Vụ Cocobay vỡ trận: Ngân hàng cũng…lo ngay ngáy
Khách vay vốn ngân hàng để đầu tư condotel Cocobay nhưng đến nay dự án này đang “vỡ trận” khiến ngân hàng cũng đứng ngồi không yên.
Mới đây, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Thành Đô, hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính, đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí, bất ngờ phát đi thông báo “vỡ trận” tại dự án Cocobay Đà Nẵng đã thu hút sự chú ý của toàn thị trường.
Theo đó, do khó khăn về dòng tiền, Empire Group (là tên gọi hiện nay của Thành Đô) quyết định chấm dứt việc chi trả lợi nhuận như đã cam kết trong hợp đồng khi mua condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng từ ngày 1/1/2020. Nguyên nhân được Empire Group đưa ra là do việc kinh doanh loại hình condotel thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn do tính pháp lý chưa được hoàn thiện, thủ tục tại địa phương có nhiều vướng mắc đã làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác vận hành của dự án.
Việc Cocobay Đà Nẵng dừng chi trả lợi nhuận như đã cam kết đối với nhà đầu tư tại dự án này đã khiến nhiều người phải khóc ròng, bởi lẽ để có được nguồn tiền mua condotel từng được quảng cáo là có lợi nhuận cao nhất thị trường cách đây vài năm, với tỷ lệ chi trả lãi suất lên đến 12%, thì nhiều nhà đầu tư đã phải vay vốn ngân hàng. Không chỉ là vốn mà họ còn phải trả lãi ngân hàng đều đặn.
Được biết Ngân hàng SHB vừa là đơn vị cấp vốn cho chủ đầu tư, vừa là ngân hàng độc quyền cấp vốn cho các chủ sở hữu mua nhà tại dự án, đồng thời cũng là ngân hàng bảo lãnh cho dự án về mặt tiến độ. Nhiều người mua nhà đã được SHB giải ngân vốn vay từ tháng 3/2017.
Liên quan đến khoản lãi vay ngân hàng, theo cam kết, năm đầu ngân hàng cho vay 8%, nhưng sau đó lãi suất thả nổi theo phương thức lãi suất 13 tháng tiết kiệm trả sau cao nhất của SHB cộng với biên độ dao động từ 3,3 đến 4,5%, tùy từng trường hợp. Và với cách tính này, hiện nay, các chủ sở hữu đang phải trả lãi vay ngân hàng từ 13,4 – 13,7%/năm, thậm chí có trường hợp cao hơn.
Video đang HOT
Đuợc biết các khách hàng mua dự án Cocobay đã có công văn gửi tới SHB đề nghị đưa ra giải pháp hỗ trợ đối với các khoản vay và nợ nhưng ngân hàng vẫn chưa có phản hồi.
Hiện chúng tôi cũng đã liên hệ với ngân hàng SHB và sẽ phản ánh ở bài sau tới quý độc giả.
Tuy nhiên rõ ràng với trường hợp khách hàng mua dự án nhưng bị “vỡ trận” như ở Cocobay cũng sẽ khiến ngân hàng đứng ngồi không yên vì khoản tiền đã giải ngân hàng không hề nhỏ. Được biết có tới hơn 1.800 người đã mua tổng cộng trên 2.000 căn hộ ở dự án này với giá bình quân khoảng 1,5 tỷ đồng cho đến trên dưới 2 tỷ đồng/căn.
Nhóm P.V
Theo Tài chính Plus
Từ nay đến cuối năm, lãi suất có thể tăng thêm 1%
TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, theo xu hướng tăng lãi suất, từ nay đến cuối năm, cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay có thể tăng thêm khoảng 1%.
Trong những tháng cuối năm, nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh mạnh lãi suất tiền gửi nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân, nhất là tiền gửi trung và dài hạn để tăng nguồn lực, đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp.
Cụ thể, từ ngày 4/10, ngân hàng SHB áp dụng mức lãi suất tăng ở nhiều kỳ hạn. Lãi suất tối đa mà ngân hàng này áp dụng là 8,1% cho kỳ hạn 6 tháng, 8,2% kỳ hạn 9 tháng; 8,3% kỳ hạn 12 tháng và 8,4% cho kỳ hạn 13 tháng.
Từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 1%. (Ảnh minh họa: KT)
Ngân hàng Bản Việt (VietCapitalBank) mới đây cũng thông báo mức lãi suất ưu đãi lên đến 8,9%/năm, áp dụng từ ngày 14 - 18/10 đối với khoản tiền gửi trên 100 triệu đồng. Với các kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng và 15 tháng; lượng tiền gửi trên 100 triệu đồng, mức lãi suất tương ứng sẽ là 8,5%, 8,7% và 8,9%/năm.
Tại ngân hàng Nam A Bank, mức lãi vẫn là 8,5% cuối kỳ với các khoản tiền gửi có kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng. Còn ngân hàng Eximbank áp dụng mức 8,4% với các khoản tiền lớn hơn 100 tỉ đồng...
Phân tích về xu hướng tăng lãi suất tiền gửi của các ngân hàng trong thời điểm những tháng cuối năm, chuyên gia tài chính-ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho hay, theo chu kỳ kinh doanh, cuối năm, các ngân hàng cho vay nhiều, bởi nhu cầu vay của các doanh nghiệp để sản xuất, tất toán vào dịp cuối năm là rất lớn. Vì nhu cầu vay tăng nên ngân hàng phải tăng cường huy động vốn. Cách huy động hiệu quả nhất từ nhiều năm nay của các ngân hàng là tăng lãi suất tiền gửi. Thành ra lãi suất cả đầu vào, đầu ra đều tăng vào cuối năm theo chu kỳ kinh doanh.
Một lý do nữa mà TS. Nguyễn Trí Hiếu nêu ra đó là các ngân hàng đang tăng lãi suất để huy động vốn vào, bởi theo lộ trình, tỷ lệ vốn ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn sẽ "kéo" từ 40% xuống 35% trong thời gian sắp tới. Để đáp ứng nhu cầu, tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống thấp như vậy thì các ngân hàng bắt buộc phải huy động vốn đầu vào.
Cũng theo ông Hiếu, Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có hiệu lực từ năm 2020, với tỷ lệ an toàn vốn và cách tính các tài sản có rủi ro một cách chặt chẽ hơn thì buộc các ngân hàng phải tăng vốn chủ sở hữu.
Có 2 cách tăng đó là tăng vốn cấp 1 và tăng vốn cấp 2 để đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn 8% cho năm tới. Nhiều ngân hàng đã tăng vốn cấp 2 bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi và những tiền gửi có thời hạn từ 5 năm trở lên nhằm đáp ứng một số quy định của NHNN thì được tính vào vốn cấp 2.
"Nguyên nhân chính khiến lãi suất đang trong xu hướng tăng vẫn là chu kỳ kinh tế bắt buộc các ngân hàng phải huy động vốn để cho vay ra, dẫn đến việc các ngân hàng phải tăng lãi suất tiền gửi để mà huy động vốn", TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định, từ nay đến cuối năm, theo xu hướng này, cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay có thể tăng khoảng 1%.
Cùng quan điểm, trong một báo cáo công bố mới đây, các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, những đợt tăng lãi suất huy động mang tính cục bộ và chủ yếu diễn ra ở các ngân hàng có quy mô vốn vừa và nhỏ vẫn có thể xảy ra trong thời gian tới.
Cụ thể, trong báo cáo chiến lược vĩ mô và thị trường 9 tháng năm 2019, phòng phân tích của BVSC ghi nhận, cuộc đua lãi suất huy động trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô vừa và nhỏ kể từ giữa tháng 8. Mức lãi suất cho các kỳ hạn dài đã được đẩy lên mức cao nhất 8,5 - 8,7%/năm. So với thời điểm đầu năm 2019, mặt bằng lãi suất huy động đã tăng khoảng 0,4%.
Theo đánh giá của đơn vị này, nhu cầu chuẩn bị vốn cho mùa kinh doanh cuối năm cũng như áp lực phải cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đáp ứng các quy định về hệ số CAR theo Basel II và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đua lãi suất trên. Báo cáo cũng không loại trừ khả năng sẽ vẫn có những đợt tăng lãi suất huy động mang tính cục bộ và chủ yếu diễn ra ở các ngân hàng có quy mô vốn vừa và nhỏ trước thềm năm 2020./.
Theo Chung Thủy/VOV.VN
Lãi suất đồng Việt Nam từ nay đến cuối năm có tăng? FED dự kiến không tăng lãi suất, thậm chí có thể giảm lãi suất 1-2 lần, cho nên áp lực tăng lãi suất từ bên ngoài sẽ khá thấp trong năm nay. Mới đây, nhiều ngân hàng công bố lãi suất tiết kiệm quanh mức 7,8-8,5% với kỳ hạn 13 tháng. Cụ thể, tại ngân hàng SHB, trong khi lãi suất các kỳ...