Vụ án ‘Công chúa Huawei’: Hé lộ tình tiết mới
Tại phiên tòa ở Vancouver hôm 1/3, phía bào chữa cho biết ngân hàng HSBC “biết rõ” chuyện công ty Huawei kiểm soát tài khoản của công ty hợp tác cùng Iran.
Tuyên bố này chống lại cáo buộc của Mỹ về việc bà Mạnh Vãn Châu đánh lừa ngân hàng HSBC về các quan hệ làm ăn của Huawei tại Iran qua công ty Skycom, khiến HSBC có nguy cơ vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Trong tuần này, các luật sư của bà Mạnh đang đẩy mạnh việc phản lại các cáo buộc của Mỹ. Họ nói rằng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bôi nhọ và đổ lỗi cho bà Mạnh. Các luật sư bào chữa rằng hồ sơ về vụ việc do các nhà chức trách Mỹ cung cấp là phiến diện, có nội dung nhằm đánh lừa tòa án. Họ cũng nộp đơn yêu cầu một loạt bản tuyên thệ tại tòa án để củng cố lập luận này.
Bà Mạnh Vãn Châu. (Ảnh: AP)
Theo luật sư Frank Addario của bà Mạnh, hồ sơ về vụ việc do Mỹ đệ trình ” rõ ràng là không đáng tin cậy “.
Ông Addario lập luận hồ sơ của Mỹ khiến tòa án hiểu rằng sau cuộc gặp năm 2013 giữa bà Mạnh và “nhân chứng T”, một chủ ngân hàng HSBC ở Hong Kong, HSBC tin rằng Skycom đã được Huawei bán cho bên thứ ba. Nhưng thực tế là “Peter Z”, nhân viên ngân hàng HSBC phụ trách công tác liên hệ với Huawei, đã ” biết rõ ” Skycom được bán cho công ty Canicula Holdings do Huawei quản lý.
Ông Addario nói các tuyên bố của Mỹ ” rất dễ gây hiểu lầm “: ” Canicula không phải là một bên thứ ba đơn thuần, công ty này là một chi nhánh có tài khoản ngân hàng được quản lý bởi Huawei “.
Theo Addario thì ngoài Peter Z, nhiều nhân viên khác của HSBC cũng biết điều này, đây hoàn toàn không phải là nội dung bí mật. Ông cho biết trong các email Huawei nhận được từ HSBC, Skycom và Canicula luôn được gọi là “tài khoản Huawei”.
Theo phía bào chữa, vì Peter Z là nguồn liên lạc chính giữa HSBC và Huawei, luật sư của bà Mạnh cho rằng việc bà bị báo buộc lừa đảo có thể là vì Peter Z đã nói dối, hoặc người này khai báo chính xác nhưng sự thật lại bị che dấu.
Video đang HOT
Danh tính thật của Peter Z và nhân chứng T đều được bảo vệ.
Bà Mạnh Vãn Châu trên đường đến Tòa án Tối cao ở Vancouver ngày 1/3. (Ảnh: Bloomberg)
Tuy nhiên, công tố viên Robert Frater của tòa án Canada không đồng ý với yêu cầu thu thập thêm bằng chứng của ông Addario. Theo ông Frater, phiên tòa xem xét dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu về Mỹ hôm 1/3 không phải là một phiên xét xử. Ông cho rằng các luật sư của bà Mạnh đang cố gắng ” đánh lạc hướng ” Phó Chánh án Heather Holmes khỏi mục đích cân nhắc việc dẫn độ của bà.
Ông Frater nói rằng yêu cầu của Addario có ” mục đích không thích hợp “, do các lập luận bào chữa đáng lẽ nên được đưa ra tại phiên tòa xét xử chứ không phải ở giai đoạn dẫn độ.
Theo công tố viên Robert Frater, việc Addario trình lên tòa án các tài liệu kiểm tra chéo cũng không phù hợp với một phiên tòa xem xét việc dẫn độ. Ông Frater cho biết phiên tòa xét xử sẽ thích hợp hơn vì tại đây, tất cả các nhân chứng sẽ bị đối chất. Ông cũng lập luận rằng các bằng chứng do luật sư bào chữa cho bà Mạnh đề xuất nằm ngoài chức trách của Phó Chánh án Heather Holmes.
Việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu về Mỹ vẫn chưa được quyết định kể từ khi bà bị bắt tại sân bay Vancouver vào ngày 1/12/2018, làm xáo trộn mối quan hệ giữa Bắc Kinh với chính quyền Washington và Ottawa.
Hôm 21/12/2018, cựu Tổng thống Trump từng tuyên bố rằng ông ” chắc chắn sẽ can thiệp ” vào vụ việc nếu việc này có thể thúc đẩy thỏa thuận thương mại giữa Mỹ – Trung Quốc.
Theo các luật sư của bà Mạnh, tuyên bố của ông Trump cùng các nhận xét khác của quan chức Mỹ cho thấy vụ án đã bị ảnh hưởng do nguyên nhân chính trị.
Hai năm điều tra, vụ án 'công chúa Huawei' vẫn bế tắc
Trong khi đó, mối quan hệ giữa Mỹ-Trung Quốc, Canada-Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hai năm. Một cuộc chiến thương mại nổ ra. Một đại dịch. Bầu cử Tổng thống Mỹ đang dần đi đến hồi kết.
Mạnh Vãn Châu là con gái của tỷ phú sáng lập tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi. Huawei là đầu tàu đại diện cho tham vọng công nghệ của Trung Quốc.
Vụ bắt giữ bà diễn ra khi Mỹ bắt đầu chiến dịch loại trừ Huawei khỏi thế hệ công nghệ không dây tiếp theo của nước này - được gọi là 5G. Mỹ, một trong năm quốc gia thuộc mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes, coi gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc là mối đe dọa an ninh và kêu gọi các đồng minh của mình làm theo.
Các thành viên khác của Five Eyes - Vương quốc Anh, Australia và New Zealand - đều đã chặn việc sử dụng công nghệ của Huawei, trong khi Canada vẫn chưa quyết định liệu Huawei có thể tham gia vào mạng lưới 5G của họ hay không.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu. (Ảnh: CBC)
Mạnh Vãn Châu bị lực lượng chức năng Canada bắt giữ khi đang quá cảnh tại Vancouver, Canada ngày 1/12/2018, trên đường từ Hong Kong đến Mexico. Lệnh bắt giữ được thực hiện theo yêu cầu của Mỹ. Bà bị cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran. Với mức bảo lãnh 10 triệu USD, Mạnh chịu sự giám sát tại nhà ở Vancouver với các thiết bị định vị đeo trên người, trong thời gian chờ tham dự các phiên tòa.
Tháng 1/2019, Mỹ yêu cầu dẫn độ bà Mạnh. Từ đó đến nay, luật sư của bà liên tục đệ đơn lên tòa án Canada cáo buộc các sai phạm trong quá trình bắt giữ và điều tra để vô hiệu hóa yêu cầu dẫn độ.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, một diễn biến đáng chú ý là vụ bắt giữ hai công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor, được cho là hành động "trả đũa" của Bắc Kinh, dù họ đã phủ nhận sự liên quan của các vụ việc với nhau. Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã liên hệ với Tổng thống đắc cử Joe Biden về vấn đề này.
Hiện tại, vụ của Mạnh Vãn Châu tập trung vào luật dẫn độ của Canada, khi đội pháp lý của bà cẩn thận lật lại mọi yếu tố của vụ án - bắt đầu từ những khoảnh khắc ngay khi bà bước từ máy bay xuống đất Canada. Các phiên tòa mở ra "lỗ chỗ" sơ hở của quá trình bắt giữ.
Các nhân viên cơ quan biên giới Canada (CBSA) đã thẩm vấn Mạnh Vãn Châu trong gần ba giờ trước khi giao bà cho cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP). Các luật sư của bà cho rằng hai cơ quan đã phối hợp với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) để các nhân viên hải quan thẩm vấn bà mà không có luật sư, vi phạm quyền của bà.
Các sĩ quan liên quan đến vụ bắt giữ cho lời khai trong những tuần gần đây, trong đó cho rằng họ chỉ thực hiện nhiệm vụ sàng lọc nhập cư với những lo ngại chính đáng về Mạnh như một mối đe dọa an ninh quốc gia tiềm ẩn. Tất cả đều phủ nhận mọi hành vi sai trái hoặc thông đồng. Lời khai ban đầu dự kiến kéo dài hai tuần, đã mở rộng lên ít nhất bốn, có khả năng đẩy thủ tục dẫn độ sang tận năm 2021.
Một trong hai sĩ quan cảnh sát hoàng gia Canada (RCMP) xử lý vụ bắt giữ bà Mạnh, Dhaliwal, thừa nhận không đọc lệnh bắt giữ để kiểm tra thông tin - và những điều khoản kèm theo về việc bắt giữ theo quy định, trong đó bao gồm việc bà phải được bắt giữ ngay lập tức, theo tòa án British Columbia.
Sanjit Dhillon, giám sát viên lực lượng biên giới Canada, người liên quan đến quá trình tạm giữ Mạnh Vãn Châu trước khi bà bị bắt giữ, cho biết đã có lo ngại an ninh về bà chỉ thông qua những gì tìm kiếm được trên Wikipedia. Ông tìm được trang nói Huawei không hoạt động tại Mỹ vì nghi vấn an ninh và Huawei bị nghi vi phạm quy định của Mỹ.
Trước khi máy bay của bà Mạnh hạ cánh, Dhilon nói đã được cảnh báo trong cơ sở dữ liệu nội bộ về lệnh bắt giữ bà. Trước đó ông cũng nói với tòa án rằng lo ngại rằng bà có liên quan đến hoạt động gián điệp chỉ sau khi đọc về bà và Huawei trên Wikipedia.
Ngoài quy trình thẩm vấn, luật sư của Mạnh Vãn Châu cũng tập trung vào các hoạt động ghi chép và lưu trữ hồ sơ của RCMP và CBSA vào ngày bà bị bắt. Dhillon thừa nhận rằng các ghi chú chi tiết không được thực hiện như quy định - nhưng nói thêm rằng ông không có ý định che giấu bất kỳ nội dung nào, ông cũng bác bỏ rằng một số email về vụ việc có thể đã bị xóa.
Bên cạnh đó, Ben Chang, cựu trung sĩ RCMP từ chối xuất hiện tại tòa và đây là một "vấn đề đáng quan tâm", theo đội của bà Mạnh. Chang đã tham gia vào các cuộc trò chuyện qua email với Sherri Onks, tùy viên pháp lý tại Vancouver của FBI, vào ngày bà Mạnh bị bắt.
Ngoài ra, trong quá trình thẩm tra chéo, luật sư của Mạnh Vãn Châu chất vấn việc quan chức CBSA chỉ gọi cho một đồng nghiệp ở Ottawa để hỏi liệu giám đốc điều hành Huawei có tư cách thường trú nhân hiệu lực ở Canada hay không, và sau đó "hài lòng" vì bà Mạnh không còn tư cách này - đủ để bà trải qua quy trình kiểm tra đầu vào biên giới nghiêm ngặt hơn. Luật sư cáo buộc rằng sĩ quan này đã lên kế hoạch bắt giữ bà Mạnh vì không biết tình trạng cư trú của giám đốc điều hành công nghệ Trung Quốc ở Canada.
Liên quan đến các cáo buộc thu thập bằng chứng bất hợp pháp, nhân viên biên phòng Canada 'không thể nhớ lại việc ai muốn mật khẩu thiết bị điện tử của Mạnh Vãn Châu'.
Các luật sư của Mạnh nói rằng thiết bị và mật khẩu của bà đã bị thu giữ trong một "bài tập" thu thập bằng chứng do FBI tổ chức và nhân viên biên phòng Canada "chỉ được ủy quyền".
Canada coi cáo buộc Trump can thiệp vụ Mạnh Vãn Chu 'vô hiệu' Công tố viên Canada cho biết cáo buộc Trump can thiệp phiên tòa dẫn độ giám đốc tài chính Huawei không còn giá trị vì ông đã mãn nhiệm. Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump bị nhóm luật sư bào chữa cho Mạnh Vãn Chu cáo buộc "làm tổn hại đến tính công bằng" của quy trình dẫn độ sau khi ông tuyên...