Vụ cây phượng bật gốc: Giải pháp an toàn cho học sinh
Để đảm bảo an toàn cho học sinh, hầu hết các trường trên địa bàn TP.HCM đều chủ động kết nối với đơn vị chuyên môn để chăm sóc cây.
Ngày 26-5, việc cây phượng bật gốc tại Trường THCS Bạch Đằng, quận 3 khiến một học sinh tử vong và nhiều học sinh bị thương đã cho thấy công tác chăm sóc, kiểm tra cây xanh trong trường học đóng một vai trò rất quan trọng. Ngày 27-5, Trường THCS Bạch Đằng đã chặt toàn bộ cây phượng lâu năm hơn còn lại trong sân trường.
Các trường chủ động
Trường THPT Marie Curie, quận 3 có mảng xanh đẹp nhất TP với khoảng 29 cây cổ thụ, trong đó 10 cây trên 100 tuổi. Bà Nguyễn Thị Quế Vân, Phó Hiệu trưởng, cho biết công tác chăm sóc cây xanh luôn được nhà trường chú trọng. Bà Vân cho biết hằng năm nhà trường đều ký hợp đồng với một công ty có chuyên môn về cây xanh để được tư vấn cách chăm sóc cũng như xử lý những cây đã mục ruỗng. Trường không cố định ký hợp đồng với một công ty nào đó mà có sự thay đổi theo từng năm.
Mỗi năm trường sẽ mé nhánh, tỉa cành một lần, kiểm tra định kỳ sức khỏe cho cây hai lần. Những công việc này đều do đơn vị có chuyên môn thực hiện. Ngoài ra, trường có ký hợp đồng với một lao động có nhiệm vụ chăm cây, bón phân. “Lần kiểm tra định kỳ gần đây nhất, phía công ty đề nghị chặt bỏ hoặc đào lên để trồng lại một cây sứ đã bị nghiêng. Trồng một cây rất khó khăn và mất thời gian, do đó chúng tôi đã tìm mọi cách gia cố, đào lên và trồng trở lại. May mắn đến ngày hôm nay, cây bắt đầu ra lá. Nhà trường cũng đã đốn bỏ hầu hết cây bàng và thay thế bằng những cây khác phù hợp hơn. Lý do là rễ cây bàng mọc ảnh hưởng đến các phòng học, cây bàng tán rộng dễ ngã đổ vào mùa mưa. Vào cuối tháng 5, nhà trường sẽ thực hiện tỉa nhánh” – bà Vân nói thêm.
Video đang HOT
Còn tại Trường THCS Tùng Thiện Vương, quận 8, ông Phó Trọng Huy, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ trường có khoảng 20 cây xanh lâu năm, trong đó có những cây có tuổi thọ 80-90 tuổi. Ông Huy cho biết định kỳ hằng năm trước mùa mưa bão, trường thường liên hệ với đơn vị có chuyên môn để chăm sóc, bảo dưỡng cây. Họ sẽ tới khảo sát, tư vấn cho nhà trường về việc xử lý từng cây, còn hằng ngày trường vẫn có một bộ phận kiểm tra thường xuyên. Nếu trong phạm vi cho phép, nhà trường sẽ tiến hành xử lý.
“Năm nay do dịch bệnh nên trường chưa thể tỉa nhánh cho cây. Chủ nhật tuần này sẽ có đơn vị xuống thực hiện. Sáng nay, họ đã qua khảo sát tình hình. Mục đích trồng cây xanh trong trường là tạo bóng mát, tạo mỹ quan nhưng quan trọng hơn là phải đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên. Vì thế, nếu thấy cây có dấu hiệu nguy hiểm, nhà trường sẽ liên hệ với đơn vị xuống xử lý” – ông Huy nhấn mạnh.
Tượng tự, ông Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới, bày tỏ: “Hằng năm trường đều ký hợp đồng với một đơn vị có chuyên môn tới khảo sát, tư vấn, tỉa cành trước mùa mưa bão. Mỗi lần thực hiện chi phí cũng không phải là nhỏ”.
Với nhiều cây cổ thụ trên 100 tuổi, công tác chăm sóc luôn được Trường THPT Marie Curie, quận 3, TP.HCM chú trọng thực hiện. Ảnh: MINH TÂM
Đề xuất có sự phối hợp giữa các đơn vị
Vì an toàn của học sinh, hầu hết các trường đều chủ động trong việc chăm sóc cũng như liên hệ với các đơn vị để rà soát, xử lý những cây có nguy cơ. Bà Quế Vân cho hay trường có nhiều cây cổ thụ lâu năm tuy đẹp nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ. “Do đó, khi về trường tôi luôn chủ động hợp tác với các đơn vị để làm sao vừa duy trì được các mảng xanh, vừa đảm bảo được an toàn cho học sinh”.
“Trường học không có kiến thức về cây xanh. Vì thế, không chỉ riêng trường tôi mà các trường khác đều mong có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành hỗ trợ trường trong việc kiểm tra, tư vấn các mảng xanh. Còn hiện nay, công việc đó chủ yếu là các trường tự thực hiện” – bà Vân nói thêm.
Đồng quan điểm, ông Huy nói: “Chúng tôi hy vọng sẽ có một bộ phận của Công ty Công viên Cây xanh định kỳ hằng tháng hoặc hằng quý có thể đến trường tư vấn, kiểm tra, hướng dẫn các trường về công tác chăm sóc và xử lý cây sao cho an toàn. Từ đó, các trường sẽ tự liên hệ với các đơn vị để giải quyết”.
Học sinh bị thương vụ cây phương bật gốc sốc tâm lý khi nghe tin bạn mất
Bị thương nặng do cây phượng bật gốc đè, các học sinh trường THCS Bạch Đằng còn bị sốc tâm lý khi nghe tin bạn mất. Bác sĩ và người nhà nỗ lực trấn an các em vượt qua nỗi đau tinh thần.
Ngày 27/5, BS Huỳnh Minh Thu, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho hay, các học sinh trường THCS Bạch Đằng đang bị hoảng loạn tinh thần do cơ thể đau vì cây đè. Các em càng căng thẳng hơn khi hay tin bạn học mất, ảnh hưởng nhiều đến sinh hiệu cơ thể.
Các bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện thực hiện các biện pháp giảm đau, nâng đỡ tinh thần các em và để người nhà ở cạnh chăm sóc, giúp ổn định trước phẫu thuật.
Các em học sinh trải qua áp lực do chấn thương cơ thể và tin bạn cùng lớp mất. Ảnh: Phan Nhơn
Em N.L.H.M. (nam, 12 tuổi) bị gãy xương cẳng tay phải, chấn thương cột sống, chấn thương bụng kín và em T. K. H. (nam, 12 tuổi) bị gãy xương đùi, gãy xương cẳng chân trái - chấn thương bụng kín, đã được phẫu thuật kết hợp xương bằng phương pháp đóng đinh nội tủy.
Em L.G.M. (12 tuổi) và em N.A.T. (12 tuổi) đang được theo dõi tiếp ở Khoa Ngoại thần kinh, có thể xuất viện vào ngày mai.
4 học sinh còn lại ở BV Nhi đồng 2 nhẹ hơn, sinh hiệu ổn, tỉnh táo nên được khám và điều trị ngoại trú.
Như VietNamNet thông tin, sáng 26/5, cây phượng vĩ bất ngờ bật gốc trong sân trường THCS Bạch Đằng (phường 14, quận 3, TP.HCM) đè 13 học sinh. Trong đó, em K. được chuyển đi cấp cứu BV An Sinh đã không qua khỏi, 8 em được đưa vào BV Nhi đồng 2 cấp cứu, 4 em vào BV Sài Gòn Ito (Phú Nhuận).
Hiệu trưởng nhận trách nhiệm vì cây đổ đè học sinh Ông Nguyễn Vạn Phúc, Hiệu trưởng THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) nhận trách nhiệm về việc cây phượng trong trường đổ, đè 18 học sinh khiến 1 em tử vong. Chia sẻ tại buổi họp báo thông tin về vụ việc diễn ra chiều nay 26/5, ông Nguyễn Vạn Phúc, Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng cho hay bản thân rất bất...