi thể nam sinh lớp 12 bị nước cuốn trôi Trưa ngày 21/9, lực lượng tìm kiếm cứu nạn huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã tìm thấy thi thể em Nguyễn Sỹ Phúc (SN 1996, học sinh lớp 12, trường THPT Nghi Lộc II) - nạn nhân bị nước cuốn trôi tại đập tràn vào chiều 20/9. Chiều ngày 21/9, ông Nguyễn Thế Bân - Trưởng Công an xã Nghi Mỹ, huyện Nghi...