Vụ đánh hội đồng nữ sinh: Đừng đẩy vào đường cùng!
Kỷ luật các học sinh đánh hội đồng bạn là đúng, nhưng làm không khéo có thể đẩy các em vào đường cùng.
Ảnh minh họa
Bàn tiếp về việc xử lý các học sinh đánh hội đồng nữ sinh lớp 9 trường THCS Phù Ủng (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn đồng tình với quan điểm cho rằng: sai phạm đã xảy ra, phải kỷ luật nghiêm các học sinh hành hung bạn nói trên. Vấn đề ở đây là kỷ luật như thế nào và đặc biệt là phải làm rõ nguyên nhân từ đâu.
Theo GS.TSKH Phạm Phố, trước vụ việc trên, đã có rất nhiều vụ hành hung, đánh hội đồng bạn xảy ra tại các địa phương trên cả nước và sau này hẳn cũng sẽ vẫn còn, mà minh chứng rõ nhất là vụ bốn nữ sinh lớp 8 trường THCS xã Diễn Hùng (huyện Diễn Châu, Nghệ An) bắt một học sinh lớp 7 quỳ xin lỗi và tát vì tung tin sai dieenx ra vào ngày 31/3.
Lối ứng xử như vậy, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn cho rằng, là kết quả của ba cái sai:
Thứ nhất, do cách giáo dục không đầy đủ. Ngày xưa, trong các trường học thường có môn luân lý, trong đó dạy học sinh về cách đối nhân xử thế, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô, cách ứng xử với bạn bè, xã hội… như thế nào cho đúng. Thế nhưng, về sau này, việc giáo dục luân thường đạo lý cho học sinh bị lơ là, không được đầy đủ nữa.
Thứ hai, bố mẹ chiều chuộng con, không theo sát con để giáo dục con trở thành người hiếu thuận trong gia đình, có ích cho xã hội.
Thứ ba, bởi thiếu giáo dục, các em lại tự do lên mạng tìm hiểu, xem những gì mình thích, thiếu đi sự hướng dẫn, kiểm soát của người lớn, cuối cùng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ trên mạng, tác động xấu đến cách đối xử với ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình, bạn bè, và ngoài xã hội…
Video đang HOT
Khi trẻ thiếu đi sự quan tâm, giáo dục, tự do tiếp cận với những thông tin, hình ảnh xấu trên mạng thì chúng dễ dàng bắt chước theo. Ảnh minh họa
“Trẻ con luôn cần có tấm gương để học theo, nhưng bây giờ chúng thấy được những gì? Nhìn ra xã hội thì cướp giật, trộm cắp, đánh nhau, ma túy… hoành hành; nhiều thầy cô thờ ơ, thiếu trách nhiệm với học sinh, không ít vụ việc đau lòng và xấu hổ diễn ra ngay trong ngành giáo dục như thầy hiệu trưởng dâm ô hàng chục học sinh nam; thầy giáo sờ mông và đùi học sinh…
Về nhà thì cha mẹ cũng thiếu quan tâm giáo dục, chỉ lo công việc, mặc kệ con cái muốn làm gì thì làm. Còn trên mạng, những hiện tượng giang hồ, phản cảm như Khá Bảnh lại trở nên nổi tiếng và hấp dẫn những thanh niên mới lớn… Có thể thấy các em đang mất phương hướng, không biết nhìn vào đâu để học”, GS.TSKH Phạm Phố bi quan nhận xét.
Từ những phân tích ở trên, trở lại với vụ đánh hội đồng bạn ở Hưng Yên, ông Phố khẳng định, các học sinh hành hung bạn chắc chắn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và phải bị kỷ luật, thế nhưng, bên cạnh đó còn có phần trách nhiệm của giáo dục xã hội, của nhà trường và bố mẹ các em.
“Theo dõi báo chí những ngày qua, tôi thấy có học sinh tham gia đánh hội đồng bạn còn bị dọa “xử”. Làm như vậy thì khác nào hành động của chính các học sinh ấy làm với bạn mình?
Bây giờ đuổi học các em, đưa sang cho công an xử lý hay như thế nào? Nếu làm không khéo thì vô tình lại đẩy các em vào đường cùng, khiến cuộc đời của chúng đen tối, không phát triển được.
Theo tôi, có thể phê bình, hạ hạnh kiểm nhưng không thể đuổi học, càng không cần có công an vào cuộc. Phải giúp đỡ, giáo dục các học sinh này, tiếp tục cho các em học trong phạm vi có kiểm soát để các em tiến bộ chứ không phải đạp đổ chúng”, GS.TSKH Phạm Phố nhấn mạnh.
Ông cũng một lần nữa lưu ý nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra và còn tiếp tục xảy ra nếu không xử lý đến nơi đến chốn, không phân tích được nguyên nhân để giải quyết.
“Quan trọng nhất là xã hội phải liêm chính để các em phải có tấm gương để nhìn vào”, GS Phạm Phố nói.
Thành Luân
Theo baodatviet
Từ vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Giáo dục đạo đức bị xem nhẹ
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục cho biết, khi xem clip 5 nữ sinh đánh hội đồng một học sinh lớp 9 tại Hưng Yên, bà đã sốc.
TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục.
Đồng thời cho rằng ngày xưa việc đánh giá hạnh kiểm cho học sinh rất chặt chẽ và nghiêm túc, soi xét từng hành vi của đứa trẻ, tuy nhiên ngày nay, các em lại dễ dàng có được hạnh kiểm tốt và không phán xét khi có hành vi đáng báo động.
TS Vũ Thu Hương chia sẻ: "Điều tôi sốc nhất chính là những đứa trẻ đã có hành vi không nhân tính và sỉ nhục người khác quá nặng nề. Tôi cũng lo lắng không chỉ cho em bị bạo lực học đường mà cả những đứa trẻ đã hành hạ bạn và các em khác chứng kiến". Cũng theo TS Vũ Thu Hương, qua sự việc này cũng cho thấy sự xuống cấp về đạo đức của học sinh. Vì vậy, cần phải xem lại hệ thống giáo dục quá thiên về trang bị kiến thức mà bỏ qua giáo dục đạo đức vốn rất quan trọng.
Theo bà, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường có trách nhiệm gì khi để xảy ra sự việc?
- Nhà trường đã bị biến thành công sở giáo dục và giáo viên giống như công nhân giáo dục, lên lớp giảng bài, chấm điểm mà không quan tâm đến kỹ năng, tính cách của học sinh phát triển lệch lạc. Nhiều năm đi dạy học, khi nhìn thấy hành vi hơi lệch lạc của học sinh, tôi rất lo lắng và lập tức kéo các em trở về chuẩn mực đạo đức hoặc trao đổi với phụ huynh để cùng giải quyết.
Tôi không hiểu tại sao những người làm giáo dục ở môi trường đó (trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, Hưng Yên - PV) bỏ qua chuyện này. Họ coi mọi chuyện rất đơn giản, giải thích với gia đình nạn nhân là đánh nhẹ nhàng thôi, sơ sơ thôi, trong khi nạn nhân bị hành hạ quá dã man thì không thể chấp nhận được. Rõ ràng chuẩn mực đạo đức của chính những người thầy này đáng báo động.
Nguyễn Thị H.Y (học sinh lớp 9A, trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, Hưng Yên) điều trị tại bệnh viện.
Bà có thể nói về trách nhiệm của các gia đình khi con có hành vi bắt nạt người khác vô nhân tính?
- Nhiều gia đình không chú ý dạy con cách ứng xử. Chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh những đứa trẻ nói trống không rất nhiều. Rồi nhiều trẻ đến nhà người khác giật đồ, lục tìm thứ nọ kia khi chưa được phép gia chủ hay trẻ em đi trên đường phố rất ngông nghênh, va chạm với người khác nhưng không xin lỗi... Ngay cách hành xử của người lớn cũng rất coi thường pháp luật như vượt đèn đỏ, lấy trộm đồ của người khác...
Ở sự việc này, cách xử lý của Bộ GD&ĐT đã thỏa đáng chưa, thưa bà?
- Bộ GD&ĐT đã phản ứng nhanh hơn và quyết liệt hơn các vụ trước khi Bộ trưởng đích thân xuống trường làm việc trực tiếp với Ban giám hiệu. Tuy nhiên, tôi nghĩ Bộ GD&ĐT phải làm việc quyết liệt hơn, không chỉ cách chức hiệu trưởng, đình chỉ giáo viên. Những người không làm đúng chức trách nhiệm vụ phải bị đưa ra khỏi ngành để làm trong sạch đội ngũ và răn đe các giáo viên khác.
Nhưng cách xử lý của Bộ GD&ĐT vẫn chỉ là chạy theo?
- Theo tôi, giáo dục phải là phòng tất cả mọi tình huống chứ không phải đi xử lý sự việc xảy ra. Giáo dục phải định hướng cho học sinh hành động, thậm chí xử lý bức xúc của các em từ trong trứng nước để không bùng phát trở thành hiểm họa gây nguy hiểm cho tất cả mọi người và xã hội.
Xin cảm ơn bà!
Thêm một nữ sinh bị bạo hành tập thể
Vụ việc xảy ra vào khoảng 17 giờ chiều 31/3. Nhóm gồm 5 nữ sinh của trường THCS Diễn Hùng và 2 nữ sinh của trường THCS Diễn Kim, huyện Diễn Châu, Nghệ An (đang học lớp 7 và lớp 8) đưa 1 nữ sinh lớp 7 trường THCS Diễn Hùng ra bãi biển, bắt bạn quỳ xin lỗi rồi đánh bằng cách tát vào mặt.
Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu đã yêu cầu các nhà trường buộc các học sinh đánh bạn phải viết bản tự kiểm điểm, trường phải họp hội đồng giáo viên để thông báo tình hình, kiểm điểm lại việc quản lý học sinh.
Theo kinhtedothi
Khi giới trẻ nhận thức lệch chuẩn Trong 2 ngày qua, trên facebook tràn ngập hình ảnh một thanh niên tên Dương Minh Tuyền được đông đảo thanh thiếu niên chào đón nhiệt liệt khi đến Hưng Yên "trợ giúp nữ sinh lớp 9 trong vụ bị 5 bạn học bạo hành dã man". Ảnh minh họa Chỉ sau 3 giờ livestream, facebook của thanh niên này đã lập tức...