Vụ cô giáo bị 5 học sinh cưỡng bức: Sự suy đồi đạo đức giới trẻ
Vụ việc cô giáo bị 5 học sinh ở độ tuổi 15 cưỡng bức đã dấy lên hồi chuông báo động về tình trạng tha hóa đạo đức của lớp trẻ hiện nay.
Những hình ảnh pháo hoa Tết Dương lịch 2016 đẹp nhất
Các tỉnh thành bắn pháo hoa Tết dương lịch 2016 trên cả nước
Những sự kiện xã hội nổi bất nhất của Việt Nam năm 2015
Hiện trạng suy thoái đạo đức của giới trẻ là cái giá phải trả của cuộc sống hiện đại. Khi xã hội ngày càng thực dụng, gia đình không có thời gian chăm lo con cái, lối sống và nhận thức của giới trẻ ngày nay bị lệch lạc và hạn chế rất nhiều.
Báo động tình trạng “tội phạm trẻ em” gia tăng nghiêm trọng
Cuộc sống ngày càng văn minh và hiện đại thì những giá trị tốt đẹp ở con người lại càng hiếm hoi. Đáng buồn thay, nhận thức và đạo đức của một bộ phận không nhỏ giới trẻ lại đang “xuống cấp” nhanh và ngày càng trầm trọng.
Gần đây, mật độ những tin liên quan đến vấn đề đạo đức của giới trẻ được các trang mạng đăng tải ngày càng tăng lên. Nhưng những vấn đề đó chủ yếu lại là vấn đề không mấy tốt đẹp.
Video đang HOT
Đêm 24/12 vừa qua, chị N T H., sinh năm 1988, giáo viên trường Tiểu học Loóng Luông, bản Suối Bon, xã Loóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đang ngồi soạn giáo án thì bất ngờ bị 5 nam thanh niên lao vào khống chế. Sau đó, các đối tượng này đã giở trò đồi bại với cô giáo mặc cho nạn nhân la hét, van xin.
Sau khi các đối tượng này bỏ đi, chị H. đã thông báo chính quyền địa phương. Sáng 25/12, nạn nhân đã viết đơn tố cáo gửi Công an huyện Vân Hồ. Xác định sự việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, Công an huyện Vân Hồ ngay lập tức tiến hành điều tra, truy bắt các đối tượng.
Cô giáo trẻ bị 5 học sinh cưỡng dâm
Danh tính 5 đối tượng gồm: Lý Văn Hạnh, Bàn Văn Hùng (SN 1999), Bàn Văn Sơn, Bàn Văn Dương, Bàn Văn Hiệu (SN 2000) đều trú tại bản Suối Bon và đang học lớp 9 trường THCS Loóng Luông.
Tại cơ quan điều tra, những tên tội phạm tuổi 15, 16 đã thừa nhận hành vi đồi bại của mình.
Ngoài ra, còn có rất nhiều những vụ án có tính chất nghiêm trọng hơn như cướp của, giết người…mà hung thủ lại chính là những “đứa trẻ”…Chúng ta, cần thực sự nghiêm túc suy nghĩ về điều này!
Nguyên nhân tha hóa đạo đức giới trẻ
Thứ nhất là do chính bản thân lớp trẻ. Lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi; đặc biệt là giới trẻ ngày càng lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức. Và các bạn đã hiểu sai cái tự do đó, tự do không phải là làm những gì mình thích, tự do phải là một giá trị để đảm bảo hạnh phúc của mình và người khác.
Thứ hai là từ phía gia đình. Gia đình trong xã hội chúng ta ngày nay có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu như người nào sống biết người đó: cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng phải vật lộn với cuộc sống, với đồng tiền. Sau giờ làm, cha bận “tiếp khách” ở quán nhậu, mẹ bận việc nhà, thế là cha mẹ không có thời gian dành cho con cái, bữa cơm gia đình thường không có đủ mặt, chưa kể cha mẹ còn xích mích cãi vã, vậy là sự “quan tâm” của cha mẹ với con cái chỉ là có tiền cho con đi học, học chính quy, học thêm, học đàn, học nhạc, học võ… Và thay vì khuyên bào thì chỉ là quở trách và la mắng. Dần dà con cái không biết nương tựa vào ai, không biết tâm sự cùng ai. Một số sinh ra cách sống đơn độc, nhút nhát, khó gần; số khác sẽ tụ tập với những kẻ “cùng tâm trạng” để quậy phá xưng hùng xưng bá, sống bất cần đời. Và để lên mặt với bạn bè, chúng sẽ làm bất cứ gì, chơi bất cứ thứ chi để chứng tỏ “đẳng cấp”, “thua trời một vạn không bằng kém bạn một li”.
Xem ra nhiều gia đình ngày nay không coi trọng việc “dạy con từ thuở còn thơ”, không quan tâm đến việc xây dựng nếp sống có văn hóa trong gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống và cũng không quan tâm dạy bảo con cái. Có bao nhiêu bậc cha mẹ hiện nay chịu bỏ thời gian dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, độ lượng, vị tha và những chuẩn mực giá trị đạo đức mà con người phải sống theo và tôn trọng với tư cách là một con người?
Sự tha hóa đạo đức đáng báo động
Thư ba là từ nhà trường. nhà trường hiện nay cũng chỉ đề cao việc nhồi nhét kiến thức, đề cao việc “đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế”. Việc giáo dục đạo đức, giáo dục công dân cho người học gần như bị bỏ quên hoặc bị xem là thứ yếu. Một số trường học còn là nơi dung dưỡng điều xấu, bởi ta mới chỉ nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục.
Thứ tư là xã hội. Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa sự giao thoa văn hóa là một yếu tố hàng đầu. Nhưng liệu điều đó có thật sự tích cực? Như chúng ta đều biết, trình độ văn hóa đối với mọi người nói chung và thanh niên nói riêng rất quan trọng. Nhưng điều e ngại là một bộ phận thanh niên trẻ Việt Nam hiện nay được đánh giá rằng có đủ trình độ văn hóa để làm việc nhưng không đủ trình độ văn hóa để làm người. Đạo đức bị suy thoái nghiêm trọng bao gồm văn hóa ứng xử, lời ăn tiếng nói, phong cách sống…
Môi trường văn hoá bị ô nhiễm bởi những sản phẩm xấu, độc đang hằng ngày, hằng giờ huỷ hoại lối sống đạo đức của thanh niên, thiếu niên. Trên thị trường sách nhan nhản những cuốn truyện miêu tả tỉ mỉ cách làm tình một cách trần trụi. Trẻ em cũng thường xuyên nhìn thấy những cảnh ăn mặc hở hang trên các kênh truyền hình nước ngoài, trên Internet, ngay cả phim Việt Nam cũng bắt đầu lắm cảnh “ nóng”…
Phải chăng, việc giáo dục đạo đức cho lớp trẻ hiện nay bị thả nổi, trong đó có trách nhiệm của những người làm công tác văn hoá? Thực tế cho thấy, nhiều NXB vì lợi nhuận, đã liên kết cùng một số tư nhân lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để trục lợi, bất chấp việc xuất bản phẩm độc hại của họ đang đầu độc trẻ em như thế nào, gián tiếp làm tăng tỉ lệ tội phạm vị thành niên ra sao.
Cần vực dậy niềm tin về đạo đức cho lớp trẻ
Đã đến lúc thức tỉnh…
Lối sống đạo đức thì cần phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày ở trường học, gia đình và trong xã hội. Điều quan trọng nhất là giáo dục để lớp trẻ có được nhận thức đầy đủ về lối sống và đạo đức của con người, biết phân biệt đúng, sai để có bản lĩnh vững vàng trước những cảnh tượng phi văn hoá, phi đạo đức diễn ra quanh mình. Thuần phong mỹ tục của dân tộc và những giá trị của gia đình truyền thống phải ngấm sâu vào tâm hồn và suy nghĩ của các em…
Mỗi gia đình phải là mái ấm tình thương che chở, bảo vệ, quan tâm và hướng dẫn các em khi vào đời, trong đó người lớn phải gương mẫu để các em noi theo.
Môi trường giáo dục nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho các bạn trẻ. Nhà trường không nên chú tâm vào việc dạy học mà còn phải dạy các em thành người. Hơn nữa, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương đạo đức cho các em noi theo.
Chúng ta cần nhìn vào tình hình thực tế để cảnh giác hơn đối với những cạm bẫy đang cám dỗ giới trẻ. Toàn xã hội cần phải làm nhiều hơn nữa để giáo dục một thế hệ trẻ có đạo đức, có lý tưởng sống để có thể đứng vững trước mọi thách thức và sóng gió trong cuộc đời.
Theo Khỏe & Đẹp