Vụ Dương Chí Dũng: Truy thu tiền tham ô thế nào?
Quyết định mua ụ nổi 83M và triển khai dự án của Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc cùng đồng phạm gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hàng trăm tỷ đồng.
Giờ đây, việc truy thu số tiền đã bị các bị cáo tham nhũng là điều vô cùng khó khăn. Vậy làm sao Nhà nước có thể truy thu số tiền đó? Để tìm hiểu rõ hơn các vấn đề pháp lý xoay quanh vấn đề này, PV báo Nguoiduatin.vn có buổi trao đổi với luật gia Đặng Đình Thịnh, Giám đốc trung tâm Tư vấn pháp luật – TW Hội Luật gia Việt Nam.
Mổ xẻ “hành vi đồng phạm” của đối tác nước ngoài
Thưa luật gia, những ngày qua dư luận người dân cả nước đặc biệt chú ý đến việc đưa các đại án ra xét xử công khai như vụ Dương Chí Dũng… Luật gia đánh giá như thế nào về kết quả của phiên tòa vừa qua?
Phiên tòa xét xử vụ đại án tham nhũng đã diễn ra theo quy định pháp luật, hành vi phạm tội của các bị cáo là rõ ràng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nên việc HĐXX áp dụng khung hình phạt cao nhất đối với bị cáo Dương Chí Dũng và bị cáo Mai Văn Phúc cũng là hợp lý. Tuy nhiên, để giải quyết vụ án triệt để, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật cần phải mở rộng điều tra thêm một số cá nhân, tổ chức liên quan có dấu hiệu phạm tội. Mặc dù bản án tuyên các bị cáo phải bồi thường khoản tiền thất thoát, nhưng thực tế Nhà nước thu hồi được số tiền này là rất ít khả thi, vì thực ra Dương Chí Dũng và đồng bọn chỉ nhận khoản “lại quả” không lớn so với tổng số tiền Nhà nước bị thất thoát. Tôi cho rằng cần phải mở rộng vụ án liên quốc gia để thu hồi số tiền từ các đối tác nước ngoài đã có dấu hiệu chiếm đoạ. Đồng thời phải điều tra làm rõ khoản tiền 227 tỷ đồng bị thất thoát trong quá trình đầu tư dự án tại Vinalines.
Bị cáo Dương Chí Dũng và các đồng phạm trước vành móng ngựa.
Xin luật gia phân tích rõ hành vi cấu kết chiếm đoạt tài sản của các công ty nước ngoài trong vụ mua ụ nổi 83M? Trong vụ việc này, Chính phủ Việt Nam cần phải làm gì để thu hồi số tiền mà các công ty nước ngoài đã chiếm đoạt?
Video đang HOT
Thực chất, đây là một vụ án tham ô tài sản Nhà nước xuyên quốc gia, nên ngoài việc căn cứ Bộ luật Hình sự Việt Nam để xử lý các công dân Việt Nam vi phạm, còn cần phải có sự phối hợp liên quốc gia để bóc mẽ toàn bộ đường dây tham ô, hối lộ. Hành vi đồng phạm của một số cá nhân ở nước ngoài cũng khá rõ. Cụ thể là, thay vì mua trực tiếp từ Nga với mức giá hợp lý, thì Dương Chí Dũng và đồng bọn trong và ngoài nước lập nên hợp đồng “ma” với công ty Global Success và công ty AP để nâng khống giá trị hàng hóa lên gấp nhiều lần, sau đó chia nhau chiếm đoạt.
Hai công ty Global Success và AP đã dàn xếp để nâng giá trị khống, lập hợp đồng ma, chuyển tiền tham ô 1,6 triệu USD cho Việt Nam. AP nhận 700 ngàn USD, Global Success nhận 4,33 triệu USD. Qua thương vụ này, nhóm tội phạm quốc tế này đã chiếm đoạt của Nhà nước Việt Nam tổng số tiền 6,7 triệu USD. Hành vi này không thể không xử lý để thu hồi tiền về cho Việt Nam.
Theo tôi, để làm việc này, Chính phủ ta cần chỉ đạo một cơ quan Trung ương là bộ Công an, viện Kiểm sát tối cao hoặc Tòa án nhân dân tối cao có văn bản yêu cầu nước bạn hỗ trợ tư pháp hình sự theo tinh thần Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước Asean ký ngày 29/11/2004, và Hiệp định Tương trợ tư pháp và Pháp lý về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Nga ký ngày 03/06/1999 và các văn bản liên quan.
Luật gia Đặng Đình Thịnh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật – TW Hội Luật gia Việt Nam.
Xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam
Đối với Công ty Nakhodka (Liên bang Nga) bán ụ nổi 83M mà chất lượng “có vấn đề” thì hợp đồng có giá trị pháp lý hay không? Số tiền đã thanh toán cho công ty sẽ được xem xét như thế nào?
Đúng là Công ty Nakhodka bán ụ nổi không còn giá trị sử dụng. Hàng giao dịch không đúng chất lượng, tiêu chuẩn và không thể sử dụng, về nguyên tắc của pháp luật thương mại quốc tế và pháp luật thương mại của các quốc gia thành viên thì đây là giao dịch vô hiệu.
Bên bán hàng phải hoàn trả lại tiền và bồi thường thiệt hại, tuy nhiên trong vụ án này, do Vinalines không lập hợp đồng mua hàng trực tiếp với Công ty Nakhodka mà phải mua qua đối tác khác là công ty AP. Đồng thời, Hải quan Việt Nam cũng đã kiểm tra chất lượng và cho thông quan, nên thực hiện một vụ án tranh chấp thương mại trực tiếp với công ty Nga để hủy hợp đồng và đòi tiền về là khó khả thi. Tuy nhiên, cần xem xét kỹ nội dung, điều khoản các hợp đồng giao dịch giữa các đối tác liên quan, để có biện pháp khả thi, tìm cách khắc phục thiệt hại.
Trong quá trình yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, nếu phát hiện thấy Công ty Nakhodka đã có sự bàn bạc trước với các đối tác để tạo dựng “hợp đồng ma”, lừa dối để bán ụ nổi “rởm”, nâng khống giá trị, thỏa thuận phân chia lợi ích bất hợp pháp với các đối tác Việt Nam và nước ngoài thì đề nghị nước bạn xử lý hình sự đối với công ty này.
HĐXX đã kiến nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) về việc phê chuẩn mua ụ nổi 83M và Ngân hàng Citibank về việc chuyển tiền mua ụ nổi, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Bộ GTVT có trách nhiệm rất lớn trong việc buông lỏng quản lý Nhà nước, không xem xét đánh giá thực tế dự án, không kiểm tra, giám sát về quản lý, sử dụng vốn, đánh giá kết quả kinh doanh của Vinalines.
Về nguyên tắc, Bộ trưởng bộ GTVT phải chịu trách nhiệm toàn bộ về việc quản lý Nhà nước liên quan đến sai phạm của bộ GTVT và các công ty do Bộ quản lý cụ thể là sai phạm nghiêm trọng tại Vinalines.
Đối với Ngân hàng Citibank, quá trình điều tra vụ án, cơ quan cảnh sát điều tra phát hiện hồ sơ thanh toán 9 triệu USD tiền hợp đồng mua ụ nổi 83M của Vinalines với Công ty AP có nhiều vi phạm pháp luật Việt Nam và Hiệp ước quốc tế. Tuy nhiên, Ngân hàng Citibank vẫn thực hiện chuyển tiền cho Công ty AP dẫn tới thất thoát số tiền 9 triệu USD của Nhà nước. Cán bộ Citibank trực tiếp liên quan đến vụ việc đã có dấu hiệu phạm các tội như: Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Cố ý làm trái quy định của ngân hàng về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 285 và 165 của BLHS Việt Nam. Citibank là ngân hàng của Mỹ nhưng chi nhánh ngân hàng hoạt động tại Việt Nam vi phạm pháp luật xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam nên hành vi của cán bộ Citibank được xem xét xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu có việc vi phạm.
Cần có sự ủy thác tư pháp hình sự để truy thu tiền từ đối tác nước ngoài Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương xuất hiện tại tòa lúc đang xét xử. Luật gia bình luận như thế nào về việc này? Ông Nguyễn Bá Thanh với chức trách đã xuất hiện tại tòa lặng lẽ để giám sát vụ án được giải quyết nghiêm minh là việc tốt. Quan trọng nhất của vấn đề này là làm sao thu lại được số tiền Nhà nước bị thất thoát, tôi mong ông Nguyễn Bá Thanh sẽ sớm chỉ đạo những vấn đề tôi đã trao đổi nêu trên, cụ thể là sớm đề nghị một cơ quan Trung ương thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự với Singapore và Nga để nhanh chóng xử lý hình sự và thu tiền về cho Việt Nam từ các cá nhân, tổ chức nước ngoài liên quan chiếm đoạt và giám sát, chỉ đạo điều tra làm rõ số tiền khoảng 227 tỷ đồng bị thất thoát trong quá trình đầu tư triển khai dự án tại Vinalines.
Theo Thanh Nguyên
Nhân dân lo lắng trước tình hình biển Đông diễn biến phức tạp
Lo lắng trước tình hình diễn biến phức tạp ở biển Đông là một trong những tâm trạng của nhân dân được phản ánh trong báo cáo kết quả công tác Mặt trận năm 2012 do Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim trình bày tại Hội nghị lần thứ 5 của MTTQ Việt Nam diễn ra sáng nay, 17.1, tại Hà Nội.
Báo cáo đề cập đến nhiều nội dung, nhiệm vụ trong hoạt động của MTTQ năm qua, trong đó có nội dung về tình hình các tầng lớp nhân dân.
Theo ông Vũ Trọng Kim, trong năm qua, các tầng lớp nhân dân vẫn còn nhiều băn khoăn, lo lắng trước những bất ổn của kinh tế thế giới và tình trạng nền kinh tế nước ta phát triển không bền vững, lạm phát luôn có nguy cơ tăng, nợ xấu ngân hàng và hàng hóa tồn đọng, doanh nghiệp thiếu vốn, sản xuất kinh doanh đình trệ, người lao động mất việc làm, giá cả một số mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng như xăng dầu, điện liên tục tăng cùng với tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó kiểm soát...
Tất cả những vấn đề nêu trên đã tác động sâu rộng đến đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp.
Bên cạnh đó, nhân dân còn nhiều lo lắng, bức xúc trước những vướng mắc và tiêu cực trong quản lý đất đai, công tác đền bù giải phóng mặt bằng và việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân chưa được giải quyết dứt điểm; tình trạng ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát; nhiều công trình xây dựng, đập thủy điện không bảo đảm an toàn, đe dọa cuộc sống nhiều hộ gia đình.
Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; vấn đề lợi ích nhóm và phân hóa giàu nghèo có xu hướng ngày càng rõ; một bộ phận trong xã hội, nhất là giới trẻ có biểu hiện xuống cấp về giá trị đạo đức xã hội, thiếu trách nhiệm với cộng đồng cũng gây bức xúc, lo lắng trong dân.
Đáng chú ý, theo ông Vũ Trọng Kim, "nhân dân cũng lo lắng trước tình hình biên giới, hải đảo, nhất là tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp".
2012 cũng là năm các tầng lớp nhân dân rất quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng vào việc Đảng triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và mong muốn T.Ư, các cấp ủy Đảng có giải pháp đồng bộ, chấn chỉnh tới nơi, tới chốn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, xử lý nghiêm những cán bộ thoái hóa, biến chất, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, thiếu trách nhiệm, gây thất thoát, thiệt hại cho đất nước và nhân dân.
Theo TNO
Bất ngờ vì sự tinh ranh của sát thủ cuồng dâm Đặng Trần Hoài Cười rất tươi, trả lời gọn gàng, thưa gửi đàng hoàng... Đặng Trần Hoài gây bất ngờ cho bất cứ ai theo dõi phiên xử phúc thẩm vụ giết, hiếp trẻ em phẫn nộ dư luận. "Sát thủ cuồng dâm" Đặng Trần Hoài và thái độ trái ngược trong hai phiên tòa xét xử. Xuất hiện trong phiên tòa phúc thẩm tại TAND...