Vụ án đại gia Đào Thị Như Lệ ở Đà Nẵng: Bắt 2 người cho vay lãi nặng
Biết đại gia Lệ có nhiều bất động sản nên các nghi phạm đã không ngần ngại xuống tiền, mỗi lần cho bà này vay từ vài trăm triệu đến vài chục tỉ đồng, lãi suất dao động 0,2 – 0,8%/ngày, thậm chí đến 1%/ngày.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Đà Nẵng tống đạt các quyết định đối với Lê Trọng Phương – Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Ngày 6-7, Cơ quan CSĐT Công an Đà Nẵng tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Trần Thu Hà (50 tuổi, trú xã Hòa Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng), Lê Trọng Phương (33 tuổi, trú phường Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) để điều tra tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Trong đó, Hà là người có “số má” trong giới cho vay nặng lãi tại Đà Nẵng.
Đại gia bất động sản bể nợ
Cuối tháng 8-2020, thị trường bất động sản Đà Nẵng rúng động khi hay tin bà Đào Thị Như Lệ (một đại gia có tiếng) bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến vụ án chiếm đoạt các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà.
Nhận định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có liên quan nhiều người, nhiều hành vi phạm tội khác nhau, tong đó có cả các đối tượng chuyên cho vay lãi nặng, lãnh đạo Công an Đà Nẵng đã chỉ đạo Phòng cảnh sát kinh tế xác lập chuyên án bí số SV20 để tập trung đấu tranh.
Bà Đào Thị Như Lệ đã bị bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra – Ảnh: A.B.
Quá trình điều tra xác định Lệ từng là một đại gia bất động sản, sở hữu nhiều nhà hàng, khách sạn, hàng chục lô đất vàng tại Đà Nẵng, tổng giá trị tài sản ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Cuối năm 2019, do dịch bệnh COVID-19, thị trường bất động sản đóng băng, không thể giao dịch khiến Lệ không có dòng tiền để kinh doanh nên tìm đến người cho vay lãi nặng để vay tiền trả lãi ngân hàng cho các khoản nợ hàng trăm tỉ đồng.
Video đang HOT
Biết Lệ có nhiều bất động sản nên các đối tượng không ngần ngại “xuống tiền”, mỗi lần cho vay vài trăm triệu đến vài chục tỉ đồng, lãi suất dao động 0,2 – 0,8%/ngày, thậm chí lên đến 1%/ngày. Nếu trả sai hẹn, lãi được cộng vào tiền gốc rồi tiếp tục tính lãi.
Chỉ thời gian ngắn, Lệ đã gánh món nợ hàng ngàn tỉ đồng. Khi đã hết khả năng trả, các chủ nợ đe dọa, chửi bới hoặc đánh đập để ép Lệ trả nợ, bán tài sản, viết giấy vay tiền…
Lệ móc nối với Dương Thị Ngọc Anh – cán bộ chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà – “tuồn” sổ đỏ của người dân để đưa cho các chủ nợ nhằm giãn nợ hoặc sử dụng để lừa đảo…
Cơ quan điều tra khám xét nơi ở của Phương – Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Mở rộng điều tra giai đoạn 2
Kết thúc điều tra giai đoạn 1, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố các bị can: Đào Thị Như Lệ về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Dương Thị Ngọc Anh về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Phạm Thanh – giám đốc doanh nghiệp – về tội cưỡng đoạt tài sản (xuất phát từ việc Thanh cho Lệ vay lãi nặng, sau đó dùng vũ lực ép Lệ viết giấy nhận nợ với số tiền hơn 50 tỉ đồng).
Trong giai đoạn 2, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam Hà, Phương. Hà đã thỏa thuận cho Lệ vay gần 10 tỉ đồng với lãi suất 1%/ngày, thu lời bất chính hơn 1,2 tỉ đồng; Phương cho Lệ vay 2 tỉ với lãi suất 0,3%/ngày, thu lời bất chính gần 1 tỉ đồng.
“Chuyên án SV20 nhằm làm rõ toàn bộ hành vi phạm tội của các nghi phạm, vừa thể hiện tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm đến cùng của Công an TP; vừa góp phần xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh…” – đại diện Phòng cảnh sát kinh tế cho biết.
Theo cơ quan điều tra, Hà là người có “số má” trong giới cho vay nặng lãi tại Đà Nẵng – Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Trước đó, như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, bà Dương Thị Ngọc Anh đã lấy 22 giấy sổ đỏ của người dân để tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà đưa cho Lệ để bà này đem đi cầm cố.
Vào cuộc, cơ quan điều tra Công an Đà Nẵng đã khởi tố vụ án, bị can và bắt tạm giam người có liên quan.
Xử lý án liên quan người nước ngoài: Khổ vì tiếng Mông Cổ
Khi thụ lý những vụ án liên quan người nước ngoài, các cơ quan tố tụng gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề tương trợ tư pháp, phiên dịch. Nhất là các thứ tiếng ít gặp ở Việt Nam như Mông Cổ, Iran.
Phải mất hơn 15 tháng các cơ quan tố tụng mới xét xử được vụ án Ban Wei Bing và Ban Shan Ke - Ảnh: Đ.C.
Có vụ án kể từ khi khởi tố cho đến khi xét xử sơ thẩm xong phải mất hơn 15 tháng.
Chờ tương trợ tư pháp: quá nhiêu khê!
Theo Viện KSND Đà Nẵng, điển hình nhất có lẽ là vụ án Ban Wei Bing và Ban Shan Ke (cùng quốc tịch Trung Quốc).
Ngày 21-6-2019, hai người trên đột nhập vào trụ sở Công ty TNHH Việt Hương (Hòa Vang, Đà Nẵng) phá két sắt, lấy trộm hơn 997 triệu đồng. Ngày 24-7-2019, cơ quan điều tra khởi tố vụ án và sau đó khởi tố bị can đối với Ban Wei Bing và Ban Shan Ke về tội trộm cắp tài sản.
Cơ quan điều tra đã gửi yêu cầu tương trợ tư pháp để xác định lý lịch bị can. Mặc dù vụ án chưa từng bị trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng do thời gian chờ kết quả tương trợ tư pháp kéo dài nên cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải gia hạn thời hạn điều tra, gia hạn thời hạn truy tố.
Đến tháng 9-2020, viện kiểm sát đã nhận được kết quả trả lời ủy thác tư pháp về lý lịch của hai bị can Ban Wei Bing và Ban Shan Ke. Ngày 29-9-2020, TAND Đà Nẵng đưa ra xét xử, tuyên phạt mỗi bị cáo 14 năm tù. Như vậy, chỉ một vụ án tưởng chừng đơn giản nhưng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi hoàn thành xét xử sơ thẩm phải mất hơn 15 tháng.
Khổ vì tiếng Mông Cổ
Tương tự, ở Đà Nẵng có vụ án Baasanjav Shinebayar và Yagaazad Naranbat (cùng quốc tịch Mông Cổ) cũng kéo dài mà một trong nguyên nhân là do tiếng Mông Cổ là thứ tiếng... ít gặp ở Việt Nam.
Vào 11h ngày 26-11-2019, Baasanjav Shinebayar và Yagaazad Naranbat đến nhà thờ Con Gà (Đà Nẵng) rạch túi, lấy cắp thẻ visa của bà W., sau đó cả hai về nhà trọ để làm giả căn cước cho trùng khớp với các thông tin trên thẻ trộm cắp được. Làm xong, cả hai đến tiệm vàng dùng thẻ visa này để mua nữ trang nhưng bị công an phát hiện, bắt quả tang.
Ngày 3-12-2019, cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố hai bị can trên để điều tra về hành vi "sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet và phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản".
Cơ quan điều tra đã gửi yêu cầu tương trợ tư pháp để xác định lý lịch bị can. Tuy nhiên, do thời gian chờ kết quả tương trợ tư pháp kéo dài nên cơ quan điều tra phải gia hạn thời hạn điều tra.
Mặt khác, tiếng Mông Cổ là thứ tiếng hiếm, ít gặp ở Việt Nam nên cơ quan điều tra phải gửi yêu cầu người phiên dịch, dịch thuật tiếng Mông Cổ đến Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng nhờ giúp đỡ. Tuy nhiên, ngay cả Sở Ngoại vụ TP này cũng "bó tay" vì không có người phiên dịch, dịch thuật tiếng Mông Cổ.
Viện KSND TP Đà Nẵng đã ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu cơ quan điều tra gửi văn bản thông báo cho Đại sứ quán Mông Cổ và Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp cử phiên dịch tiếng Mông Cổ để phiên dịch, dịch thuật các nội dung liên quan đến hai bị can trên.
Theo Viện KSND Đà Nẵng, với những khó khăn, vướng mắc trên, đơn vị đã làm báo cáo gửi cấp trên để được hướng dẫn, giải đáp.
Tội phạm nước ngoài rất ranh ma
Khi nói về vấn đề tội phạm người nước ngoài tại Việt Nam, một điều tra viên của Bộ Công an cho rằng vấn đề tội phạm người nước ngoài với nhiều vướng mắc là tình trạng chung của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không nằm ngoài khó khăn.
Bởi luật quy định khi xét xử tội phạm thì phải có lý lịch tư pháp, do đó nếu quốc gia nào có ký hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì việc ủy thác xác định lý lịch tư pháp thuận lợi, còn với các quốc gia chưa ký hiệp định tương trợ thì thời gian xác minh lý lịch tư pháp sẽ kéo dài hơn, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thực tế, dù nhiều quốc gia đã ký hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam rồi nhưng dân số của họ đông, việc xác minh lý lịch những người này không dễ dàng gì nên có khi họ cũng không làm được hoặc thời gian kéo dài.
Ngoài ra, một tỉ lệ không nhỏ người nước ngoài đến Việt Nam phạm tội thường vứt hết các giấy tờ nhân thân nên khi phạm tội bị bắt thì cán bộ điều tra không thể khai thác được họ là người nước nào. Chưa kể có tra hỏi họ cũng không khai mình là người nước nào, dẫn đến rất khó khăn trong việc làm thủ tục ủy thác tư pháp.
Trong một số trường hợp xảy ra tại các thành phố lớn, thời hạn điều tra bị kéo dài nhưng không thể xác minh được lý lịch tư pháp, các cơ quan tố tụng cũng không có căn cứ nào để thả ra, do đó các cơ quan tố tụng buộc phải xin ý kiến để thống nhất cách xử lý.
Về giải pháp, vị điều tra viên này cho rằng việc xác minh lý lịch tư pháp là bắt buộc. Do đó, với quy định của pháp luật hiện hành, dù có kéo dài thời gian, vi phạm thời hạn tố tụng thì các cơ quan tố tụng vẫn phải làm chứ không thể cắt giảm đi bất cứ một khâu nào trong quy trình tố tụng.
Thực tế có khá nhiều vụ án, cơ quan tố tụng đã rất vất vả trong khâu phiên dịch. Năm 2017, Fiyoj Merhraban (quốc tịch Iran) phạm tội cướp giật tài sản. Do không tìm được người phiên dịch, cơ quan tố tụng đã phải trưng cầu phiên dịch của Đại sứ quán Iran từ Hà Nội vào TP.HCM để phiên dịch buổi làm việc với bị can, dịch thuật kết luận điều tra, cáo trạng cũng như làm phiên dịch tại phiên tòa...
"Trùm" ma túy làm giả giấy tờ, lừa bán ô tô Sau thời gian thuê xe ô tô làm phương tiện đi lại, Bằng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản nên đã làm giả giấy tờ rồi bán xe cho người khác. Chiều 25/1, TAND TP Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Duy Bằng (SN 1979, trú phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, TP...