Vụ CSGT vụt lái xe: “Cũng cần xem lại hành vi của tài xế lái xe tải”
“Hành động đánh người của vị cảnh sát giao thông ở Ninh Bình là sai nhưng theo tôi chúng ta cũng cần phải xem lại hành vi của tài xế lái xe tải ở đây. Rất có thể do bị ức chế quá, không kiềm chế được nên người cảnh sát giao thông mới có hành động như vậy…”, độc giả Phạm Văn Thanh bày tỏ.
Xung quanh đoạn clip ghi lại hình ảnh một lái xe tải BKS 18N-6376 bị một CSGT đeo lon Thiếu tá được xác định đang công tác tại công an TP Ninh Bình tóm cổ áo lôi sềnh sệch và liên tiếp dùng tay tát, đấm vào mặt lái xe. Không những vậy, người mặc sắc phục này còn dùng gậy điều khiển giao thông vụt thẳng vào đầu lái xe… tòa soạn báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của độc giả gửi về.
Một trong đó, là ý kiến của độc giả Phạm Văn Thanh (Thái Nguyên) bày tỏ quan điểm cần phải nhìn nhận sự việc một cách khách quan hơn. Để rộng đường dư luận, tòa soạn xin đăng tải ý kiến này. Mời bạn đọc cùng theo dõi:
Những ngày qua, tôi đã theo dõi rất kỹ đoạn clip cũng như những thông tin xung quanh vụ việc lái xe tải mang BKS 18N – 6376 bị một cảnh sát giao thông đeo lon Thiếu tá được xác định đang công tác tại công an TP Ninh Bình đánh ngay trên đường Trần Hưng Đạo (Ninh Bình) vào trưa ngày 11/6.
Người mặc sắc phục CSGT liên tiếp ra đòn về lái xe. (ảnh cắt từ video)
Như nhiều người dân bình thường khác, khi xem xong đoạn clip này, tôi đã rất bức xúc trước hành động đánh người của viên cảnh sát giao thông này. Hành động đó là sai, không thể chấp nhận được, nó đã vi phạm nghiêm trọng vào điều lệnh công an nhân dân cũng như văn hóa ứng xử bình thường giữa con người với nhau trong xã hội.
Và xung quanh vụ việc này, tôi cũng thấy đã có rất nhiều các ý kiến của độc giả được các báo đăng tải với nội dung chủ yếu bày tỏ sự lên án đối với hành vi đánh người của người cảnh sát giao thông này. Như đã nói, tôi ủng hộ những ý kiến đó.
Tuy nhiên, ở đây, tôi cũng cho rằng, chúng ta hãy nên nhìn sự việc này một cách khách quan hơn, sâu hơn. Và nên đặt câu hỏi tại sao, người cảnh sát giao thông đeo lon Thiếu tá kia lại có những hành động như vậy đối với lái xe tải?
Trong cuộc sống, chúng ta thấy rằng, sẽ khó có thể xảy ra việc một người đánh một người khác, trừ khi một trong hai bên có những hành động, hành vi làm cho bên kia bị ức chế, không kiềm chế được bản thân nên mới có hành động bột phát. Hay nói như dân gian ta thì thường ví von “không có lửa thì làm sao có khói”.
Thực tế, theo dõi nhiều vụ việc xảy ra mà báo chí đăng tải, gần đây nhất là vụ việc một thanh niên dùng hung khí đe dọa 2 chiến sĩ cảnh sát giao thông ở Lạng Sơn, tôi nhận thấy rằng, những người cảnh sát giao thông thường có sự kiềm chế rất tốt.
Họ sẽ không bao giờ có những hành động đánh người vi phạm ngay ở giữa đường như anh cảnh sát giao thông này nếu không phải vì bị người vi phạm gây cho những ức chế, không kiềm chế được bản thân nên mới có hành động thiếu suy nghĩ.
Video đang HOT
Nhiều người khi xem xong clip nhận xét rằng, chỉ vì anh tài xế xe tải va quyệt nhỏ vào phần đuôi xe máy của anh cảnh sát giao thông nên bị đánh. Tôi cho rằng, nhận định đó chưa chắc đã đúng hoàn toàn, bởi lẽ đây có thể chỉ là một phần nguyên nhân gây ra vụ việc.
Như ý kiến trả lời trên báo Giáo dục Việt Nam của ông Giám đốc công an tỉnh Ninh Bình trả lời, cá nhân tôi thấy, nguyên nhân của vụ việc có thể bắt nguồn do, tài xế này là chủ xe hàng, khi xe bị yêu cầu dừng lại kiểm tra, lái xe đang xuống xe xuất trình giấy tờ, thì anh này leo lên xe và lái xe bỏ chạy.
Ảnh cắt từ clip
Chính hành động bỏ chạy, coi thường kỷ cương, pháp luật của chủ hàng kiêm tài xế, buộc cảnh sát giao thông phải đuổi theo, chặn đầu xe lại đã gây ra ức chế, bực tức ban đầu và việc xe tải này va quyệt vào phần đuôi xe của người cảnh sát giao thông như trong đoạn clip đã tiếp tục gây ra ức chế cho anh này.
Từ sự ức chế bị dồn nén đó, khi không kiềm chế được đã dẫn đến những hành động bột phát, thiếu suy nghĩ.
Nói như vậy, không có nghĩa là tôi bênh hay dung túng cho những hành động này của cảnh sát giao thông.
Như đã nói ở trên, tôi khẳng định, hành động của người cảnh sát giao thông ở Ninh Bình là sai, không thể chấp nhận được. Nhưng cũng như tôi đã nói, chúng ta cũng cần xem lại một cách khách quan hơn với thái độ, hành vi của người tài xế này. Bởi, rất có thể, chính cách ứng xử thiếu tôn trọng pháp luật, kỷ cương của lái xe này đã gây ức chế cho cảnh sát giao thông, khiến anh ta gây ra những hành động như vậy.
Theo GDVN
Con đường sa ngã của nữ sinh trong đường dây bán dâm giá 2 triệu
Khi nghĩ đến cảnh ốm đau không thang thuốc của mẹ, nghĩ đến đứa em thơ và ông bố nghiện ngập ở nhà, lại thêm những lời dụ dỗ ngon ngọt như rót mật vào tai, Yến đã bị đánh gục, cô nghe theo lời chỉ dẫn của mụ tú bà nham hiểm.
Hoàn cảnh túng quẫn
Chỉ vừa mới đây, vào ngày 22/5, lực lượng Cảnh sát hình sự - Công an quận Đống Đa bất ngờ kiểm tra hành chính khách sạn Vân Nam (26 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội), phát hiện ở phòng 704 có một nam hai nữ, phòng 705 có một nam và một nữ đang có hành vi mua bán dâm.
Qua quá trình lấy lời khai và mở rộng điều tra, cơ quan chức năng đã khám phá đường dây mại dâm chuyên cung cấp các cô "gái bán hoa" đang là sinh viên theo học ở Hà Nội với mức giá 2 triệu đồng một lượt đi khách.
Sau khi được chuyển tới ngôi nhà bình yên để ổn định tâm lý, chúng tôi đã có cuộc trò truyện với một trong số những cô gái bị lực lượng công an bắt quả tang tại khách sạn Vân Nam là Đặng Hải Yến (SN 1992, ở Phú Thọ). Ngồi gục mặt trong gian phòng nhỏ, cô gái với mái tóc ép thẳng dài ngang lưng chỉ lặng im không nói. Sau một hồi làm công tác "tư tưởng", cô mới cởi mở để kể về câu chuyện buồn của mình.
"Bi kịch gia đình bắt đầu từ khi mẹ em bị bệnh hiểm nghèo, căn bệnh quái ác làm mẹ em héo mòn và tốn rất nhiều tiền chạy chữa, đến mức gia đình phải đi vay mượn tứ tung khắp họ hàng cho đến bạn bè. Từ lúc mang bệnh mẹ em không đi làm được nhiều, lại thêm vào đó 2 đứa em cũng đang tuổi đi học, nuôi nấng cũng tốn kém, bố em đã quyết định theo người ta lên Lào Cai đào vàng với mong muốn kiếm đủ tiền để lo cho gia đình. Vì là chị cả nên mọi việc ở nhà em đều phải gánh vác.", Yến bùi ngùi nhớ lại.
Ban đầu, công việc của bố Yến cũng mang lại nguồn thu nhập, hàng tháng cũng có tiền gửi về đủ cho gia đình trang trải cuộc sống, nhưng được một thời gian, đột nhiên bố Yến bỏ công việc quay về nhà, chẳng làm ăn gì, suốt ngày xin tiền của vợ rồi đi đâu đó. Rồi mọi chuyện vỡ lẽ khi cả nhà phát hiện bố Yến đã dính vào nghiện ngập, những lúc xin tiền vợ không được bố Yến lại dùng vũ lực, hết đánh vợ rồi sang đánh con miệng gào thét "không cho tiền mua thuốc hút sẽ đánh chết cả nhà".
Yến khi bị bắt đưa về trụ sở CQĐT
Kể đến đây, khẽ lấy tay lau giọt nước mắt đang âm ỉ trên đôi bờ mi của mình, Yến tâm sự: "Hồi trước bố thương tụi em lắm, chẳng bao giờ trách mắng chứ đừng nói tới đánh con. Lúc nào bố cũng nghĩ tới chị em em, mong cho chị em em được yên vui như con người ta. Vậy mà từ ngày dính nghiện bố bỏ bãi vàng về nhà mẹ em nuôi, lúc đầu bố còn đi làm lấy tiền hút, dần dần là bán một vài món trong nhà đi, khi hết những thứ để bán thì bố em quay sang hoạnh họe mẹ em".
Những ngày gia đình tiêu điều, mẹ Yến phải ra sức làm lụng nuôi cả nhà và đặc biệt là cung phụng người chồng nghiện ngập. Đau khổ như vậy nhưng người mẹ tần tảo vẫn động viên Hồng cố gắng học hành vì khi ấy cô chuẩn bị tốt nghiệp THPT. Thương mẹ, thương các em và muốn thoát khỏi cảnh nghèo tù túng, Yến đã quyết tâm theo đuổi giấc mơ bước vào giảng đường đại học để sau này có một công ăn việc làm đàng hoàng giúp gia đình bớt khổ.
Với sự cố gắng của mình, sau khi tốt nghiệp cấp ba, Yến thi đỗ vào một trường Đại học có tiếng ở Hà Nội, niềm hạnh phúc không chỉ vỡ òa với cô gái mà còn là niềm hân hoan chung của gia đình và bà con trong xóm.
Ấy thế nhưng, ngay trước ngày cô con gái đi nhập học ông bố nghiện ngập lại vác gậy đuổi 2 mẹ con khắp làng vì không có tiền cho ông hút chích. Chuẩn bị đi nhập học và Yến đau đớn khi chìm ngập trong suy nghĩ liệu có đủ tiền để mình theo học trên Hà Nội 4 năm dài đằng đẵng. "Ngày em lên Hà Nội nhập học, gia đình không có tiền nên cũng chẳng sắm sửa được gì ngoài mấy bộ quần áo và ít quà quê gói vội vào giấy ni lông của mấy người hàng xóm tốt bụng", Yến nhớ lại.
Sa ngã vì...tiền
Những ngày đầu ra Hà Nội đi học còn lạ nước lạ cái, số tiền ít ỏi mẹ Yến gửi cho chưa hết tháng đã vỏn vẹn chẳng còn bao nhiêu. Việc phải thích nghi với môi trường sống mới lại thêm lo nghĩ chuyện tiền nong khiến Yến càng ngày càng rơi vào bế tắc. Không còn cách nào khác, Yến nghe theo lời bạn bè giới thiệu xin làm những việc vặt trong nhà hàng, rồi phụ giúp bán sách. Số tiền thu được chẳng là bao nhưng đối với một cô gái nghèo như Yến quả thật là cả một gia tài giúp bám trụ chốn thị thành, để ước mơ về tấm bằng Đại học không bị đổ vỡ.
Cứ ngỡ chỉ cần lo được thân mình là xong, đến một ngày khi những đồng tiền của mẹ Yến làm ra không đủ sức nuôi sống 4 miệng ăn ở nhà, các em gọi điện báo tin cho Yến về cuộc sống khó khăn của gia đình. Mẹ lại càng ngày bệnh nặng hơn, tài sản gia đình bị bố bán đi hút thuốc đã chẳng còn lại gì. Trách nhiệm lại thêm một lần nữa đè nặng lên vai Yến, cô gái phải kiếm tiền gửi về giúp mẹ.
Cũng chính vào thời điểm đó khi Yến đang làm bồi bàn, bưng bê đồ ăn trong một nhà hàng đã tình cờ quen với một phụ nữ người Hà Nội. Thấy Yến xinh xắn, người phụ nữ này đã "chủ động" làm quen và hứa hẹn giới thiệu cho Yến một công việc có thu nhập cao hơn công việc đang làm gấp bội lần, đó là đi làm gái bán dâm.
Ban đầu Yến rất hoảng sợ và muốn tránh xa người phụ nữ này bởi hơn ai hết cô thấu hiểu cảnh đau đớn khi vướng vào những thứ mang tên tệ nạn xã hội. Bước chân lên Hà Nội học Đại học, cô mang theo giấc mơ không chỉ của cô mà còn cả của người mẹ bệnh tật ở quê nhà. Thế nhưng, khi nghĩ đến cảnh ốm đau không thang thuốc của mẹ, nghĩ đến đứa em thơ và ông bố nghiện ngập ở nhà, lại thêm những lời dụ dỗ ngon ngọt như rót mật vào tai, Yến đã bị đánh gục, cô đành nhắm mắt làm ngơ nghe theo lời chỉ dẫn của mụ tú bà nham hiểm.
Sau khi bỏ vốn "đầu tư" cho Yến quần áo, trang sức, đầu tóc... cô gái sinh viên quê mùa ngày nào đã lột xác thành một nữ sinh kiều diễm chẳng thua kém ai.
Nghe theo sự sắp xếp của tú bà kia, một lần, hai lần, dần dần công việc đi khách đã trở thành quen thuộc với Yến. Cô gái cũng trở nên dạn dĩ vì sau những bước chân trên con đường đen tối. Số tiền kiếm được từ những lần đi khách của Yến phải chia cho người môi giới một nửa nhưng đủ để cho cô tiếp tục nuôi sống bản thân, có tiền duy trì hai năm đại học và hơn cả là có một món nhỏ gửi về quê giúp mẹ.
Những ngày đi khách ấy cứ tiếp nối mãi cho đến một buổi chiều ngày 22/5. Khi đang thực hiện hành vi bán dâm với khách trong một nhà nghỉ ở Hà Nội, Yến đã bị lực lượng công an quận Đống Đa ập vào bắt quả tang cùng 2 cô gái khác cũng đang bán dâm ở đây. Bị bắt tại chỗ khi đang chuẩn bị hành sự cùng khách và vẫn đang là một sinh viên đại học, Hồng chỉ biết xấu hổ che mặt. Tại cơ quan công an cô lí nhí khai rằng hôm nay mình nhận được điện thoại của má mì điều tới đây đi khách.
Kể đến đây, cô nữ sinh chỉ biết òa khóc vì sự tủi hổ của bản thân, gia đình vốn đã nghèo khổ, đầy sóng gió của Yến sẽ bị những người ở quê nhà chê cười. Và hơn thế nữa, giấc mơ đại học mà Yến theo đuổi đã sụp đổ.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Tiểu Vân
Theo Infonet.vn
"Người rừng" đang hồi phục bản năng tự nhiên và quyền làm người Theo kết quả điều tra ban đầu của Công an huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, ông Đặng Ngọc Hải (cha ruột của chị Đ.T.T.A trú ở xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân) có hành vi ngược đãi, hành hạ con đẻ. Trong ngày 12/6, các ban ngành, đoàn thể của tỉnh Phú Yên, huyện Đồng Xuân cùng nhiều nhà hảo tâm...