Vụ ám sát phó thủ lĩnh Hamas có thể tác động tới xung đột ở Gaza như thế nào?
Ông Saleh al-Arouri, Phó giám đốc văn phòng chính trị của Hamas đã thiệt mạng trong một vụ nổ tại Beirut, Liban.
Vậy vụ ám sát này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc xung đột ở Gaza và quan hệ Mỹ – Israel?
Các tay súng phong trào Hamas. Ảnh: AFP
Theo đài Sputnik (Nga), hôm 2/1 thủ lĩnh cấp cao của phong trào Hamas đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Israel ở phía nNm thủ đô Beirut của Liban. Nhiều chuyên gia lo ngại vụ ám sát này sẽ làm leo thang xung đột ở Gaza.
Trang tin Axios cho biết Israel vẫn chưa công khai nhận trách nhiệm về vụ ám sát có chủ đích này. Tuy nhiên, một quan chức Israel và hai quan chức Mỹ giấu tên thừa nhận rằng Tel Aviv đứng đằng sau vụ ám sát này. Giới quan sát cho rằng nếu Tel Aviv đứng ra nhận trách nhiệm, đây sẽ là vụ ám sát đầu tiên của các lực lượng Israel nhằm vào giới lãnh đạo Hamas ở nước ngoài sau nhiều tháng đe dọa.
Tiến sĩ Imad Salamey, Phó Giáo sư khoa học chính trị và các vấn đề quốc tế tại Đại học Mỹ Liban, nói với Sputnik: “Rõ ràng, Israel đang leo thang xung đột trong nỗ lực chuyển hướng chú ý của dư luận khỏi các cuộc khủng hoảng trong nước. Vụ ám sát này là hành động tuyệt vọng nhằm tuyên bố có được một số chiến thắng quân sự”.
Ông nói thêm rằng vụ ám sát ông al-Arouri ở Beirut đã chuyển mô hình của cuộc xung đột sang tiêu diệt mục tiêu, rất có thể mở rộng các cuộc tập kích của Israel vào các mục tiêu ở Syria sang các mục tiêu ở Liban.
Giới chuyên gia nhận định việc tiêu diệt có chủ đích thủ lĩnh của các phong trào bị Israel coi là tổ chức khủng bố là hoạt động kéo dài hàng thập kỷ của Tel Aviv. Theo chiến lược này, Israel sẽ tiêu diệt những cá nhân mà họ tin là có liên quan đến nỗ lực lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động chống Israel nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo và giảm thiểu thiệt hại.
Tạp chí Phố Wall ngày 1/12 đưa tin cơ quan tình báo Israel đang chuẩn bị tiêu diệt các thủ lĩnh Hamas trên khắp thế giới khi cuộc chiến ở Gaza của Tel Aviv kết thúc.
Vài ngày sau, ông Yossi Melman – nhà báo điều tra người Israel – đã lập luận trên tờ Haaretz rằng 50 năm Israel ám sát các thủ lĩnh Hamas và Hezbollah chứng minh rằng đây không phải giải pháp.
Phần đầu của bài báo cho biết: “Việc tiêu diệt có chủ đích các thủ lĩnh khủng bố đã không làm suy yếu các nhóm này, mà chỉ cho thấy cơ quan an ninh của Israel đang mắc phải tư duy tập thể”.
Video đang HOT
Khói bốc lên từ một căn hộ sau vụ nổ lớn ở Dahiyeh, ngoại ô phía nam Beirut, Liban hôm 2/1. Ảnh: AP
Trong khi đó, hôm 3/1, Giám đốc Cơ quan Tình báo Israel (Mossad) David Barnea tuyên bố cơ quan này sẽ truy lùng mọi thành viên Hamas liên quan đến vụ tấn công ngày 7/10 nhằm vào Israel, bất kể họ ở đâu.
“Mossad, hôm nay cũng như 50 năm trước, cam kết tiêu diệt những kẻ đã đột kích vào Dải Gaza vào ngày 7/10, cùng những người lập kế hoạch và đặc phái viên của họ”, ông Barnea cảnh báo và nói thêm rằng những người Arab trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào vụ tấn công ngày 7/10 cũng sẽ phải chịu trách nhiệm.
Theo truyền thông, Israel dường như đã chọn lựa mục tiêu cẩn thận – một trong những thủ lĩnh cấp cao nhất của Hamas. Ông Al-Arouri, 57 tuổi, là phó giám đốc văn phòng chính trị của Hamas cũng là người sáng lập cánh quân sự của tổ chức này, Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam. Theo New York Times, ông al-Arouri bị cáo buộc là chủ mưu các cuộc tấn công vào Israel và là sợi dây liên hệ chặt chẽ giữa Hamas và Hezbollah, lực lượng dân quân Hồi giáo Shiite ở Liban.
Sau khi được bầu làm phó giám đốc văn phòng chính trị của Hamas vào năm 2017, ông al-Arouri đã tới Tehran để tăng cường quan hệ với Iran. Trong những năm gần đây, ông đã dành nhiều thời gian ở Beirut, làm đại sứ Hamas tại Hezbollah.
Trước đó, ông al-Arouri bị cáo buộc âm mưu bắt cóc thanh thiếu niên Israel cũng như lật đổ Tổng thống chính quyền Palestine Mahmoud Abbas. Năm 2015, ông cũng lọt vào tầm ngắm của Mỹ khi Bộ Ngoại giao nước này chỉ định ông là “kẻ khủng bố toàn cầu được chỉ định đặc biệt” và treo giải thưởng lên tới 5 triệu USD cho thông tin về nơi ở của ông.
Tuy nhiên, sau khi al-Arouri bị ám sát, một số phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng chính quyền Washington đã lên án động thái của Israel. Theo trang tin Walla, Chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã không thông báo trước cho Chính quyền Tổng thống Biden về vụ tấn công ở Beirut khiến phó giám đốc văn phòng chính trị của Hamas thiệt mạng.
“Washington chỉ trích các cuộc phiêu lưu quân sự của Israel vì sợ rằng cuộc xung đột này sẽ trở thành cuộc chiến toàn khu vực mà Mỹ trực tiếp can dự. Căn cứ của Mỹ ở Syria và Iraq cũng có thể trở thành mục tiêu. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ sẽ do dự trong việc phản đối hành động của Israel khi cuộc bầu cử đang đến gần và các chính trị gia đang tìm kiếm sự ủng hộ từ Israel”, ông Salamey nói.
Vị chuyên gia này cho rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Israel vì Tel Aviv ngày càng gặp khó khăn trong việc kiềm chế ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Iran trong khu vực, cả về mặt chính trị hoặc kinh tế.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: Sputnik
Hôm 3/1, ít nhất 103 người đã thiệt mạng ở Iran trong vụ nổ lớn khi đám đông tham dự lễ tưởng niệm chỉ huy hàng đầu Iran Qassem Soleimani, người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ hồi năm 2020 tại thành phố Kerman ở miền Nam. Hiện chưa có ai nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
Bình luận về những diễn biến gần đây, ông Salamey không loại trừ khả năng xung đột ở Gaza có thể mở rộng và lan sang Liban và các khu vực khác với cường độ cao hơn.
“Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, cả hai bên xung đột đều coi cái giá phải trả của một cuộc đối đầu công khai là lớn hơn nhiều so với bất kỳ chiến thắng chính trị nào có thể đạt được”, ông Salamey kết luận.
Điều gì đang chờ đợi mối quan hệ EU-ASEAN năm 2024?
Hai cuộc bầu cử quan trọng dự kiến diễn ra vào năm 2024 có thể làm thay đổi mối quan hệ giữa EU và Đông Nam Á.
Các nhà lãnh đạo EU và ASEAN chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị thượng đỉnh năm 2023. Ảnh: AP
Theo báo Deutsche Welle (Đài phát thanh và Truyền hình quốc tế Đức) ngày 30/12, cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sẽ được tổ chức vào đầu tháng 6/2024, gây ra những thay đổi có thể xảy ra ở cấp cao nhất của Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu.
Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen có tái tranh cử hay không. Sự liên tục trong cơ quan điều hành của EU sẽ tăng cường sự liên tục trong cam kết của EU với các nước Đông Nam Á.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, sự gia tăng của phe cực hữu trong các cuộc bầu cử có thể làm gián đoạn chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của EU.
Vào tháng 2/2024, khoảng 200 triệu cử tri ở Indonesia cũng sẽ tham gia bỏ phiếu bầu tổng thống và quốc hội mới, và các quyết định của họ sẽ có ảnh hưởng khắp khu vực.
Alfred Gerstl, chuyên gia về quan hệ quốc tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tại Đại học Vienna (Áo) cho biết: "Indonesia được coi là quốc gia hàng đầu ở [Đông Nam Á], do đó kết quả của cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội ở quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới sẽ được theo dõi chặt chẽ".
Theo hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến, người dẫn đầu là Prabowo Subianto, Bộ trưởng Quốc phòng hiện tại và là ứng cử viên được cho là sẽ duy trì" nguyên hiện trạng".
Ông Gerstl cho rằng nếu đắc cử, ông Subianto sẽ "nhấn mạnh hơn vào việc tăng cường khả năng phòng thủ của Indonesia và có thể sẽ tuân theo cương lĩnh chính sách đối ngoại tự do và tích cực truyền thống".
Tuy nhiên, một số người cho rằng ông thậm chí còn quyết đoán hơn Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo về các quy định liên quan đến nạn phá rừng và môi trường của EU.
Indonesia và Malaysia - chiếm khoảng 85% sản lượng dầu cọ toàn cầu - vào năm 2021 đã đưa ra các vụ kiện chống lại EU tại Tổ chức Thương mại Thế giới.
Từ tháng 12/2024, các quy định của EU sẽ cấm nhập khẩu nhiều loại hàng hóa, bao gồm dầu cọ, gỗ và cao su, trừ khi các công ty có thể chứng minh rằng họ không gây ra nạn phá rừng, một yêu cầu mà một số chính phủ Đông Nam Á cho rằng là quá nặng nề đối với các doanh nghiệp nhỏ của họ.
Indonesia, Malaysia và Thái Lan là ba nước xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới, đồng thời là các nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm khác có thể bị cấm theo luật của EU sắp tới.
Phát biểu vào tháng 11 tại một diễn đàn do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Jakarta tổ chức, ông Subianto nói rằng Indonesia "không thực sự cần châu Âu nữa".
Ông nói thêm: "Chúng tôi mở cửa thị trường cho các bạn, nhưng các bạn không cho phép chúng tôi bán dầu cọ và giờ chúng tôi gặp vấn đề khi cố gắng bán cà phê, trà, ca cao".
Trong khi đó, EU sẽ tiếp tục đàm phán hiệp định thương mại tự do với Indonesia và Thái Lan vốn đang tiến triển vào năm 2023.
Peter Stano, người phát ngôn của EU, cho biết khả năng Quốc hội Thái Lan sẽ phê chuẩn Thỏa thuận hợp tác và đối tác EU-Thái Lan vào năm 2024, cho phép nhiều cơ chế có hiệu lực.
Một số chuyên gia cũng cho rằng các cuộc đàm phán thương mại chính thức của EU với Malaysia và Philippines có thể bắt đầu vào năm tới khi chính phủ của cả hai nước trong năm nay đều bày tỏ tham vọng thúc đẩy các cuộc thảo luận.
Trong khi đó, Malaysia và Indonesia, hai quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi, đã kịch liệt phản đối cuộc tấn công quân sự đang diễn ra của Israel ở Dải Gaza và đã nhiều lần chỉ trích các nước phương Tây vì "tiêu chuẩn kép" của họ liên quan đến cuộc xung đột Israel - Hamas và Nga - Ukraine.
Làm dịu căng thẳng về tình hình ở Gaza sẽ là vấn đề trọng tâm trong chương trình nghị sự tại Hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao EU-ASEAN tại Brussels vào ngày 2/2 tới. Đây sẽ là "điểm nhấn trong năm" đối với mối quan hệ châu Âu - Đông Nam Á, theo ông Stano.
Người phát ngôn EU lưu ý: "Chúng tôi mong muốn thông qua một tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và bảo vệ chủ nghĩa đa phương trước tình trạng bất ổn toàn cầu gia tăng".
Lý do Israel và Ai Cập có thể bị kéo vào xung đột vì thành phố Rafah Mặc dù trọng tâm giao tranh tập trung vào Khan Yunis, nhưng đáng ngạc nhiên là Rafah lại nổi lên như một cái bẫy phức tạp, vì cuộc xung đột ở đó sẽ đặt ra những thách thức ở nhiều cấp độ. Khói bốc lên sau các cuộc không kích của Israel nhìn từ Rafah, phía Nam Dải Gaza. Ảnh: Reuters Khi Lực...