Vụ án buôn lậu gần 200 triệu lít xăng: Bất ngờ từ lời khai của các bị cáo
Tại tòa, nhiều bị cáo có lời khai bất nhất với quá trình điều tra, cho rằng bản thân chỉ làm công ăn lương, không phạm tội “ Buôn lậu”
Ngày 4-11, trong phiên tòa xét xử đại án buôn lậu gần 200 triệu lít xăng, HĐXX đã tiến hành xét hỏi đối với bị cáo Trần Thị Thanh Vân (54 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Vân Trúc, tỉnh Bình Dương); Lê Thanh Tú (56 tuổi, chồng Vân) và Trần Văn Du (54 tuổi, ngụ tỉnh Long An, thuyền trưởng tàu Vân Trúc 01, 02, 03, 05) trong việc buôn lậu hơn 35,6 triệu lít xăng.
Lời khai bất nhất
Tại tòa bị cáo Vân, Tú thừa nhận hành vi buôn lậu xăng, cho rằng Công ty Vân Trúc có 4 tàu (Vân Trúc 01, 02, 03, 05) nhưng riêng tàu Vân Trúc 05 mới mua, chưa đủ điều kiện lưu hành nên bị cáo chưa đưa vào khai thác vận chuyển xăng.
Bị cáo Vân cũng thừa nhận vì biết hành vi buôn xăng lậu là phạm pháp nên thường thanh toán bằng tiền mặt cho bị cáo Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh). Sau khi biết Hữu bị bắt, bị cáo sợ nên đã yêu cầu nhân viên tiêu hủy nhiều giấy tờ nhưng không nắm rõ đã tiêu hủy những loại giấy tờ gì.
Về số tiền thu lợi bất chính, bị cáo Vân cho biết đã nộp lại tất cả nên mong HĐXX trả lại toàn bộ tàu và các sổ đỏ đã bị thu giữ.
Trước đó, bị cáo Lê Đình Hùng (thuyền trưởng tàu Western Sea) kêu oan, nói bản thân chỉ làm công ăn lương, hoàn toàn không biết đó là hành vi buôn lậu xăng. “Việc bị cáo bị truy tố về tội “Buôn lậu” là oan vì bị cáo không bàn bạc, góp vốn, không được chia lợi nhuận. Khi bị cáo Phan Thanh Hữu bị bắt, bị cáo đọc trên báo mới biết” – bị cáo Hùng khai. Bị cáo Hùng cho rằng “quá trình điều tra lấy lời khai, viết bản tường trình đã bị điều tra viên dẫn dắt khai để phù hợp với hành vi của các bị cáo khác”.
Lời khai của bị cáo Hùng bị bác bỏ, đại diện VKSND nhận định với trách nhiệm là thuyền trưởng, bị cáo Hùng có vai trò đồng phạm, giúp sức vận chuyển xăng từ nước ngoài về Việt Nam để cho các bị cáo khác buôn lậu.
Tương tự, bị cáo Trần Văn Việt (thuyền trưởng tàu Pacific Ocean) và Nguyễn Tuấn Việt (thuyền phó tàu Pacific Ocean) cho rằng cáo trạng truy tố tội “Buôn lậu” là không đúng, bởi lẽ các bị cáo được Nguyễn Minh Khoa thuê đi vận chuyển xăng từ Singapore và chỉ nhận lương; không biết việc vận chuyển xăng là trái phép vì hồ sơ mua xăng đầy đủ các giấy tờ hóa đơn, giấy chứng nhận chất lượng, phiếu giao nhận hàng…
Theo đại diện VKSND, căn cứ các biên bản lời khai trong quá trình điều tra, cả thuyền trưởng và thuyền phó đều thừa nhận ngay từ chuyến hàng đầu tiên, các bị cáo đã biết việc vận chuyển xăng là hành vi trái phép.
Toàn cảnh phiên tòa
Kéo con trai vào đường dây buôn lậu
Cáo trạng xác định bị cáo Đinh Văn Đoàn (Giám đốc Công ty Hải Nhật Minh) được thuê làm giám đốc công ty này với mức lương 20 triệu đồng/tháng. Mọi hoạt động tuyển nhân viên, trả lương, điều động tàu Nhật Minh đi lấy xăng do Phan Thanh Hữu trực tiếp chỉ đạo điều hành.
Trả lời trước tòa, Đoàn khai nhận vì là anh em kết nghĩa với Hữu nên khi nghe Hữu nhờ đứng tên công ty, bị cáo đồng ý dù không có kinh nghiệm quản lý, vận hành công ty kinh doanh xăng dầu. Bị cáo Hữu soạn sẵn nhiều hợp đồng, đưa cho Đoàn ký nhằm che giấu, hợp thức hóa trong quá trình vận chuyển xăng nhập lậu.
Riêng với Phan Lê Hoàng Anh (con trai bị cáo Phan Thanh Hữu), cáo trạng xác định từ tháng 2-2020 đến tháng 2-2021, bị cáo Hoàng Anh thay cha là Phan Thanh Hữu nhận tiền bán xăng lậu từ các bị cáo khác, tổng cộng hơn 521 tỉ đồng và nhờ người anh họ nhận thay 261 tỉ đồng.
Ngoài ra, khi có chỉ đạo của Nguyễn Hữu Tứ, Hoàng Anh sẽ chuyển tiền lợi nhuận từ việc bán xăng nhập lậu và tiền phí thuê tàu cho Phạm Hùng Cường (đang bị truy nã) gần 282 tỉ đồng. Số tiền này để Cường chuyển cho bị cáo Đào Ngọc Viễn và Phùng Danh Thoại (cựu trưởng Phòng Xăng dầu Cục Hậu cần – Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; đã bị Tòa án Quân sự Quân khu 7 tuyên phạt 7 năm tù về tội “Buôn lậu”)…
Đại diện VKSND cáo buộc bị cáo Hoàng Anh dù không hưởng lợi từ hoạt động buôn lậu xăng dầu nhưng phải chịu trách nhiệm với vai trò đồng phạm giúp sức đối với hơn 197 triệu lít xăng nhập lậu, tổng trị giá gần 2.600 tỉ đồng.
Đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu: Bị cáo xin lại... 2 tỉ đồng
Quá trình điều tra, bị cáo Trần Thị Thanh Vân, Giám đốc công ty Vân Trúc (Bình Dương) đã nộp 20 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
Bây giờ biết số tiền thu lợi bất chính từ buôn lậu xăng ít hơn (17,9 tỉ đồng) nên bị cáo muốn xin lại số tiền đã nộp dư 2 tỉ đồng
Sáng 4.11, phiên tòa xét xử 74 bị cáo trong đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi bị cáo Trần Thị Thanh Vân, Giám đốc Công ty Vân Trúc (Bình Dương).
Bị cáo Trần Thị Thanh Vân tại tòa. Ảnh LÊ LÂM
Theo cáo trạng, năm 2006, bị cáo Vân cùng chồng là Lê Thanh Tú thành lập Công ty Vân Trúc với ngành nghề kinh doanh là xăng dầu, trụ sở tại TP.Thuận An (Bình Dương).
Cuối 2019, "ông trùm" Phan Thanh Hữu (bị cáo cầm đầu đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng) đến Bình Dương đặt vấn đề bán xăng nhập lậu cho vợ chồng Vân với giá thấp hơn giá bán lẻ trên thị trường là 3.000 đồng/lít, vợ chồng Vân đồng ý.
Cáo trạng cáo buộc, từ tháng 3.2020 đến tháng 2.2021, vợ chồng Vân đã mua tổng cộng 35 triệu lít xăng lậu, thu lợi bất chính 17,9 tỉ đồng. Quá trình điều tra, bị cáo Vân đã tự nguyện nộp 20 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
Tại tòa, bị cáo Vân thừa nhận cáo trạng truy tố là đúng. "Bị cáo Hữu nói sẽ làm hợp đồng mua bán xăng dầu, nếu cần hóa đơn thì bị cáo Hữu cũng xuất hóa đơn cho", bị cáo Vân Khai.
Lúc đó bị cáo nhận thức nguồn gốc xăng đó như thế nào? Tòa hỏi. "Bị cáo cũng nhận thức nguồn xăng này là không chính thống", bị cáo Vân trả lời.
Bị cáo Vân xin Tòa xem xét cho bị cáo xin lại số tiền dư (2 tỉ đồng) đã nộp để khắc phục hậu quả. Lúc này chủ tọa đã hỏi: "Vì sao lúc đó nộp nhiều vậy, hay thấy lời quá tính không nổi ?". Bị cáo Vân phân trần: "Buôn bán khi lời khi lỗ, tại lúc đó chưa tính được nguồn lợi bất chính nên nộp như vậy, nếu thiếu bị cáo cũng nộp thêm. Giờ xin tòa cho nhận lại số tiền nộp dư 2 tỉ đồng đó".
Hé lộ "liên minh" trong đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu
Ngoài ra, bị cáo Vân còn cho rằng trong 4 chiếc tàu bị thu giữ, có 1 chiếc tàu không có tham gia vận chuyển xăng lậu nên đề nghị được trả lại.
Trong sáng 4.11, ngoài bị cáo Vân, phiên tòa cũng tiến hành xét hỏi đối với bị cáo Lê Thanh Tú (chồng bị cáo Vân) để làm rõ hành vi buôn lậu xăng.
Vợ chồng nữ giám đốc Công ty Vân Trúc đã pha hàng chục triệu lít xăng lậu thế nào? Nghe tin "trùm" buôn lậu xăng Phan Thanh Hữu bị bắt, Trần Thị Thanh Vân - giám đốc Công ty Vân Trúc - yêu cầu nhân viên tiêu hủy toàn bộ phiếu chi, sổ sách, chứng từ liên quan mua bán xăng lậu. Bị cáo Trần Thị Thanh Vân chỉ đạo nhân viên đốt tài liệu buôn lậu xăng để phi tang -...