Vụ Carlos Ghosn và bí ẩn đằng sau hệ thống “công lý con tin” của Nhật Bản
Máy bay phản lực riêng của giám đốc điều hành tập đoàn sản xuất ô-tô Nissan Carlos Ghosn hạ cánh tại Tokyo ngày 19-11-2018, lịch trình là một ngày bận rộn với các cuộc họp với nhà sản xuất ô-tô Nhật Bản mà ông đã cứu nguy tài chính trong phút chót.
Tuy nhiên, những người đón ông Ghosn lại là các công tố viên Tokyo, với thông báo rằng ông bị bắt vì nghi ngờ phạm tội tài chính.
Ông Karpele vẫn giữ quyển nhật ký chi tiết về thời gian mình bị giam giữ. Ảnh: CNN
2 tháng sau, vào thời điểm lẽ ra ông phải chuẩn bị tham dự cuộc họp mặt thường niên của giới thượng lưu toàn cầu tại khu nghỉ mát trên núi ở Davos, Thụy Sĩ thì ông Ghosn lại đang ngồi tù. Ông bị truy tố một số tội danh, thất bại sau nhiều lần cố gắng để được tại ngoại. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng, người đã lãnh đạo 3 hãng sản xuất ô-tô lớn nhất thế giới, đã trải qua nhiều tuần thẩm vấn kéo dài mà không có luật sư bảo vệ, thậm chí còn bị cách ly khỏi gia đình. Ông Ghosn đã phản bác các cáo buộc đối với mình, nhưng chỉ sau một thời gian dài im lặng, điều mà các chuyên gia cho là phổ biến đối với các nghi phạm ở Nhật Bản, những người thường xuyên phải đối mặt với những trở ngại trong việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vụ việc của ông khiến quốc tế chú ý về cách tội phạm được đối xử ở Nhật Bản. “Tôi nghĩ hệ thống công lý con tin đó không chịu sự giám sát”, Jeff Kingston, Giám đốc nghiên cứu Châu Á tại Đại học Temple ở Nhật Bản, cho biết.
“Tôi không muốn điều này với bất cứ ai”
Nếu muốn biết những gì ông Ghosn có thể đang trải qua, thì Mark Karpele, có lẽ sẽ tiết lộ. Giống như ông Ghosn, ông Karpele, 33 tuổi, là một doanh nhân người Pháp ở Nhật Bản từng kiếm được bộn tiền, và sau đó mất tự do với những cáo buộc phạm tội tài chính. “Tôi không muốn điều này với bất cứ ai”, ông Karpele nói.
Ông Karpele là chủ sở hữu và là cựu CEO của Mt. Gox, từng là sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới. Nhưng tất cả đã kết thúc đột ngột vào đầu năm 2014, khi gần 500 triệu USD biến mất. Số tiền biến mất khiến Mt. Gox rơi vào tình trạng phá sản và khiến khoảng 30.000 nhà đầu tư tức giận. Ông Karpele cho biết, các tin tặc đã rút cạn kho tiền ảo của Cty mình, nhưng cảnh sát Nhật Bản tập trung điều tra vào ông. Ông bị bắt vào năm 2015 và sau đó bị buộc tội biển thủ khoảng 3 triệu USD và vi phạm lòng tin.
Doanh nhân này đã ghi chép chi tiết về 11 tháng bị giam giữ tại Nhật khoản thời gian mà ông mô tả là “cơn ác mộng”. Ông cho biết, cảnh sát đã thẩm vấn ông trong 50 ngày liên tục mà không có một ngày nghỉ, và việc nhận tội là cách để vượt qua thử thách. “Thật hấp dẫn khi bạn đối mặt với một hệ thống mà mỗi buổi sáng họ nói với bạn chỉ cần hợp tác, mọi thứ sẽ đơn giản. Chỉ cần nghe theo câu hỏi của họ và nói: vâng, vâng”.
Video đang HOT
Karpele cho biết, ông đã sụt 35kg khi bị giam giữ. Sau thời gian thẩm vấn, ông bị biệt giam 7 tháng tại một trung tâm giam giữ trước khi đưa ra xét xử ở Tokyo. Ông nhớ từng chi tiết của phòng giam rộng 6m2, không cửa sổ, chỉ có chiếu trải dưới sàn, bồn rửa, nhà vệ sinh và một cái bàn nhỏ. Karpele cho biết, ông bị buộc phải ngồi thẳng trong góc phòng khoảng 10 giờ mỗi ngày. Nếu người canh gác bắt gặp ông đang ngủ, họ sẽ hét qua cửa. Một lần, khi ông không tuân thủ, ông bị đưa đến “phòng trừng phạt”, bị trói tay sau lưng và bị giữ trên sàn trong vài giờ.
Karpele được tại ngoại hơn 2 năm trước, nhưng ông vẫn chưa thể thích nghi với cuộc sống bên ngoài. Là một tội phạm bị buộc tội ở Nhật, tìm một căn hộ và một công việc là cả một cuộc đấu tranh. Hiện ông đang làm giám đốc công nghệ cho một Cty Mỹ. Ông không được phép rời khỏi Nhật khi vụ án vẫn chưa kết thúc. Quá trình luận tội Karpele đã kết thúc vào tháng trước. Phán quyết dự kiến sẽ được đưa ra vào tháng 3 tới, gần 4 năm sau khi bị bắt. Karpele vẫn tiếp tục khẳng định mình vô tội.
Những tranh cãi
Ông Ghosn cũng nhiều lần tuyên bố mình vô tội. Trong 2 tháng kể từ khi bị bắt, ông Ghosn bị giam giữ. Ông đã phải chịu tới 8 giờ thẩm vấn mỗi ngày mà không có mặt của luật sư. Ông đã nhiều lần bị từ chối bảo lãnh. Trong một phiên tòa vào tháng này, ông Ghosn cho rằng các cáo buộc là không có căn cứ, khẳng định mình đã bị buộc tội sai.
Luật sư riêng của ông Ghosn thừa nhận, thân chủ của mình có thể bị giam giữ trong một năm trong khi chờ xét xử. Theo luật sư này, trong khi quyết tâm tự vệ của ông Ghosn vẫn còn mạnh mẽ, ông đã trở thành một trò chơi hợp pháp với các công tố viên Tokyo. Các nhà phê bình cho rằng, mục tiêu của họ dường như là làm ông ấy suy sụp tâm lý đến mức phải nhận tội. Vợ của ông Ghosn, Carole, đã viết một bức thư dài 9 trang gửi Chi nhánh Nhân quyền Tokyo, cáo buộc hệ thống tư pháp Nhật Bản là “hà khắc”. “Con người không nên bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt đến mức mục đích chính đáng duy nhất là cưỡng chế một lời thú tội”, bà Carole viết, Trong khi chờ xét xử, ông Ghosn có khả năng phải đối mặt với các điều kiện tương tự với ông Karpele: bị giam cầm nhiều tháng với khả năng tiếp cận người khác rất hạn chế. Điều đáng nói là, tỷ lệ ông bị kết tội là rất cao bởi, các chuyên gia pháp lý cho biết, hơn 99% những người bị buộc tội ở Nhật Bản cuối cùng bị kết tội.
Những người trong hệ thống pháp luật Nhật Bản cho rằng, ông Ghosn đang được đối xử giống như bất kỳ nghi phạm nào khác. “Tất cả những lời chỉ trích này đều dựa trên sự hiểu lầm, tôi nghĩ vậy. Tôi hiểu những lời chỉ trích. Nhưng tôi muốn nói rằng hệ thống của chúng tôi… được hầu hết người dân Nhật Bản ủng hộ. Tỷ lệ tội phạm đang giảm xuống hàng năm, vì vậy tôi nghĩ rằng hệ thống của chúng tôi hoạt động rất tốt”, ông Shuji Yamaguchi, một đối tác tại Cty luật Okabe & Yamaguchi có trụ sở tại Tokyo nói. Shin Kukimoto, một công tố viên tại Tokyo, bảo vệ việc điều tra ông Ghosn tại một cuộc họp báo tuần trước. “Chúng tôi là tổ chức thực thi luật pháp chứ không phải là người thiết kế hệ thống pháp luật. Việc điều tra và thẩm vấn được tiến hành phù hợp theo quy định của pháp luật”, ông nói. Các công tố viên “không bao giờ điều tra một số mục tiêu nhất định”, ông Kukimoto nói, khẳng định họ sẽ không trì hoãn tiến trình pháp lý để “kéo dài việc giam giữ nhằm quấy rối các nghi phạm”. Khi được hỏi về tình trạng của nghi phạm đang bị giam giữ, ông Kukimoto nói: “Chúng tôi tin rằng họ được đối xử công bằng”.
Ông Ghosn có thể phải đối mặt với mức án 15 năm tù nếu bị kết tội. “Mỗi quốc gia có nền tảng, lịch sử và văn hóa riêng. Tôi tự hỏi liệu có công bằng khi chỉ trích hệ thống tư pháp của Nhật bởi vì nó khác so với quốc gia của họ”, ông Kukimoto nói.
AN BÌNH
Theo CAND
'Ngôi sao mới nổi' của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2019
Với sự rút lui đầy bất ngờ từ phái đoàn Mỹ của Tổng thống Donald Trump, phái đoàn Brazil, dẫn đầu bởi tân Tổng thống Jair Bolsonaro, đang nổi lên như một tâm điểm đáng xem nhất tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được tổ chức vào năm nay.
Đương kim Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro (Ảnh: AFP)
Vào thứ 2 tới, hàng nghìn doanh nghiệp, chính trị gia và các lãnh đạo văn hóa sẽ cùng tề tựu tại Davos, Thụy Sĩ, để cùng tham gia vào một sự kiện của giới lãnh đạo quốc tế để cùng hợp tác, nỗ lực đưa thế giới phát triển đúng hướng.
Sự kiện kéo dài 5 ngày của WEF năm nay sẽ diễn ra mà không có điểm nhấn chính của sự kiện năm ngoái, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột từ chối hội kiến với các nguyên thủ khác tại diễn đàn lần này, do tình trạng đóng cửa kéo dài của Chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên, sự vắng mặt đầy đáng tiếc của Tổng thống Mỹ đồng thời lại là cơ hội ngàn vàng để đưa đương kim Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro trở thành điểm sáng, trong thời gian chỉ chưa đầy 3 tuần sau ngày ông chính thức tuyên thệ nhậm chức vào đầu năm nay.
"Ông Bolsonaro sẽ trở thành nguyên thủ đầu tiên của khu vực Mỹ - Latin phát biểu tại Davos năm nay, với thời gian phát biểu dự kiến sẽ kéo 45 phút. Tuy nhiên, đó cũng là nơi hiểm nguy bắt đầu." Ông Carlos Caicedo, chuyên gia cao cấp về phân tích luật tại khu vực Mỹ Latin của IHS Markit, công ty nghiên cứu có trụ sở tại London, cho biết với CNBC qua cuộc điện đàm diễn ra hôm thứ Sáu vừa qua (18/1).
"Ở thời điểm tuyên thệ, Tổng thống Bolsonaro chỉ nói được vỏn vẹn có 10 phút, điều đó có nghĩa là các cố vấn phải biết cách đỡ lời cho ông ấy trong thời điểm sắp tới. Tuy nhiên, ông Bolsonaro còn là người nổi tiếng nghĩ gì nói nấy, và chỉ sau này mới thật sự lo lắng với hậu quả từ những phát ngôn của mình...Cũng may là sẽ không có những vòng vấn đáp diễn ra sau đó." Ông Caicedo cho biết.
Trong chuyến công du đầu tiên của mình kể từ khi trở thành người đứng đầu nền dân chủ lớn nhất khu vực Mỹ - Latin, Tổng thống Bolsonaro được lên lịch sẽ có bài phát biểu trước những người tham dự WEF vào sáng ngày thứ Ba tuần sau.
Dù nhiều khả năng Tổng thống Brazil sẽ phải đối mặt với một số vấn đề từ những người tham dự diễn đàn tại Davos, như các vấn đề về biến đổi khí hậu hay các quyền công dân tại Brazil, song các nhà phân tích vẫn cho rằng ông Bolsonaro nhiều khả năng vẫn chỉ tập trung vào các kế hoạch giải quyết vấn đề lương hưu từ Chính phủ của mình.
"Với việc lần đầu có mặt tại WEF và đại diện cho một sự chuyển dịch quan trọng từ chính quyền cánh tả sang cánh hữu tại quốc gia lớn nhất tại khu vực Mỹ - Latin, Tổng thống Bolsonara sẽ không ngần ngại thu hút sự chú ý từ báo giới." Ông Robert Wood, nhà nghiên cứu về Brazil tại Đơn vị Tình báo của tờ Economist, cho biết trong một email được gửi tới CNBC vào thứ Năm vừa qua (17/1).
Tuy nhiên, ông Wood cho rằng nếu không thể hiện được cái uy của nhà lãnh đạo trong các phiên thảo luận mang tính toàn cầu tại Davos, Tổng thống Bolsonaro nhiều khả năng "sẽ bị lu mờ trước những người đồng cấp."
Từng dành chiến thắng vang dội trong cuộc Tổng tuyển cử vào tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Bolsonaro hứa hẹn sẽ là người "rũ bùn" cho nền chính trị của Brazil và đấu tranh chống lại nạn tham nhũng tại quốc gia lớn nhất Nam Mỹ này.
Được coi như "Donald Trump miền nhiệt đới" bởi các phương tiện truyền thông Brazil trong suốt chiến dịch tranh cử bị chia rẽ một cách sâu sắc tại nước này, vị tân Tổng thống 63 tuổi cho biết ông muốn biểu hiện "một đất nước Brazil khác, tự do khỏi những ràng buộc về tư tưởng."
"Trọng tâm hàng đầu của ông ấy là muốn đưa Brazil trở lại vị thế một điểm đầu tư hấp dẫn, bằng việc đề xuất những cải cách thị trường tự do và tái khẳng định những cam kết về việc ban hành những cải cách về lương hưu, để thiết lập một trật tự tốt hơn đối với nền hành chính công." ông Wood cho biết.
VIỆT ANH
Theo TPO/CNBC
Tổng thống Trump hủy thăm Thụy Sĩ dự Diễn đàn Davos vì Chính phủ Mỹ đóng cửa Ngày 10/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định hủy chuyến đi tới Thụy Sĩ để tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thường niên trong bối cảnh tình trạng đóng cửa một phần Chính phủ Mỹ chưa được giải quyết. Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định không dự Diễn đàn kinh tế thế giới. Ảnh: cnbc Viết trên...