Vụ bắt giữ gần 500 con tin kỳ lạ chưa từng thấy
Nhiều con không muốn được thả và tỏ ra đồng cảm với những người bắt giữ họ.
Khu nhà riêng đại sứ Nhật Bản tại thủ đô Lima của Peru, nơi xảy ra vụ khủng hoảng con tin. ảnh: ADST
Thế giới ngày càng bất ổn với những vụ khủng bố, bắt cóc con tin ở nhiều nơi. Qua loạt bài này, mời bạn đọc cùng nhìn lại những vụ bắt cóc con tin lớn nhất thế giới, và cách các nước xử lý những vụ khủng hoảng như vậy.
Chỉ vài phút sau tiếng nổ và tiếng súng vang lên gần khu nhà riêng của Đại sứ Nhật tại Peru, những nhân vật thuộc hàng quan trọng nhất trong xã hội Peru đã chui hết xuống gầm bàn và đàn piano. Trong khu vệ sinh là hàng loạt tiếng giật nước vì các quan chức quân đội, chính phủ và các nhà ngoại giao hủy giấy tờ tùy thân.
Họ áp sát mặt xuống nền nhà, nơi bầu không khí đang nặng hơn mùi hơi cay mà cảnh sát phun vào. Các tướng lĩnh gỡ hết sao vạch. Một số người còn cởi cả áo.
“Ai cũng làm cho mình trở nên kém quan trọng hơn thực tế”, ông Manuel Torrado, một chuyên gia phân tích ý kiến dư luận kể lại. “Tôi nói tôi là một tùy viên báo chí. Hiệu trưởng một trường đại học nói ông ấy là một giáo sư”.
Khi một nhóm phiến quân cánh tả chiếm tòa nhà, ông Torrado cho biết ông và hàng trăm khách tham dự buổi tiệc mừng sinh nhật Nhật hoàng hôm đó bắt đầu bước vào một thế giới hoàn toàn khác, khác xa với công việc hàng ngày trên cương vị những bộ trưởng trong chính phủ, thẩm phán tòa án tối cao hay lãnh đạo điều hành doanh nghiệp. Buổi tối hôm đó đối với nhiều người sẽ trở thành thử thách kéo dài suốt 4 tháng và cực kỳ siêu thực.
Đó là thời điểm 20h20 buổi tối mùa hè mát mẻ ngày 17/12/1996, chỉ 1 tuần trước dịp Giáng sinh, các quan khách đang dự buổi dạ hội do Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức để kỷ niệm ngày sinh thứ 63 của Nhật hoàng Akihito. Gần 500 người đang thưởng thức cocktail và món sushi trong khu nhà ở của Đại sứ Nhật Bản, phần lớn là những nhân vật xã hội và chính trị quan trọng nhất ở thủ đô Lima của Peru.
Trong số đó có các bộ trưởng nông nghiệp và ngoại giao, chánh án tòa án tối cao, 6 thẩm phán của tòa tối cao, 5 tướng cảnh sát cùng mẹ, chị gái và em trai của Tổng thống Peru Alberto K. Fujimori. Đại sứ Mỹ Dennis Jett đã dời khỏi buổi tiệc trước đó nhưng 7 nhà ngoại giao Mỹ vẫn ở lại.
Đột nhiên, một tiếng nổ khiến ly cốc rung lắc trên bàn, mọi người ngừng nói chuyện. Đó có vẻ là tiếng bom xe trên đường phố gần đó, nhưng mối hiểm nguy dường như đang ở rất gần. Chỉ trong vòng 30 giây, 14 người đàn ông và phụ nữ che mặt, trong đó có cả thiếu niên, chui qua lỗ thủng trên tường vườn và lẻn sau những gốc cây. Hai người chiếm lấy cổng chính.
“Đây là quân của Phong trào cách mạng Tupac Amaru”, một giọng nói vang lên. “Hãy nghe lời và các bạn sẽ không gặp chuyện gì”.
Con tin xin ở lại cùng nhóm bắt cóc
Nhóm phiến quân bắt đầu bắn chỉ thiên, yêu cầu khách khứa nằm xuống sàn. Họ cảnh báo các khách mời chớ nhìn họ, cho dù họ đã che kín mặt.
Một số khách lộ vẻ hoảng hốt. “Đừng lãng phí những viên đạn của các bạn”. Sally Bowen, phóng viên tờ Financial Times, nghe thấy một tay súng nói với đồng đội. “Chúng ta có thể cần chúng sau”, người đó nói.
Còn ông Torrado nghĩ rằng tất cả mọi người sẽ chết khi cảnh sát ập vào trong ít phút nữa. Ông liếc nhìn ly rượu whisky còn một nửa rượu mà ông đang để ngay trước mũi và gần như sắp cầm vào nó. Ông nghĩ ông sẽ uống nốt số rượu cuối cùng này.
Tổng thống Peru đi qua xác những lính du kích bị bắn chết
Những viên đạn của nhóm phiến quân nhanh chóng bị cảnh sát đáp trả. Trong khoảng 40 phút, các khách mời thấy đạn bay vèo vèo trên đầu.
Video đang HOT
Lúc đó, thủ lĩnh nhóm phiến quân, ông El Arabe, hỏi chủ bữa tiệc, tức Đại sứ Morihisa Aoki, người đang ngồi trên đất cùng những khách mời khác. “Đứng lên!” El Arabe nói. Nhiều người nghĩ rằng vị đại sứ sẽ bị bắn chết. Nhưng không, đại sứ cùng thủ lĩnh El Arabe dùng loa cầm tay kêu gọi cảnh sát ngừng nổ súng.
“Xin hãy tôn trọng tính mạng những khách mời của chúng tôi và ngừng bắn. Các anh sẽ giết họ mất”, Đại sứ Aoki nói.
Nhóm dân quân di chuyển tất cả khách mời vào phòng trong, yêu cầu họ nằm sát xuống sàn và đưa tay lên đầu. Những người đàn ông và phụ nữ ăn mặc sang trọng đều phải tận dụng từng centimet trên sàn nhà, dưới gầm bàn và đàn piano.
Ngay sau khi tiếng súng dứt, nhóm phiến quân thông báo họ sẽ thả hết tất cả những người phục vụ, phụ nữ và khách mời cao tuổi. Nhưng khi họ mở cửa để thả những người này ra ngoài, cảnh sát ập vào để phun hơi cay.
Nhóm phiến quân đã chuẩn bị sẵn mặt nạ khí nên không gặp vấn đề gì nhiều. Nhưng các vị khách phải tận dụng khăn tay hoặc giấy ăn để che mặt. Mẹ của Tổng thống Fujimori và chị gái Rosa nằm trong số khách mời phải dùng bát nước nhúng ướt khăn để giảm tác dụng của khí cay.
Đại sứ Aoki lại dùng loa để nhắc lại yêu cầu cảnh sát ngừng bắn, rồi ông quay sang nói với thủ lĩnh El Arabe: “Hãy để họ đi. Họ không liên quan gì. Chỉ mình tôi đủ quan trọng để các anh có thể mặc cả”.
Ông Michel Minnig, người vừa nhận chức lãnh đạo Ủy ban Chữ Thập đỏ quốc tế, tiếp cận thủ lĩnh nhóm phiến quân và tự xưng danh. Không lâu sau đó, ông bước ra ngoài với hai cánh tay giơ trên đầu và hô lớn yêu cầu cảnh sát ngừng bắn. Từ lúc đó, ông trở thành người hòa giải trung lập.
Tự nhận mình là nhà báo, Sally Bowen nói với một phiến quân đứng bên cạnh rằng chị muốn ở lại. Đề nghị của chị bị khước từ, nhưng trước khi ra ngoài cùng hơn 200 phụ nữ, nhà báo này được đưa đến gặp chỉ huy chiến dịch, ông Nestor Cerpa Cartolini.
Bowen và một nhà báo khác hỏi ông Cerpa rằng nhóm phiến quân đang làm gì ở đây. Ông lấy trong túi ra một cuốn sách mang tên “Companeros, Toman Nuestro Sangre” (nghĩa là: Các đồng chí, họ lấy máu của chúng ta).
“Đây là nơi mọi thứ bắt đầu”, ông nói về cuốn sách viết về những công nhân mà ông đã lãnh đạo trong cuộc chiếm đóng nhà máy dệt phá sản Cromotex năm 1979. Cuộc xung đột chấm dứt với việc quân đội bắn chết 6 công nhân.
Trong những giờ đầu tiên của vụ tấn công vào khu nhà riêng sứ quán Nhật, các con tin lo sợ họ sẽ bị giết không phải bởi tay của những người khống chế, mà bởi cuộc tấn công của lực lượng an ninh của chính phủ.
Ông Cerpa nói rằng ông và nhóm 13 người nổi dậy, gồm 4 người đàn ông và 10 người trẻ được tuyển mộ trong rừng, sẽ bắt đầu giết con tin nếu Tổng thống Fujimori không đến nói chuyện trực tiếp. Ông Cerpa nói rằng mục tiêu của ông là hơn 450 thành viên phong trào Tupac Amaru đang bị giam trong các nhà tù của Peru phải được trả tự do.
Thủ lĩnh nhóm phiến quân dọa sẽ giết Ngoại trưởng Francisco Tudela trước tiên. Nhưng hạn chót đã qua mà Tổng thống Fujimori vẫn khăng khăng từ chối đáp ứng yêu cầu. Ông Cerpa xuống thang, và thông báo sẽ không ai bị giết, ít nhất là dưới tay Tupac Amaru.
Thay vào đó, các con tin cho biết ông Cerpa nỗ lực thuyết phục những người đang bị khống chế bằng cách nói chuyện đánh vào tâm lý về nền kinh tế thị trường và những người nghèo mà ông cho rằng sẽ chẳng bao giờ khá lên được.
Dù nhóm phiến quân không thể giữ hàng trăm người trong thời gian dài nếu họ không muốn, nhưng ông Cerpa trong những ngày đầu tiên đã thuyết phục họ để họ trở thành sứ giả sau khi được thả. Ông nói rằng Tupac Amaru có thể trở thành một đảng chính trị, và họ không giống như phong trào Shining Path khát máu.
Trong 2 tuần sau đó, ông Cerpa cho thả nhiều người thiện chí.
Giai đoạn bế tắc giữa thủ lĩnh phiến quân và Tổng thống Fujimori là khi ông Cerpa và Tổng thống nỗ lực chiếm được cảm tình và xây dựng hình ảnh tích cực cho mình ở cả trong nước và nước ngoài.
Trong khi ông Cerpa kiên nhẫn với trò chơi chờ đợi, Tổng thống Fujimori hứa sẽ không dùng bạo lực nếu nhóm phiến quân không giết con tin. Nhưng trái với lời hứa, ông Fujimori gần như ngay lập tức đã phản công để nhổ tận rễ phong trào du kích của ông Cerpa. Nhóm 140 lính biệt kích bắt đầu tập luyện để ập vào khu nhà riêng của đại sứ Nhật Bản.
Cùng lúc đó, Tổng thống đồng ý đối thoại sơ bộ, ông tránh dùng từ thương lượng, với nhóm phiến quân. Ông chỉ định một nhóm bảo đảm gồm Đại sứ Canada Anthony Vincent, một con tin được thả, Tổng giám mục Juan Luis Cipriani xứ Ayacucho và ông Minnig, đại diện Hội Chữ thập đỏ.
Các cuộc đối thoại giống như băng chuyền, đi vòng quanh nhưng không tiến lên. Bất cứ khi nào sắp có tiến triển lại xảy ra sự cố bất ngờ, như đột nhiên ngừng đối thoại.
Đại sứ Bolivia Jorge Gumucio nói rằng trong 4 ngày đầu của vụ khống chế, ông nhận được thông tin rằng quân đội đang chuẩn bị một cuộc tấn công.
Đại sứ Canada Vincent thừa nhận, nhóm bảo đảm thực ra chỉ để trì hoãn khiến Tổng thống có thêm thời gian để chuẩn bị các yếu tố chính trị và lực lượng cho một cuộc tấn công.
Nhưng ông Vincent tin rằng đến giai đoạn cuối cùng, cả hai bên đã sắp đi đến thỏa thuận. Ông Cerpa đã thuyết phục những tay súng du kích trẻ, những người không muốn gì khác ngoài việc được trở về nhà họ trong rừng, chấp nhận tị nạn ở Cuba. Ông Cerpa cũng hạ yêu cầu thả 450 người đang bị giam cầm xuống còn 20.
Đến lúc kết thúc cuộc khủng hoảng, một số con tin thừa nhận họ có đồng cảm với những người giữ họ làm con tin.
Vinh quang bên những xác chết
Khi nhóm nổi dậy nới lỏng canh gác, kế hoạch tấn công họ bắt đầu được triển khai. Nhận được thông tin về vụ tấn công, Đại sứ Aoki gửi tin nhắn qua nhóm bảo đảm để cảnh báo rằng một cuộc tấn công sẽ dẫn đến cái chết của nhiều con tin, đồng thời thúc giục tìm giải pháp hòa bình. Nhưng lời thỉnh cầu đó đến quá muộn.
Nhiều tay súng nổi dậy còn trẻ, và mong muốn của họ là trở về nh
Tại một cuộc họp báo, Tổng thống Fujimori nói rằng nhóm phiến quân từ chối cho phép các bác sĩ chính phủ tiếp tục giám sát tình trạng các con tin, nhưng các con tin được thả ra nói rằng một bác sĩ vào không chỉ để chăm sóc các con tin mà để truyền tin cho các con tin và gắn thiết bị nghe lén sau tấm rèm.
Ông Fujimori nói sẽ hoãn tấn công cho đến khi số thương vong có thể xảy ra với các con tin xuống mức chấp nhận được. Dù vậy, một số người, trong đó có cựu Tổng thống Venezuela Carlos Andres Perez chỉ trích quyết định này.
Vụ khủng hoảng kết thúc, hầu hết dân Peru ca ngợi thành công của tổng thống. Khi có được tỷ lệ ủng hộ tăng vọt 29 điểm phần trăm lên 67% chỉ trong vài ngày, ông Fujimori trở lại hiện trường để chụp ảnh với thi thể không đầu và bị bắn nát của những kẻ thù nằm dưới chân. Đoạn phim này được các tay máy chính phủ quay lại và phát nhiều lần trên truyền hình.
Nhưng sau khi xuất hiện những bài báo nói rằng một số tay súng nổi dậy bị bắn chết ngay cả sau khi đã đầu hàng, thân nhân của họ bắt đầu đâm đơn kiện các sĩ quan quân đội. Năm 2005, văn phòng Tổng chưởng lý Peru chấp nhận đơn kiện. Nhưng khi vấp phải ý kiến phản đối đơn kiện và bênh vực lực lượng tấn công, tất cả các cáo buộc bị bãi bỏ.
Năm 2003, tổ chức nhân quyền Peru APRODEH đại diện cho thân nhân các du kích bị bắn chết đã nộp đơn kiện chính phủ Peru lên Ủy ban Nhân quyền liên châu Mỹ, cáo buộc chính phủ vi phạm một số quyền được Công ước Nhân quyền châu Mỹ vì đã bắt giữ các thành viên Eduardo Nicolás Cruz Sánchez, David Peceros Pedraza và Herma Luz Meléndez Cueva của MRTA rồi nhanh chóng hành hình họ. Ủy ban này xác định lá đơn được chấp nhận, nhưng đến nay vẫn chưa xử lý xong.
Theo Ngọc Minh (theo NYT, BBC) (Dân Việt)
Chiến dịch ra quân thảm hại của đặc nhiệm Delta Mỹ
Chiến dịch ra quân giải cứu 52 con tin Mỹ bị Iran bắt giữ của lực lượng Delta Force đã gặp phải thất bại thảm hại.
Một con tin người Mỹ bị bịt mắt, trói tay, được dẫn ra phía ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Tehran ngày 8/11/1979. Ảnh: AP
Sau khi nắm quyền lãnh đạo đất nước vào đầu năm 1979, lực lượng cách mạng Hồi giáo Iran do đại giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini dẫn đầu luôn tỏ thái độ nghi ngờ Mỹ đang âm thầm dùng lực lượng tình báo thực hiện các hoạt động can thiệp vào quốc gia này.
Ngày 4/10/1979, khoảng 500 sinh viên đại học Iran bất ngờ tấn công đại sứ quán Mỹ tại Tehran, bắt giữ 52 cán bộ nhân viên ngoại giao, đòi Mỹ giao nộp vua Pahlavi đã chạy trốn khỏi đất nước để xét xử, đồng thời phải giải phóng các tài khoản của Iran mà Mỹ đang đóng băng, cam kết chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của Iran.
Ban đầu, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã tỏ ra rất kiềm chế khi đối phó với cuộc khủng hoảng con tin này. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều tháng sau đó, tỷ lệ ủng hộ của cử tri với ông Carter giảm mạnh, khiến ông hết kiên nhẫn và quyết định sử dụng biện pháp mạnh.
Ngày 11/4/1980, ông Carter ra lệnh cho Lầu Năm Góc lập kế hoạch giải cứu con tin với mật danh Móng vuốt đại bàng. Đơn vị được lựa chọn để thực hiện chiến dịch này chính là đặc nhiệm Delta (Delta Force), lực lượng mới được Bộ Quốc phòng Mỹ thành lập để đối phó với các mối đe dọa an ninh từ chủ nghĩa khủng bố.
Tuy nhiên, mọi việc diễn ra không như ý khiến kế hoạch phô diễn sức mạnh với Iran cũng như thế giới của Mỹ trở thành lần ra quân thảm họa của đặc nhiệm Delta, theo Atlantic.
Ngày 16/4/1980, hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ thông qua kế hoạch sử dụng trực thăng để thực hiện nhiệm vụ giải cứu. Từ 19 đến 23/4/1980, lực lượng giải cứu được triển khai tới Tây Á.
Ngoài lực lượng nòng cốt tham gia chiến dịch giải cứu là 120 đặc nhiệm Delta, Bộ Quốc phòng Mỹ còn huy động hai tàu sân bay USS Nimitz và USS Coral Sea tới biển Arab cùng nhiều máy bay vận tải và chiến đấu cơ yểm trợ lực lượng đặc nhiệm.
Theo kế hoạch được Lầu Năm Góc vạch ra, 8 trực thăng RH-53D Sea Stallion của hải quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz sẽ lợi dụng đêm tối đến điểm tập kết "Sa mạc 1", một khu vực bí mật ở miền Trung Iran do CIA chuẩn bị.
Tại đây, các trực thăng sẽ hội quân cùng 120 đặc nhiệm Delta trên ba máy bay vận tải C-130 cất cánh từ Oman và đưa lực lượng này đến địa điểm "Sa mạc 2" cách thủ đô Tehran hơn 80 km về phía nam.
Đêm hôm sau, lực lượng Delta sẽ lên 6 xe tải do các điệp viên CIA nằm vùng ở Iran lái tiến vào Tehran, đột kích đại sứ quán, giải cứu các con tin và đưa họ tới một sân bóng gần đó, nơi có các trực thăng của hải quân đợi sẵn. Các trực thăng này sẽ chở con tin và đặc nhiệm đến phi trường Manzariyeh, cách thủ đô Tehran hơn 96 km về phía tây nam để lên các vận tải cơ C-141 bay đến Ai Cập trong khi các trực thăng RH-53D sẽ bị phá hủy và bỏ lại.
Tuy nhiên, khi bắt đầu triển khai vào tối 24/4/1980, chiến dịch Móng vuốt Đại bàng đã gặp trục trặc ngay ở điểm tập kết "Sa mạc 1". Một cơn bão cát khiến một trong số 8 chiếc trực thăng RH-53D phải quay đầu trở về, còn một chiếc khác bị va chạm khi hạ cánh và bị hỏng nặng. 6 chiếc RH-53D còn lại hạ cánh được nhưng một chiếc khác không thể sử dụng tiếp do trục trặc thủy lực.
Do thiếu trực thăng để vận chuyển toàn bộ con tin cùng lính đặc nhiêm, sĩ quan chỉ huy trực tiếp đã quyết định hủy nhiệm vụ giải cứu. Tuy nhiên, đây chính là lúc thảm họa thực sự xảy ra.
Ngay khi các máy bay Mỹ chuẩn bị di tản, một chiếc trực thăng RH-53D va chạm với một chiếc vận tải cơ C-130 chở quân và nhiên liệu khiến cả hai máy bay nổ tung, làm 8 quân nhân Mỹ thiệt mạng và số khác bị thương. Trong cơn hoảng loạn, lính Mỹ lên máy bay C-130 rút lui, bỏ lại 5 chiếc trực thăng RH-53D mà không kịp phá hủy cùng bản kế hoạch tối mật. Các khí tài, tài liệu mật này rơi vào tay quân đội Iran một ngày sau đó, khiến các điệp viên chờ sẵn hỗ trợ đặc nhiệm Delta trong chiến dịch bị bắt giữ.
Xác máy bay vận tải C-130 và trực thăng RH-53D của Mỹ rơi tại Iran. Ảnh: AP
Sau chiến dịch giải cứu thất bại đó của đặc nhiệm Delta, Mỹ đã thương lượng trong thời gian dài với Iran. Đầu năm 1981, Mỹ đồng ý giải phóng tài khoản cho Iran. Sau khi giao dịch tài chính thành công, ngày 20/1/1981, các con tin Mỹ rời Iran sau 444 ngày bị bắt giữ, chỉ vài phút sau khi Tổng thống Carter rời nhiệm sở. Ngày 21/4, cựu tổng thống Mỹ đến chào đón các con tin tại Weisbaden, Tây Đức.
Chiến dịch Móng vuốt Đại bàng là một thất bại đáng xấu hổ của Mỹ trước sự chứng kiến của toàn thế giới, góp phần khiến Jimmy Carter thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1980. Chiến dịch này giúp nước Mỹ nhận ra những yếu kém trong lực lượng đặc nhiệm của mình, đề ra những kế hoạch cần thiết để xây dựng các lực lượng đặc nhiệm hùng mạnh, đáng tin cậy trong cuộc chiến chống khủng bố.
Duy Sơn
Theo VNE
Peru sở hữu trữ lượng bạc lớn nhất thế giới Báo cáo của Hiệp hội Mỏ, Dầu khí và Năng lượng quốc gia của Peru (SNMPE) cho thấy quốc gia Nam Mỹ này sở hữu trữ lượng bạc lớn nhất thế giới và chiếm tới 21% trong tổng số 570.000 tấn trữ lượng "kim loại trắng" này của toàn cầu. Ảnh minh họa Các báo cáo của Sở Địa chất Mỹ (USGS) công...