Vụ cá cược thế kỷ của Amazon
Việc Jeff Bezos dám đặt cược vào AWS, công nghệ điện toán đám mây bị nghi ngờ về tính khả thi, giúp Amazon có một “cỗ máy” kiếm tiền thật sự.
Mới đây, trên Twitter của mình nhà sáng lập Amazon đã đăng tải hình ảnh ông đóng khung kỷ niệm cuốn tạp chí BusinessWeek, được xuất bản cách đây 16 năm. Ảnh bìa cuốn tạp chí là hình Jeff Bezos cùng với dòng chữ “Vụ cá cược đầy mạo hiểm của Amazon”.
Ảnh bìa tạp chí BusinessWeek vào năm 2006.
Nội dung của bài báo là việc các vị lãnh đạo tài chính của Phố Wall nghi ngờ về tính khả thi của nền tảng đám mây Amazon Web Services (AWS) và cho rằng kế hoạch này sẽ không thể thành công.
“Tôi đã đóng khung trang bìa tạp chí BusinessWeek này từ năm 2006. Tôi muốn nhắc nhở mình rằng ‘vụ cá cược đầy mạo hiểm’ từng bị Phố Wall chỉ trích ngày ấy chính là AWS, dịch vụ giúp Amazon thu về hơn 62 tỷ USD lợi nhuận vào năm ngoái”, Jeff Bezos chia sẻ trên Twitter cùng với ảnh chụp trang bìa tờ báo.
Ván bài mạo hiểm
Năm 2006, khi bài báo được xuất bản trên BusinessWeek, Amazon có giá trị vốn hóa chưa đến 10 tỷ USD. Trong khi đó, các nhà đầu tư và giới phân tích không khỏi hoang mang và đánh mất niềm tin vì không biết dự tính thật sự của CEO Jeff Bezos với AWS, dịch vụ điện toán đám mây được khởi động từ năm 2003 và ra mắt cuối năm 2006.
Video đang HOT
Là một trong số ít đại diện truyền thông được chia sẻ từ sớm về ý tưởng, biên tập viên Robert D. Hof của Bloomberg cho rằng mảng kinh doanh mới của Amazon quá xa lạ.
“Nó quá xa vời so với cốt lõi bán lẻ của Amazon, và có thể khiến bạn băn khoăn liệu ông ấy có mất kiểm soát”, Hof viết trong bài báo của mình.
“Ý tưởng này giống như việc Wal-Mart bỗng nhiên quyết định thay đổi, đưa giải pháp chuỗi cung ứng và hệ thống logistic hàng đầu của mình cho mọi công ty khác sử dụng, kể cả đối thủ trực tiếp của họ”, Hof giải thích thêm.
Andy Jassy, CEO hiện tại của Amazon cũng là người lãnh đạo mảng AWS từ ngày đầu thành lập. Ảnh: Reuters.
BusinessWeek cho rằng ông đã chọn sai thời điểm để đầu tư vì mức chi cho các công nghệ mới như điện toán đám mây của Amazon tăng 52%, trong khi cổ phiếu lại giảm mạnh đến 20%. Những khoản đầu tư cho AWS lúc ấy đã kéo lợi nhuận của Amazon đi xuống nhưng Bezos vẫn không quan tâm. Ông liên tục chi tiền để kéo thêm kỹ sư, đầu tư thêm thiết bị hạ tầng.
“Dù người yêu công nghệ có thể bị choáng ngợp với kế hoạch vĩ đại của Bezos, có lẽ nó sẽ không được lòng giới đầu tư tại Phố Wall”, Hof nhận xét.
Do đó, BusinessWeek đã gọi AWS là “vụ cá cược lớn nhất của Bezos kể từ khi sáng lập công ty”.
Amazon hái quả ngọt từ AWS
Song, thực tế lại cho thấy dịch vụ này đã mang lại trái ngọt cho Jeff Bezos và Amazon. Ngày nay, AWS được xem là nền tảng xương sống cho các công ty điều hành các hoạt động kinh doanh Internet, giúp giá trị vốn hóa công ty đạt trên 1.000 tỷ USD.
Sự ra mắt của AWS đã giúp Amazon đi trước nhiều năm so với các đối thủ cạnh tranh trên lĩnh vực điện toán đám mây, như Microsoft Azure (ra mắt năm 2010) hay Google Cloud (năm 2008). Mặt khác, có thể nói AWS là một trong những thành tố quan trọng nhất, đóng góp vào thành công của Amazon đến thời điểm hiện tại.
Jeff Bezos luôn quan niệm thất bại là điều kiện cần phải có để đạt được thành công. Ảnh: Reuters.
Theo CNBC, lợi nhuận của AWS trong năm ngoái cán mốc 62,2 tỷ USD. Báo cáo tài chính của Amazon cũng chỉ ra công nghệ này chiếm phần lớn doanh thu của hãng trong năm 2022. Cụ thể, trong quý 1/20222, AWS đã mang về 6,52 tỷ USD lợi nhuận trước thuế và lãi trong khi tổng thu nhập kinh doanh của Amazon chỉ đạt 3,7 tỷ USD.
Tuy nhiên, nhận định của BusinessWeek năm ấy cũng không hoàn toàn sai. Amazon trước giờ vốn nổi tiếng vì sẵn sàng đánh cược để phát triển công nghệ mới và dùng chính lợi nhuận của mình để bù đắp cho những thất bại. AWS thành công, nhưng Amazon cũng không thiếu thất bại trong quá khứ.
Năm 2014, “ông vua” bán lẻ trực tuyến thế giới từng phải đối mặt với thất bại lớn nhất trong lịch sử, chiếc điện thoại thông minh Fire Phone. Hãng đã quyết định ngừng kinh doanh dòng điện thoại này và chịu khoản lỗ lên đến 170 triệu USD. Đến năm 2019, công ty lại tiếp tục đóng cửa 87 cửa hàng tại Anh và Mỹ, đồng thời ngừng hoạt động dịch vụ nhà hàng của mình.
Amazon Dash, nút bấm giúp đơn giản hóa quá trình mua sắm cũng là một thất bại của công ty này. Ảnh: Cnet.
Năm 2019, Amazon ngừng phát triển nút đặt mua hàng tự động Amazon Dash. Từng được xem là cuộc cách mạng trong công nghệ mua sắm, Amazon Dash là thiết bị điện tử tiêu dùng nhỏ gọn, được đặt quanh nhà nhằm giúp người dùng dễ dàng đặt hàng trên Amazon chỉ với một lần bấm. Nhưng công nghệ này cuối cùng vẫn thất bại vì khách hàng có xu hướng sử dụng các phương pháp khác để mua hàng hóa thay vì nút Dash.
Nhưng những thất bại trên vẫn không thể làm Jeff Bezos nhụt chí. Vị tỷ phú cho rằng rủi ro và thất bại là cái giá phải trả nếu muốn thành công. “Chúng ta cần một thất bại lớn nếu muốn thay đổi cục diện dù thất bại ấy đáng giá vài tỷ USD. Còn nếu không gặp thất bại có nghĩa chúng ta chưa thực sự cố gắng”, ông khẳng định vào năm 2019.
CEO Amazon cam kết hỗ trợ hậu cần, an ninh mạng cho Ukraine
Amazon luôn giúp đỡ và sát cánh cùng người dân Ukraine, đó là phát biểu của CEO Amazon, ông Andy Jassy, giữa căng thẳng quân sự leo thang giữa Nga và Ukraine.
Tập đoàn Amazon đang nỗ lực hỗ trợ Ukraine bằng cách sử dụng khả năng hậu cần của mình để cung cấp cho những người có nhu cầu và kiến thức chuyên môn về an ninh mạng tại Ukraine. Thông tin này được CEO Andy Jassy chia sẻ trên Twitter vào thứ Tư (2/3).
Mặc dù không có bất kỳ hoạt động trực tiếp nào ở Ukraine, nhưng khi đất nước này đang hứng chịu thiệt hại từ cuộc khủng hoảng quân sự, Amazon vẫn tham gia hỗ trợ các tổ chức nhân đạo. Amazon cũng đang làm việc với công dân Ukraine để giúp đỡ lao động nhập cư nếu họ chuyển chỗ ở.
Không dừng lại ở đó, tập đoàn đa quốc gia này còn cam kết tài trợ tới 10 triệu USD cho các nỗ lực nhân đạo. Trong một bài đăng trên blog vào ngày 28/2, Amazon cho biết họ sẽ đóng góp 5 triệu USD cho các nhóm như UNICEF, UNHCR, World Food Program, Red Cross, Polska Akcja Humanitarna và Save the Children.
Andy Jassy không phải tỷ phú duy nhất ủng hộ Ukraine, trước đó, CEO của Tesla, tỷ phú Elon Musk đã hỗ trợ Starlink - dịch vụ Internet vệ tinh cho Ukraine. Đồng thời, nhiều thiết bị đầu cuối của Starlink đang trong quá trình triển khai để người dân nước này có thể sử dụng trước tình hình bất ổn an ninh mạng.
Amazon nhất quyết không chấp nhận các khoản thanh toán bằng tiền số, nhưng sẽ bán NFT Có vẻ như gã khổng lồ thương mại trực tuyến sẽ là cái tên lớn tiếp theo nhảy vào thị trường vô cùng béo bở mang tên NFT. Mặc dù khẳng định mình không hề tham gia vào thị trường tiền mã hóa hay sở hữu bất kỳ NFT nào nhưng tân Giám đốc điều hành Amazon, Andy Jassy vẫn công nhận lĩnh...