Vụ bài thi phúc khảo từ 0 thành 9 điểm: Lỗi do thí sinh?!
Có rất nhiều vấn đề trong sự cố nhiều bài thi phúc khảo tăng vọt điểm, trong đó có bài từ 0 thành 9 điểm ở Tây Ninh. Chưa kiểm chứng phần mềm, quy trình chấm thi… những người có chức năng đã ‘báo cáo ban đầu’ lỗi do thí sinh!
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm nay – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Việc chấm sai dẫn đến cùng một thí sinh bị cả 3 môn 0 điểm trong bài thi tổ hợp là điều khó xảy ra, nhưng cho tới thời điểm hiện tại cũng vẫn là lỗi do… thí sinh.
Không biết đâu mà lần!
Hôm 31.7, đại diện Bộ GD-ĐT nói “lỗi tại thí sinh”, hôm 1.8 lại nói “lỗi do thí sinh – chỉ là báo cáo ban đầu của các ban chấm phúc khảo”!
Cũng trong hôm qua 1.8, bộ này lại gửi báo chí ý kiến của ông Trần Đức Thuận, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (trưởng ban phúc khảo), đổ lỗi do kỹ thuật liên quan đến giấy in, chất lượng in phiếu trả lời trắc nghiệm… nên máy quét không nhận dạng được chính xác phiếu trả lời trắc nghiệm; thí sinh tô sai mã đề; thí sinh chọn lại phương án mới nhưng không tẩy hết phương án cũ. Đúng là không biết đâu mà lần!
Thế nhưng, thông qua 4 bước chấm thi trắc nghiệm do Bộ GD-ĐT ban hành, các chuyên gia giáo dục đều cho rằng nếu thí sinh có phạm 1 trong 3 lỗi (tô sai mã đề, tô nhầm số báo danh, hoặc tô mờ đáp án) thì những bước còn lại vẫn phát hiện được, từ đó “mở ra giải pháp” để hội đồng chấm thi cho chấm lại, bảo vệ được tính công bằng cho tất cả thí sinh trong một kỳ thi rất quan trọng này.
Một chuyên gia giáo dục tại TP.HCM cho rằng để xảy ra sự cố này còn có trách nhiệm của cán bộ chấm thi và lỗi phần mềm không thích hợp. Đó là chưa kể một số hội đồng chấm thi ở các địa phương có thể còn có việc sử dụng máy móc và giấy làm bài thi trắc nghiệm không đúng quy chuẩn… Không thể nói lỗi chỉ do thí sinh.
Tình huống dẫn tới bài thi trắc nghiệm bị điểm 0
Theo những người có kinh nghiệm về việc này, các sai sót trong kết quả chấm thi có thể đến từ máy móc, giấy in phiếu trả lời trắc nghiệm và cán bộ.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, phân tích ở giai đoạn scan bài thi, độ chính xác của file ảnh sẽ quyết định tính chính xác của kết quả chấm. Điều này phụ thuộc vào thao tác của cán bộ chấm thi và máy chấm. Nếu máy quá cũ có thể khiến bài thi bị kẹt, scan bị lệch hoặc người chấm chủ quan, đặt phiếu trả lời trắc nghiệm bị nghiêng thì file nhận dạng không đúng.
Theo ông Dũng, nguyên nhân thứ hai khiến kết quả bài thi sai lệch là phiếu trả lời trắc nghiệm không đạt chuẩn. Năm nay, Bộ GD-ĐT không quy định các địa phương phải mua phiếu trả lời cùng một cơ sở in, nên sự chênh lệch về loại giấy này cũng có khả năng dẫn đến sai sót.
“Sự việc ở Tây Ninh có thể do phiếu trả lời trắc nghiệm chưa chuẩn hoặc do cán bộ chấm yếu nghiệp vụ mặc dù được bộ tập huấn kỹ. Điều này có thể xảy ra bởi nếu đơn vị được giao nhiệm vụ chưa từng có kinh nghiệm chấm thi THPT quốc gia trước đó”, ông Dũng nhìn nhận.
Video đang HOT
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, nhìn nhận sự cố chấm thi ở Tây Ninh có thể liên quan đến yếu tố kỹ thuật hoặc người thực hiện các thao tác chấm thi chưa có kinh nghiệm. “Chỉ cần rà soát biên bản chấm thi sẽ tìm ra được nguyên nhân thực sự”, ông Sơn nói.
Một cán bộ chấm thi ở một trường ĐH tại TP.HCM cho biết đơn vị này đã phát hiện lỗi bất thường trong chấm thi bài tổ hợp trước đó khi làm nhiệm vụ tại ĐBSCL. Cụ thể, có những điểm thi chỉ có điểm môn thành phần đầu tiên, 2 môn còn lại là điểm 0 tất cả thí sinh. Lỗi được xác định do phần mềm, sau khi Bộ chỉnh sửa gửi phiên bản cập nhật thì khắc phục tình hình.
Trước đó, một số lượng lớn bài thi trắc nghiệm gặp khó khăn trong khâu nhận diện phần mềm chấm thi cũng xảy ra tại tỉnh Ninh Thuận. Theo đại diện Trường ĐH Khánh Hòa (đơn vị chủ trì chấm thi tại đây), phải nhờ tới sự hỗ trợ của tổ phần mềm thuộc Bộ GD-ĐT thì số bài không nhận diện được giảm xuống còn 211 bài. Việc không nhận diện được có thể từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do giấy bài thi không chuẩn với phần mềm.
Có 204 bài thi trắc nghiệm thay đổi kết quả sau phúc khảo
Tối 1.8, Cục Quản lý chất lượng của Bộ GD-ĐT cho biết: Đến 17 giờ ngày 1.8, tất cả 63 hội đồng thi của 63 tỉnh/thành phố đã hoàn thành việc phúc khảo bài thi và công bố kết quả cho thí sinh. Tổng số bài thi đã phúc khảo là 57.639; trong đó tổng số bài thi trắc nghiệm là 40.887. Tổng số bài thi trắc nghiệm có thay đổi kết quả sau phúc khảo là 204. Trong đó, 100% các bài thi trắc nghiệm đề nghị được phúc khảo tại 32 hội đồng thi có kết quả phúc khảo không thay đổi so với kết quả ban đầu. Gần 20 hội đồng thi chỉ có 1 đến 3 bài thi trắc nghiệm thay đổi kết quả sau phúc khảo. Riêng Hội đồng thi tỉnh Tây Ninh có 62 bài thi trắc nghiệm thay đổi kết quả sau phúc khảo.
Tuệ Nguyễn
Được điều chỉnh nguyện vọng sau phúc khảo
Bộ GD-ĐT vừa có thông báo khẩn gửi các sở GD-ĐT cho phép thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng sau phúc khảo. Cụ thể, đối với các thí sinh đã đăng ký xét tuyển có thay đổi điểm sau khi chấm phúc khảo, sở GD-ĐT phải thông báo để tất cả thí sinh biết. Nếu có nhu cầu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển thì đến ngay các điểm tiếp nhận để điều chỉnh bằng phiếu, kể cả thí sinh đã điều chỉnh trước khi biết điểm phúc khảo nay thay đổi điểm cần điều chỉnh lại.
Bộ cũng yêu cầu các sở tiếp tục rà soát, cập nhật chính xác lên hệ thống phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển của thí sinh, tuyệt đối không để sót phiếu (ví dụ quên phiếu) không nhập. Tất cả các công việc trên cần kết thúc trước 17 giờ ngày 2.8.
Hà Ánh
Theo Thanh niên
Tuyển sinh ĐH, CĐ: Không chỉ vì số lượng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ...
Tại Hội nghị về công tác tuyển sinh đại học và triển khai Luật Giáo dục Đại học vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Các cơ sở giáo dục Đại học phải có trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng chứ không thuần túy đào tạo được bao nhiêu cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ...
Nghĩa là sinh viên ra trường có đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, có việc làm hay không? Chứ không phải hàng ngàn cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp..."
Cái đích cuối cùng là tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm. (Ảnh minh họa)
Nếu tuyển sinh "chui", phạt 5 năm!
Nếu năm 2018, thủ khoa các khối có thí sinh đến từ Sơn La, Hà Giang, thì năm nay, những thủ khoa của các khối được xướng danh lại đến từ Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hà Nội và Nghệ An. Để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, hàng loạt giải pháp đã được các chuyên gia, nhà quản lý, giáo viên và cả xã hội quan tâm đề xuất. Trong đó, vấn đề thanh tra kiểm tra trước, trong và sau mỗi mùa tuyển sinh luôn được cảnh báo...
Đánh giá về công tác tuyển sinh Đại học, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết: "Qua theo dõi cho thấy, công tác tuyển sinh Đại học ngày càng lành mạnh hơn, tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của từng trường. Tuy nhiên, một số trường vẫn để xảy ra thiếu sót, sai phạm".
Cụ thể, qua kiểm tra ghi nhận đề án tuyển sinh riêng của nhiều trường không rõ ràng, nhiều thông tin chưa chính xác, một số trường xét tuyển không đúng đề án. Chẳng hạn, Bộ đưa ra quy định là tuyển sinh 50% bằng học bạ, 50% là điểm thi THPT quốc gia nhưng có trường chấp nhận đến 80% kết quả trúng tuyển bằng học bạ.
Nhiều trường xác định chỉ tiêu vượt quá năng lực đào tạo. Một vi phạm phổ biến nữa là các trường tăng chỉ tiêu đào tạo rất cao, không đúng năng lực thực tế. Đơn cử, có trường khai 1.000 giáo viên cơ hữu trong đề án tuyển sinh, nhưng thực tế chưa có từng ấy. Tới lúc tuyển được nhiều sinh viên, trường mới đi ký hợp đồng giảng viên để đủ số lượng.
Cùng với đó, một số ĐH ban hành nhiều văn bản nội bộ nhưng khi ban hành các ĐH nhưng chưa cập nhật văn bản mới của Bộ, nên một số chính sách, chế độ thực hiện không đúng, cả về mức, về mục, về thủ tục... Việc xây dựng đội ngũ chưa bảo đảm về số lượng, cơ cấu, đặc biệt cơ cấu theo ngành. Có những ngành mở ra nhưng không duy trì được chất lượng đội ngũ.
Trong quá trình hoạt động, một số trường do có thay đổi về nhân sự do luân chuyển công tác hoặc thay đổi nhiệm vụ, khiến không đủ số lượng tiến sĩ, thạc sĩ của ngành. Có những ngành đặc thù, do không có tiến sĩ trong nước chúng ta có thể lấy giảng viên từ ngành gần, ngành tương đối để đủ tiêu chuẩn, điều kiện mở-duy trì ngành, nhưng quy định bắt buộc các trường phải đảm bảo đủ có đội ngũ giảng viên cơ hữu.
Lỗi này nhiều trường vi phạm, nhưng ở một số trường khi mở ngành ra đã không đáp ứng rồi. Đây là những sai phạm không ít nơi xảy ra chuyện như vậy, chúng tôi phát hiện ra trong quá trình thanh kiểm tra.
Đồng thời, một số trường công bố điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển vào ngành sức khoẻ không đúng quy chế tuyển sinh, công bố kết quả xét tuyển, trúng tuyển trước khi học sinh có kết quả xét tốt nghiệp THPT.
Điều này đang khiến xã hội băn khoăn lo lắng về chất lượng nguồn tuyển Đại học. Do đó các trường Đại học tập trung rà soát hệ thống các văn bản, củng cố hệ thống quy định của mình theo đúng Thông tư 51 của Bộ để thực hiện nghiêm túc quy định Luật Giáo dục và Quy chế tuyển sinh. Chánh Thanh tra Bộ lưu ý, trong quá trình thực hiện có thể sáng tạo nhưng không được tùy ý du di theo ý hiểu cá nhân.
Tất cả phải theo khung chung là quy chế, thông tư, nghị định. Khi hiệu trưởng quan tâm, thực hiện đúng quy định, tự trường đã loại được khá nhiều lỗi chuyên môn có thể do chủ quan, khách quan dẫn đến sai sót.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cũng nhấn mạnh: Khi xác định đề án tuyển sinh các cơ sở giáo dục đại học phải xác định đúng đội ngũ giảng viên, tránh tình trạng gian lận giảng viên. Còn vấn đề nếu xét tuyển học bạ phải nêu rõ ràng điểm chuẩn, không mập mờ.
Trong tự chủ tuyển sinh các trường không phải các trường muốn làm gì cũng được mà phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm. Sắp tới các trường phải đăng tải đầy đủ các thông tin và trực đường dây nóng để giải quyết thắc mắc cho thí sinh. Các trường phải chủ động trong công tác truyền thông về tuyển sinh, kết nối.
Sắp tới các trường phải báo cáo và công khai toàn bộ danh sách thí sinh trúng tuyển để xã hội giám sát và chúng ta giám sát lẫn nhau. Nếu các trường tuyển sinh chui, tuyển sinh lậu sẽ phạt theo chế tài về phạt hành chính và trong vòng 5 năm không được tự chủ tuyển sinh.
Làm sao để đối phó thí sinh "ảo"?
Tuy nhiên, từ phía các trường tự chủ, theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT thì việc luật quy định tăng cường tự chủ song song với hậu kiểm và siết chặt xử phạt, các trường băn khoăn về hình phạt nặng được ghi rõ trong luật là đình chỉ tự chủ trong 5 năm với các trường có vi phạm về tuyển sinh, mở ngành và liên kết đào tạo với nước ngoài.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho biết: "Vừa rồi, trường ra danh sách thí sinh trúng tuyển thẳng và gửi giấy báo thì biết các em trúng nhiều nơi, ĐHQG TP HCM có thi đánh giá năng lực nên tỉ lệ thí sinh "ảo" năm nay gấp 3-4 lần. Việc có nhiều phương thức xét tuyển cũng gây "ảo", lộn xộn và chuẩn đầu vào các loại hình khác nhau sẽ khác nhau.
Hiện có nhiều em trúng theo nhiều phương thức, điểm học bạ chỉ 27 nhưng thi THPT quốc gia chỉ 16-17 nên chuẩn đầu vào của thí sinh không đều. Một số trường tuyển sinh vượt đa phần là những trường tốt, vì có những trường gọi 1.000/100 thí sinh cũng không vào. Vấn đề là gọi bao nhiêu là vừa?
Ở Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, có những ngành gọi 100 là vào đủ 100 nhưng có ngành gọi 160/100 vào vẫn không đủ. Gọi không đủ thì khống chế với trường, gọi dư thì Bộ phạt, hiệu trưởng phải làm sao đây? Bộ cần đẩy mạnh tự chủ cho các trường".
Còn PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP HCM cũng bày tỏ, về tuyển sinh, đối với các trường tự chủ trong đề án tuyển sinh đang gặp khó khăn vì tự trói chân mình. Ở ĐH Luật TP HCM, trường xét tuyển từ học bạ đến xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia và thi năng lực.
Việc xét tuyển qua nhiều công đoạn là phức tạp với thí sinh, nên có thể tới đây trường sẽ xem xét lại. Chỉ tiêu tuyển sinh là vấn đề cân nhắc. Nên chăng, cho các trường "bù qua sớt lại" chỉ tiêu qua các năm, nếu năm nay tuyển thiếu thì sang năm cho thêm chỉ tiêu để bù đắp.
Song ở góc độ đích đến cuối cùng là chất lượng đầu ra, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho rằng, điểm đến của các trường ĐH không phải là tuyển sinh cũng không phải là quá trình đào tạo mà phải là tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm.
Theo ông Trinh, tuyển sinh là một chỉ số, quá trình đào tạo là một chỉ số nhưng quan trọng nhất, căn cơ và bài bản phải là các điều kiện đảm bảo chất lượng. Hiện nay, đại đa số các cơ sở giáo dục ĐH đã hình thành bộ phận tổ chức đảm bảo chất lượng bên trong.
Nhưng cơ chế hoạt động, tầm nhìn và cách tiếp cận còn rất khác biệt. Cơ sở nào chăm lo tạo điều kiện hoạt động cho hệ thống này thì chất lượng đào tạo sẽ tốt. Điều đó thể hiện ngay trong công tác tuyển sinh cũng thuận lợi hơn.
Cùng với đó là kết hợp với một số nhóm vấn đề cơ bản: Đầu tiên là cơ chế quản lý; tiếp đến là đội ngũ cán bộ bao gồm cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy. Kế đến là cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo.
Muốn vậy, cần phải công khai tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Mỗi cơ sở giáo dục ĐH phải chịu trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm của mình với xã hội về sản phẩm đầu ra của mình.
Về vấn đề kiểm định chất lượng, ông Trinh nhấn mạnh, Bộ GD-ĐT đã nhiều lần nhắc nhở, các cơ sở giáo dục ĐH cần quan tâm để hoàn thiện hệ thống này. Trước mắt, trong thời gian tới đây, các trường cần tập trung mạnh vào kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo. Bởi nếu không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng thì không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh.
Cụ thể, khoản 5 Điều 33 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH đã quy định rõ: "Trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được đánh giá chất lượng; ngay sau khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được kiểm định theo quy định của Luật này"...
Uyên Na
Theo phapluatplus
Trường đại học có được lấy điểm sàn thấp khi tự chủ? Việc Bộ GD-ĐT nhắc nhở các trường đại học đặt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) dưới 14 điểm phải giải trình khiến có ý kiến cho rằng không thỏa đáng khi đã trao cho các trường quyền tự chủ. Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Q.6, TP.HCM) - ĐÀO NGỌC THẠCH Từ năm...