Vụ 8 người tử vong chạy thận: Người nhà bệnh nhân xin giảm nhẹ tội cho bác sĩ
Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã đồng loạt ký vào đơn kiến nghị gửi tới cơ quan chức năng xin giảm nhẹ tội cho bác sĩ Lương.
Bệnh nhân Trần Văn Quang (SN 1966, TP.Hòa Bình, một trong 10 nạn nhân sống sóng sau sự cố chạy thận tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình hôm 29.5
Ngày 27.6, bệnh nhân Trần Văn Quang (SN 1966, TP.Hòa Bình, một trong 10 nạn nhân sống sóng sau sự cố chạy thận tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình hôm 29.5) cùng nhiều nạn nhân trong vụ việc và người nhà bệnh nhân từng điều trị tại đơn nguyên thận nhân tạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình ký đơn kiến nghị gửi tới Công an tỉnh Hòa Bình, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình xin tại ngoại, giảm nhẹ hình phạt cho bác sĩ Hoàng Công Lương, một trong 3 đối tượng bị cơ quan điều tra bắt giữ vì liên quan tới sự cố.
Trong đơn gửi tới cơ quan chức năng, các bệnh nhân may mắn sống sót sau sự cố và người nhà bệnh nhân cho biết, quá trình điều trị, chạy thận ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, họ nhận được sự chăm sóc tận tình, hết mực của bác sĩ Lương.
“Bác sĩ Lương đã quan tâm, chăm sóc, coi bệnh nhân như người nhà của mình. Chúng tôi mong các cơ quan chức năng điều tra vụ việc một cách công minh và cho bác sĩ Lương được tại ngoại, tiếp tục công việc cứu chữa bệnh nhân và chăm sóc bệnh nhân”, nội dung trong đơn kiến nghị viết.
Cũng trong đơn kiến nghị, bà Vũ Thị Thủy (ở Thị trấn Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, vợ ông Đỗ Quang Năng – bệnh nhân từng chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình chia sẻ, chính nhờ sự chăm sóc tận tình của bác sĩ Lương đã cứu chồng bà qua cơn bạo bệnh hồi tháng 9 năm ngoái.
Video đang HOT
Đơn kiến nghị xin thả bác sĩ Lương
Bà Thủy kể, ngày 21.9.2016, ông Năng đột ngột trở bệnh lâm vào tình trạng nguy kịch gia đình phải đưa tới bệnh viện huyện Lương Sơn cấp cứu. Tuy nhiên, do bệnh nặng nên ông Năng được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cấp cứu.
Tại đây, chồng bà Thủy được chỉ định vào cấp cứu tại khoa cấp cứu hồi sức tích cực. Trong 6 ngày nằm tại khoa, chồng bà Thủy trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sâu. Tuy nhiên, nhờ có sự chăm sóc tận tình của bác sĩ Lương và đội ngũ y bác sĩ bệnh viện nên bệnh tình của chồng bà Thủy tiến triển tốt, tinh thần phấn trấn hơn. Do vậy, bà Thủy mong muốn cơ quan chức năng xem xét giảm tội cho bác sĩ Lương.
Chia sẻ với PV, ông Lê Tiến Dũng (53 tuổi, chồng bà Nguyễn Thị Bích Nguyên – bệnh nhân tử vong do sự cố chạy thận) cho biết, ông rất bất ngờ khi cơ quan điều tra bắt giữ bác sĩ Lương vì có liên đến vụ án. “Tôi chưa biết trách nhiệm của bác sĩ Lương trong vụ án này như thế nào nhưng việc bác sĩ Lương bị bắt tôi lấy làm đáng tiếc bởi anh ấy là bác sĩ có tâm, hết lòng chăn sóc bệnh nhân.
Trước khi mất vì sự cố chạy thận, vợ tôi đã trãi qua 7 năm chạy thận tại Đơn nguyên thận nhân tạo, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
“Trong thời gian này, tôi có thời gian dài tiếp xúc với bác sĩ Lương. Tôi cảm nhận tình cảm bác sĩ Lương cũng các y, bác sĩ ở bệnh viện dành cho các bệnh nhân chạy thận như người thân thiết. Có lúc vợ tôi bị đau bụng, bác sĩ thăm khám rất tận tình, rồi hướng dẫn điều trị rất chu đáo”, anh Dũng nói.
Anh Dũng cũng cho biết, với tính cách cũng như sự chăm sóc của bác sĩ Lương dành cho bệnh nhân thì sự cố chạy thận là ngoài ý muốn chủ quan của bác sĩ. Vì vậy, dù gia đình gặp mất mát lớn khi vợ anh đã tử vong do sự cố nhưng anh vẫn mong cơ quan tố tụng xác định chính xác trách nhiệm của từng người trong vụ án và nếu bác sĩ Lương có trách nhiệm liên quan thì mong cơ quan điều tra giảm nhẹ hình phạt.
Các bệnh nhân may mắn sống sót nằm điều trị tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
Trước đó, khoảng 8h15 phút ngày 29.5 tại Khoa thận nhân tạo (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình), 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo bất ngờ xuất hiện triệu chứng của sốc phản vệ (bệnh nhân có biểu hiện: Khó thở, huyết áp tụt, đau bụng, nôn, ngứa). Sự cố khiến 8 bệnh nhân sau đó tử vong.
Đến ngày 30.5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố vụ án để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế”.
Ngày 22.6, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố bị can, bắt tạm giam với 3 đối tượng liên quan gồm đối tượng Bùi Mạnh Quốc (Giám đốc Công ty trách nhiệm Xử lý nước Trâm Anh), người trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO phục vụ cho việc chạy thận nhân tạo.
Hai bị can còn lại là Trần Văn Sơn là cán bộ phòng vật tư Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, người có trách nhiệm giám sát quá trình bảo dưỡng, sữa chữa thống lọc nước RO. Bị can còn lại Hoàng Công Lương, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực đơn nguyên thận nhân tạo phụ trách việc điều trị hôm xảy ra sự cố.
Theo Danviet
Sốc phản vệ "chùm" như ở BV đa khoa Hòa Bình rất hiếm gặp
Về trường hợp 18 người sốc phản vệ trong đó 6 người tử vong tại Khoa Chạy thận nhân tạo (Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình), chiều tối ngày 29.5, TS Nguyễn Cao Luận-nguyên Trưởng khoa Chạy thận nhân tạo (Bệnh viện Bạch Mai) nhận định, nếu có trường hợp sốc phản vệ "chùm" như vậy thì phải xem xét nhiều yếu tố như hệ thống xử lý nước chạy thận, quả lọc...
TS Luận cho biết, ông đã làm việc 40 năm trong lĩnh vực chạy thận nhân tạo. Ông cũng đã chứng kiến nhiều ca bệnh biến chứng trong quá trình chạy thận nhân tạo, cũng không ít ca tử vong. Tuy nhiên, trường hợp sốc phản vệ "chùm" như vậy thì rất hiếm gặp.
Theo TS Luận, quá trình chạy thận nhân tạo là khi máu được dẫn ra ngoài cơ thể bằng vòng tuần hoàn ngoài cơ thể để lọc. Do đó, bệnh nhân chạy thận nhân tạo thường gặp biến chứng và sốc phản vệ không ít. Các biến chứng thường gặp như tụt huyết áp, nôn và buồn nôn, nhức đầu, đau ngực, sốt ớn lạnh...
"Hội chứng hiếm gặp nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân là hội chứng mất cân bằng. Khi đó bệnh nhân có thể nôn, buồn nôn, nhức đầu... và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như co giật, đờ đẫn, hôn mê" - TS Luận nói.
Người nhà nạn nhân ngóng chờ tin. Ảnh: Việt Lâm
TS Luận phân tích, có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân bị sốc phản vệ trong quá trình chạy thận nhân tạo. Có những nguyên nhân liên quan đến quá trình lọc máu như hệ thống xử lý nước chạy thận, quả lọc... Nhưng để xảy ra nhiều người bị sốc phản vệ như vậy thì phải xem xét đến quá trình truyền máu có đảm bảo hay không?.
"Cần phải xem xét xem hệ thống xử lý nước chạy thận có đảm bảo tinh khiết hay không? Hoặc việc rửa quả lọc có đảm bảo sạch chất khử khuẩn hay không? Nếu hệ thống xử lý nước không đảm bảo, quả lọc không sạch thì có thể gây ra phản ứng sốc phản vệ cho bệnh nhân, nhất là trên nền bệnh nhân đang bệnh nặng, sức đề kháng kém. Ngoài ra cần xem xét thuốc chống đông, dịch thẩm tách có đảm bảo hay không?... " - TS Luận nói.
Trước đó, TS.BS Trương Quý Dương - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, sáng 29.5, 18 bệnh nhân của khoa Thận nhân tạo đến Bệnh viện để lọc máu chu kỳ. Khi lọc máu được 30-40 phút, bệnh nhân có các dấu hiệu sốc phản vệ. Sau đó các bác sĩ đã dừng và chuyển sang cấp cứu gấp các bệnh nhân. Tuy nhiên đã có 6 trường hợp bệnh nhân tử vong. TS Dương cho biết, hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây sốc phản vệ. Được biết 18 bệnh nhân này đều là bệnh nhân suy thận mạn, có bệnh nhân đã gắn bó với khoa thận nhân tạo nhiều năm.
Theo nguồn tin của Dân Việt, ngay khi nhận được thông tin, ngay chiều 29.5, PGS-TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã dẫn đầu đoàn công tác Bộ Y tế lên tỉnh Hòa Bình để kiểm tra, xem xét vụ việc.
Theo Danviet
Bệnh nhân sốc phản vệ khi chạy thận ở Hòa Bình suy tạng nặng hơn Ngày 2.6, GS-TS Nguyễn Gia Bình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh nhân bị sốc nặng trong vụ tai biến sau chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình khiến 18 người sốc phản vệ, 7 người tử vong, đang suy cả 6 tạng, tổn thương nặng nề hơn. Theo GS Bình,...