Vụ điểm thi “cao bất thường” ở Hà Giang: Ít nhất 98 trường hợp bị can thiệp?
Theo nguồn tin riêng của phóng viên Dân trí, việc điểm thi THPT quốc gia ở Hà Giang cao bất thường xảy ra ở một số thí sinh là có sự can thiệp của con người. Có ít nhất 98 trường hợp bị can thiệp làm sai lệch kết quả thực, dung sai bị sửa cao nhất lên đến 8,75 điểm.
Việc điểm thi cao bất thường ở Hà Giang xác định có sự can thiệp của con người trong khâu chấm thi trắc nghiệm.
Một trong những vấn đề mà dư luận đặc biệt quan tâm đó là cách thức “ gian lận” này diễn ra như thế nào?
Theo quy định, quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm sẽ được thực hiện theo 4 pha sau:
Pha 1. Quét ảnh
Dùng máy quét ảnh (Scanner) tốc độ cao quét các bài thi theo từng lô đưa vào các thư Mục chứa ảnh.
Pha 2. Đọc ảnh (còn gọi là xử lý ảnh hay nhận dạng ảnh)
Xử lý ảnh để đọc các thông tin từ ảnh như số báo danh, mã đề và các phương án trả lời. Sau đó, xuất báo cáo Bộ GDĐT về trạng thái ban đầu của bài làm của thí sinh, chưa sửa lỗi (Đĩa CD1). Chú ý: Sau khi xuất đĩa CD1, nội dung đã xuất này sẽ được giữ nguyên, kể cả trong trường hợp quét thêm dữ liệu thí sinh chưa quét, dữ liệu này vẫn không thay đổi. Dữ liệu quét mới sẽ được thể hiện ở đĩa CD2.
Pha 3. Sửa lỗi của thí sinh
Thực tế thống kê, có Khoảng 1 % thí sinh mắc lỗi như:
- Không tô số báo danh (SBD), tô nhầm SBD dẫn đến SBD trùng nhau, tô SBD không tồn tại hoặc tô không đúng quy cách dẫn đến không thể nhận biết được. Trường hợp xấu nhất là một thí sinh có dự thi tô nhầm thành SBD của thí sinh vắng thi.
- Không tô mã đề thi, tô mã đề thi không có, hoặc tô sai quy cách khiến không thể nhận biết được thí sinh đã dùng mã đề thi nào.
Video đang HOT
- Phần trả lời bị tô quá mờ hay bị tẩy xóa đến mức không hiểu được thí sinh chọn phương án nào, hoặc tô vào vùng câu hỏi không tồn tại.
- Có những lỗi do quét bài như để gấp Phiếu TLTN, sai mặt Phiếu, làm Phiếu bị biến dạng.
Những lỗi này (nếu có) sẽ dẫn đến bài thi không chấm được, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh dù rằng có những lỗi do chính thí sinh gây ra. Phần mềm phải phát hiện tất cả các lỗi, cán bộ chấm thi phải sửa hết các lỗi để có thể chấm bài thi tự động. Kết quả sửa phải được lưu lại, cùng với biên bản sửa lỗi để báo cáo Bộ GDĐT.
Pha 4. Chấm bài thi
Sau khi thực hiện xong ba pha trên, Hội đồng thi mới được sử dụng đáp án do Bộ GDĐT cung cấp để chấm điểm. Kết quả chấm và phân tích được xuất ra Đĩa CD2 để báo cáo Bộ GDĐT. Nếu chưa thực hiện pha thứ 3, khi phát hiện còn lỗi chưa sửa thì Phần mềm sẽ chặn, không cho phép thực hiện pha thứ 4 này.
Nguồn tin của Dân trí cho hay, sau khi scan bài thi của thí sinh thì file ảnh này được chuyển sang định dạng file text trước khi nạp đáp án chấm của Bộ GD-ĐT vào chạy. Việc can thiệp sửa kết quả làm bài của thí sinh diễn ra ở file text này và sửa ngay trên phần mềm chấm thi.
Theo một cán bộ tham gia chấm thi trắc nghiệm năm nay, sở dĩ phải chuyển file ảnh từ scan sang file text là để giảm dung lượng file. Việc can thiệp vào file text để chỉnh sửa sẽ ngay lập tức bị phát hiện nếu đối chiếu với file ảnh gốc scan bài của thí sinh.
“Với cách thức gian lận như vậy thì không khó để phục hồi điểm thực của thí sinh bởi phiếu trả lời trắc nghiệm không bị can thiệp trước khi quét. Người vi phạm này thực sự quá liều mới dám làm như vậy”- cán bộ này cho biết.
Nguồn tin của phóng viên Dân trí cũng thông tin, quá trình rà soát xác nhận việc can thiệp vào dữ liệu file text này chỉ liên quan đến một cá nhân. Động cơ và mục đích can thiệp của cá nhân này đang được được tiếp tục làm rõ.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin diễn biến tiếp theo của vụ việc này.
S.H
Theo Dân trí
Bộ GD&ĐT đến Hà Giang phối hợp điều tra vụ điểm thi "cao bất thường"
Chiều 14/7, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã đến Hà Giang để phối hợp điều tra vụ điểm thi "cao bất thường" tại địa phương này.
Được biết hiện tại, địa phương này đã bắt đầu đối chiếu lại toàn bộ quy trình, đối chiếu các biên bản từng ngày xem diễn ra đúng thực tế không.
Trao đổi với báo chí trước đó, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: "Nếu đúng địa phương này có sai phạm, sẽ nghiêm khắc xử lý theo đúng quy định. Trong thực tế, làm được việc đó cũng rất khó khăn bởi tất cả quy trình của kì thi được thực hiện rất đảm bảo từ việc tổ chức thi, không cho phép thí sinh nhìn bài nhau, đến việc chấm thi trắc nghiệm.
Do đó, việc hỗ trợ nhau trong phòng thi cũng như hỗ trợ trong việc coi thi hầu như không có. Còn việc gian lận trong thi cử, Bộ cũng đang cho rà soát lại, nếu có việc đó cũng dễ dàng phát hiện ra để xử lý".
Với môn Toán, số thí sinh có mức điểm 8-8,75 là 50 em; số thí sinh có điểm từ 9 trở lên là 57 em. (Ảnh: vtv.vn)
Cũng theo Thứ trưởng Độ, có thể phát hiện ra sai phạm nhờ việc rà soát lại quy trình, xem quy trình đó chặt chẽ không.
Yếu tố thứ hai là chấm hậu kiểm. Thứ trưởng Độ cho hay, điều này cũng đã được đặt ra trong quy chế. Trong đó quy chế nêu rõ, nếu phát hiện ra hiện tượng bất thường, Bộ GD&ĐT có thể chấm thẩm định ở các địa phương để phát hiện sai sót.
Trao đổi thêm về việc Bộ có tổ chức các đoàn thanh kiểm tra công tác tổ chức thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang, Thứ trưởng Độ cho biết, sự việc xảy ra ở địa phương, trước hết địa phương phải giải quyết.
Trường hợp địa phương giải quyết nhưng không thỏa đáng và còn nhiều ý kiến khác, Bộ GD&ĐT sẽ thành lập các đoàn thanh tra xuống để xác minh.
Trao đổi với PV Dân trí, một phụ huynh có con đang học tại Trường THPT chuyên Hà Giang rất bức xúc.
Phụ huynh này cho biết, con mình từng đoạt rất nhiều giải Vàng, giải Bạc của các cuộc thi Tỉnh nhưng khi thi, điểm số còn thấp hơn nhiều so với một số em có học lực bình thường trong lớp.
Chị cho biết thêm, không riêng mình mà một số phụ huynh khác có con em học trường chuyên cũng rất bức xúc vì cho rằng kết quả thi này không công bằng so với lực học của các em hàng ngày ở trường.
"Con gái tôi thất vọng tới mức không buồn ăn uống gì trong 2 ngày sau khi biết điểm thi. Thậm chí, cháu còn không muốn nhập học vào trường ĐH nơi mình trúng tuyển.
Chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh kĩ càng, để con em và các phụ huynh được giải tỏa tâm lý", phụ huynh này cho biết.
Theo phổ điểm môn Vật lý, có 65 thí sinh đạt từ 9 trở lên; 28 thí sinh đạt từ 8 điểm đến dưới 9. (Ảnh: vtv.vn).
Như Dân trí đã đưa tin trước đó, sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi THPT quốc gia 2018, mạng xã hội xuất hiện thông tin nghi vấn điểm thi của Sở GD&ĐT Hà Giang.
Theo phổ điểm môn Vật lý, có 65 thí sinh đạt từ 9 trở lên; 28 thí sinh đạt từ 8 điểm đến dưới 9.
Với môn Toán, số thí sinh có mức điểm 8-8,75 là 50 em; số thí sinh có điểm từ 9 trở lên là 57 em.
Theo một chuyên gia giáo dục, cả nước có hơn 925.000 thí sinh đi thi THPTQG 2018, còn Hà Giang chỉ có gần 5.500 thí sinh. Nghĩa là số thí sinh của cả nước gấp gần 170 lần số thí sinh của Hà Giang.
Tuy nhiên, theo thống kê từ dữ liệu điểm thi, riêng ở khối thi A1, Hà Giang có tới 36 học sinh đạt mức trên 27 điểm, còn cả nước chỉ có 76 học sinh đạt mức điểm này. Tức là riêng Hà Giang chiếm tới gần một nửa. "Bất cứ chuyên gia nào nhìn vào cũng thấy sự bất thường", chuyên gia này khẳng định.
Tối 12/7, Bộ GD&ĐT đã nhanh chóng có công văn số 2868/BGDDT-QLCL, gửi đến Ban Chi đạo thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang, yêu cầu kiểm tra, rà soát, xác minh toàn bộ các khâu của kỳ thi và báo cáo bằng văn bản về thi THPT quốc gia 2018 qua Cục quản lý chất lượng trước ngày 17/7/2018.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Thứ trưởng Bộ Giáo dục: Có thể chấm thẩm tra lại bài thi ở Hà Giang Liên quan đến nghi án điểm "cao bất thường" ở Hà Giang, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, có thể phát hiện ra sai phạm nhờ việc rà soát lại quy trình và chấm thẩm định. Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, sau khi nhận được thông tin điểm thi cao bất thường tại Hà Giang như dư luận phản...