Vụ chìm ca nô ở Cần Giờ: Kiến nghị lên quốc hội
Liên quan đến vụ chìm ca nô ở Cần Giờ, giám đốc doanh nghiệp đã có đơn kiến nghị lên Quốc Hội và các Đại biểu quốc hội, cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, ủy ban mặt trận tổ quốc và các thành viên của mặt trận.
Liên quan đến vụ chìm ca nô ở Cần Giờ, mới đây, ông Vũ Văn Đảo (Bí thư Chi bộ, Chủ tịch, Giám đốc doanh nghiệp, Thường trú: 97/7 Lê Hồng Phong, Phường 7, Tp. Vũng Tàu) đã có đơn kiến nghị lên Quốc Hội và các Đại biểu quốc hội, cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, ủy ban mặt trận tổ quốc và các thành viên của mặt trận.
Trong vụ án ông Vũ Văn Đảo (SN 1968, quê Hải Phòng – Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Séc) và ông Đinh Văn Quyết (SN 1980, quê Nam Định – Giám đốc Công ty Cổ phần Vũng Tàu- Maria) tiếp tục bị đề nghị truy tố tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”.
Một ca nô đóng bằng công nghệ mới PPC của Công ty Việt Séc. (Ảnh: VOV.VN).
Ông Đảo kiến nghị Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử thực hiện trách nhiệm luật quy định trong việc giám sát hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định.
Ông Đảo cho rằng, suốt 5 năm qua ông phải sống trong sự dằn vặt sau vụ tai nạn giao thông đường thủy xảy ra ngày 2/8/2013 tại Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.
Ông Đảo cho rằng, vụ án đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật tố tụng ngay từ khi khởi tố, điều tra. “Để có cái nhìn chính xác về vấn đề này, Tôi kiến nghị Quốc hội tiến hành một cuộc kiểm tra” – ông Đảo nói.
Video đang HOT
Ông Đảo giải trình cho lý luận trên, khi có đơn thư khiếu kiện vi phạm pháp luật tố tụng thay vì xác minh làm rõ thì các cơ quan, tổ chức nhà nước, đại biểu dân cử lại chuyển về cho đúng nơi vi phạm xử lý và xem đó là thẩm quyền của các cơ quan tố tụng, chính vì điều này mà cơ quan tố tụng có thể có dấu hiệu vi phạm.
Trong vụ án cano Cần Giờ, Quốc hội, các Đoàn đại biểu và các Vị đại biểu Quốc hội cũng đã có nhiều ý kiến, kiến nghị, chuyển đơn của ông, các doanh nghiệp, chi bộ đảng đến các cơ quan tố tụng TP HCM, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương (Bộ Công an, VKSNDTC) nhưng cuối cùng tất cả đơn thư vẫn về nơi vi phạm xử lý và câu trả lời của cơ quan tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng vẫn là không có vi phạm tố tụng.
Điều vị giám đốc này mong mỏi là Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử thực hiện chức năng giám sát hoạt động tư pháp một cách quyết liệt theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và luật hoạt động giám sát của Quốc hội.
Ông Đảo cho rằng, bản thân ông và ông Đinh Văn Quyết (bị can thứ 2 trong vụ án) là hai đảng viên, là các lãnh đạo doanh nghiệp hàng ngày phải lo việc làm cho hàng trăm lao động nhưng lại đang phải nhưng vẫn nơm nớp nỗi lo về vụ án hơn 5 năm qua, bị cấm xuất cảnh, bị tạm đình chỉ sinh hoạt đảng, chi bộ 5 năm qua không có bí thư. Vậy nên, ông mong muốn các Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh sớm làm rõ sự việc.
Theo kienthuc
Bị 'ngâm án' 5 năm, doanh nhân gửi thư cầu cứu Thủ tướng
Ông Vũ Văn Đảo - Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Séc vừa viết thư cầu cứu Thủ tướng Chính phủ vì cho rằng bị oan sai trong vụ án chìm ca nô Cần Giờ.
Ông Vũ Văn Đảo, một trong 2 bị can vụ chìm cano Cần Giờ - Ảnh: GDVN
Ông Đảo cho rằng, vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ, TP. HCM đã xảy ra cách đây hơn 5 năm và kéo dài cho đến hiện nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
5 năm qua, ông Đảo đã nhiều lần kêu oan, đưa ra nhiều tài liệu chứng cứ chứng minh mình không phạm tội "Đưa vào sử dụng phương tiện đường thủy không đảm bảo an toàn" nhưng cơ quan tố tụng vẫn quy buộc ông trách nhiệm hình sự. "Nguyên tắc suy đoán vô tội" theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 cũng bị cơ quan tố tụng bỏ qua".
"Là Bí thư chi bộ đảng với gần 40 đảng viên, là người sáng lập và điều hành một số doanh nghiệp với cả ngàn lao động, hàng năm đóng góp cho ngân sách hàng chục tỉ đồng nhưng tôi lại đang bị các cơ quan tố tụng TP.HCM 'hành' suốt 5 năm qua", ông Đảo viết.
Theo đó, suốt 5 năm qua, ông Đảo bị cấm xuất cảnh nên nhiều hợp đồng với các đối tác nước ngoài bị ảnh hưởng.
Ông Đảo cho biết, vụ tai nạn giao thông đường thủy xảy ra vào đầu tháng 8.2013 được xác định rất rõ ràng là không phải do chất lượng phương tiện mà do chở quá người và gặp thời tiết xấu. Người điều khiển phương tiện đã mất, cơ quan tố tụng lại khởi tố ông Vũ Văn Đảo - là giám đốc doanh nghiệp sản xuất ra phương tiện.
Ca nô gây tai nạn BP12-04-02 do Công ty Việt Séc bán và bàn giao cho biên phòng. Ca nô cũng đã được Phòng Đăng kiểm Hải quân đăng kiểm cho phép đưa vào sử dụng từ tháng 7.2013.
Ông Đảo không phải là chủ phương tiện, không phải là người điều khiển phương tiện đã gây tai nạn và cũng không phải là người đăng kiểm phương tiện nhưng cơ quan tố tụng lại khởi tố vì cho rằng ông đã đưa công nghệ tiên tiến từ Châu Âu vào Việt Nam để sản xuất ra tàu thuyền khi chưa được cơ quan đăng kiểm cho phép.
Thư viết, một vụ án tai nạn giao thông, luật cho thời hạn điều tra có 4 tháng, Cơ quan điều tra đã xin gia hạn đến 2 lần, Viện kiểm sát đã chấp thuận gia hạn và kết thúc vụ án trước ngày 4.9.2014.
Trong khi đó, Khoản 6 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự (LTTHS) 2003 quy định: "Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra." Tuy nhiên, Công an TP.HCM lại ban hành Bản kết luận điều tra trái pháp luật vào ngày 12.9.2014 (ban hành khi đã hết thời hạn điều tra).
Khi cơ quan công an đề nghị truy tố, VKS thống nhất quan điểm, nhưng Tòa án Nhân dân TP.HCM đã phải 2 lần trả hồ sơ điều tra bổ sung yêu cầu xác định mối quan hệ nhân quả, hậu quả của vụ án. Tòa án yêu cầu làm rõ, phương tiện chở quá người, gặp thời tiết xấu... liên quan gì đến việc Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn?.
Sau 3 năm tạm đình chỉ vụ án với lý do chờ trưng cầu giám định tàu gây tai nạn, khi kết quả giám định cũng đã rõ nguyên nhân không phải do chất lượng phương tiện, thay vì đình chỉ vụ án thì Cơ quan điều tra Công an TP.HCM lại ra Kết luận điều tra bổ sung đề nghị Viện kiểm sát truy tố. Hồ sơ vụ án hiện đã được chuyển đến Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM.
Liên quan vụ án này, Văn phòng Chính phủ đã 6 lần có ý kiến chỉ đạo gửi các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương, chính quyền và các cơ quan tố tụng TP.HCM yêu cầu giải quyết dứt điểm nhưng chưa có kết quả.
Được biết, nhiều chuyên gia, luật sư, tổ chức đã phân tích những điểm bất hợp lý trong vụ án ca nô Cần Giờ và kiến nghị cơ quan liên quan đình chỉ vụ án để tránh làm oan sai cho doanh nghiệp.
Ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh tòa Hình sự Tòa án Nhân dân tối cao cũng đã nhiều lần kiến nghị về vụ án này. Theo ông Quế, nhiều ý kiến cho rằng vụ án đã kéo dài 5 năm, cơ quan điều tra làm như vậy là "treo án", tiếp tục gây thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của ông Đảo và ông Quyết, cùng hàng trăm công nhân tại công ty Việt Séc.
"Với tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thật, có sai thì sửa nhằm tránh hậu quả nghiêm trọng khác, với tư cách luật sư và chuyên gia pháp luật hình sự, tôi đề nghị VKSND TP.HCM ra quyết định đình chỉ vụ án để lấy lại uy tín và lòng tin của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân TP.HCM nói riêng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng", ông Quế nhấn mạnh.
Lam Thanh
Theo motthegioi
Ông Vũ Văn Đảo, một trong 2 bị can vụ chìm cano Cần Giờ - Ảnh: GDVN
Đề nghị truy tố 2 giám đốc vụ chìm tàu Cần Giờ 9 người chết CQĐT đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án chìm tàu xảy ra tại vùng biển thuộc xã Long Hòa (huyện Cần Giờ, TPHCM) khiến 9 người chết và đề nghị truy tố hai giám đốc... Mới đây, CQĐT đã có kết luận điều tra vụ án chìm tàu xảy ra tại vùng biển thuộc xã Long Hòa(huyện Cần Giờ, TPHCM) khiến...