Vụ dạy thêm từ 5h sáng: Giáo viên nói do phụ huynh
Liên quan đến vụ 18 giáo viên đang bị Sở GD-ĐT Phú Yên yêu cầu kỷ luật vì vi phạm quy định về dạy thêm, một số người cho biết sở dĩ họ dạy thêm vào những thời điểm “không giống ai” là do phụ huynh yêu cầu.
Cô N.T.K., dạy văn ở Trường THCS Nguyễn Thị Định (huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên), một trong bốn giáo viên dạy thêm trước 7h, bộc bạch: “Đó là lớp dạy thêm cho tám học sinh lớp 7, đa số các cháu là con cháu của đồng nghiệp và người quen của tôi. Lớp 7 học chính khóa buổi chiều, trong khi tôi dạy trên trường buổi sáng nên chỉ có thể bố trí cho các cháu học lúc 17h30. Nhưng nhiều phụ huynh đề nghị tôi nên mở lớp lúc 5h30 sáng, vì nếu dạy vào chiều tối các cháu sẽ mệt mỏi, đói sau giờ học chính khóa, khó nạp kiến thức”.
Một lớp học thêm tại làng biển Phú Đông (TP Tuy Hòa) dạy thêm từ sáng sớm. Ảnh: Dân Việt
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng một số thầy cô giáo do dạy thêm nhiều lớp, nhiều khối khác nhau nên phải sắp xếp thời gian quá sớm hoặc quá tối mới đáp ứng được nhu cầu học sinh.
Bà Phạm Thị Khương – phó hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong – cho biết hội đồng kỷ luật nhà trường vừa quyết định kỷ luật khiển trách đối với các giáo viên không có giấy phép dạy thêm nhưng vẫn tổ chức dạy thêm riêng các giáo viên vi phạm nhưng nhận ngay khuyết điểm và sửa chữa thì đề nghị sở xem xét phê bình, rút kinh nghiệm.
Video đang HOT
Trong khi đó, ngày 21/10, ông Nguyễn Văn Tá, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên, cho biết sở không cấp phép dạy thêm tại nhà riêng cho giáo viên.
Trước đó, trong đợt thanh tra về dạy thêm, học thêm mới đây, Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên đã phát hiện 19 giáo viên vi phạm. Số giáo viên vi phạm tập trung ở 2 bậc học THCS và THPT, vi phạm dạy thêm trước 7 giờ, sau 19 giờ và ngày chủ nhật. Thậm chí, có giáo viên dạy thêm từ 5h sáng. Hiện số giáo viên này đã bị đình chỉdạy thêm.
Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên yêu cầu các đơn vị quản lý phải có hình thức kỷ luậtđối với số giáo viên vi phạm, nếu các giáo viên vi phạm lần 2 phải buộc thôi việc. Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên cũng phê bình Thanh tra Sở GD-ĐT vì để tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.
Theo Tuổi Trẻ, Người Lao Động
ĐH Huế: Cách chức trưởng khoa nâng điểm thí sinh
Sáng 26/9, PGS.TS Lê Văn Anh, Phó giám đốc Đại học Huế cho biết, Hội đồng kỷ luật đã thống nhất hình thức kỷ luật cách chức đối với ông Nguyễn Như Tú, Trưởng Khoa Kiến trúc, ĐH Khoa học (ĐH Huế).
Ông Nguyễn Như Tú bị cách chức do vi phạm điểm c - điều 40 Quy chế tuyển sinh, đã có hành vi "gian lận khi chấm thi". Cụ thể, ông Tú đã tự ý nâng điểm thi môn vẽ mỹ thuật 1 của thí sinh L.
Trong bản tường trình gửi Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế, ông Tú thừa nhận tất cả lỗi là do một mình cá nhân ông gây ra. Do cha của thí sinh L., nguyên là Trưởng khoa Kiến trúc, ĐH Khoa học Huế, nên vì tình cảm thầy trò mà ông Tú "làm chuyện như vậy để giúp cháu chứ không có động cơ gì khác".
Sau đợt thi ĐH được 2 ngày, ông Tú đã đến nhà thí sinh L. hỏi làm bài có tốt không. Thí sinh L. đã đưa bản nháp môn vẽ mỹ thuật 1 để ông Tú xem.
Đến ngày chấm thi, ông Tú nằm trong tiểu ban chấm thi năng khiếu cùng 4 thành viên khác. Theo quy trình chấm, 5 thành viên này xếp toàn bộ bài thi ra bàn rồi đi xem một lượt. Từng nhóm bài tốt, khá tốt, trung bình, yếu... sẽ được phân loại ra để từ đó chấm điểm.
Do nhớ cấu trúc bài vẽ nháp của thí sinh L. nên ông Tú nhanh chóng tìm thấy bài của em này và xếp vào trong nhóm bài tốt. Đến lúc chấm, ông Tú đã tự ý cho bài của L. là 5 điểm (điểm cao nhất là 6 điểm) bài vẽ mỹ thuật 2 của L. cũng được điểm tối đa 4/4 nên tổng cộng thí sinh L. được 9 điểm môn năng khiếu.
Kết quả, với số điểm rất cao môn năng khiếu này, thí sinh L. đã đậu vào Khoa Kiến trúc, ĐH Khoa học Huế (tổng điểm là 22,5 điểm: hai môn Toán, Lý được 4,5 điểm, cộng với 18 điểm năng khiếu - do môn năng khiếu nhân đôi hệ số).
Theo PGS.TS Lê Văn Anh, ông Tú đã tự ý nâng điểm cho thí sinh T.B.H.L. (từ thấp lên cao) trong kỳ thi tuyển sinh khối V, vào Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học Huế vừa qua.
Trong bản tường trình, ông Tú đã xin lỗi bốn cán bộ trong nhóm chấm thi năng khiếu vì đã lợi dụng niềm tin và những sơ suất của họ để nâng điểm bài thi cho thí sinh L.
Sau khi phát hiện việc nâng điểm bài thi của thí sinh L., Hội đồng tuyển sinh ĐH Huế đã yêu cầu nhóm chấm thi xem lại trường hợp này. Và nhóm chấm thi đồng ý hạ điểm từ 5 xuống còn 1,5 điểm.
Hội đồng tuyển sinh ĐH Huế cũng làm rõ trách nhiệm với các thành viên còn lại. Theo đó, ông Nguyễn Duy Linh (Trường ĐH Nghệ thuật Huế) - là người ký bài chấm thi của thí sinh L. với ông Tú được kết luận là "Thiếu tinh thần trách nhiệm, làm sai sót kết quả bài thi". Trưởng ban chấm thi năng khiếu là ông Hà Văn Chước (Phó hiệu trưởng ĐH Nghệ thuật Huế) cũng được kết luận là "Thiếu sâu sát dẫn đến sai sót".
Riêng 145 bài thi đậu vào Khoa Kiến trúc (còn thiếu hơn 40 chỉ tiêu so với dự kiến) cùng hơn 20 bài có đơn thư khiếu nại, Tổ kiểm tra thuộc Hội đồng tuyển sinh ĐH Huế đã tiến hành rà soát kỹ lưỡng lại bài thi môn năng khiếu.
Ngoại trừ trường hợp của thí sinh L. bị gian lận trong quá trình chấm thi (đã được hạ điểm môn năng khiếu từ 9 xuống 5,5 điểm kết quả thí sinh này vẫn đậu vì tổng điểm 15,5 điểm - hơn điểm chuẩn lấy vào 1 điểm), tất cả bài làm còn lại đã cho thấy kết quả chấm điểm phản ánh đúng với nội dung bài thi.
Theo kham pha
Hiệu trưởng trường Việt Đức: Sẽ kỷ luật học sinh văng tục "Chưa biết là học sinh của ai, của trường nào nói tục, chửi bậy thì đều là những điều đáng buồn cho những ai có mong muốn hướng tới một xã hội văn minh", hiệu trưởng THPT Việt Đức cho biết. Sau khi xem đoạn clip học sinh Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) văng tục, chửi bậy ngay tại cổng trường, ông...