Vụ 125 học viên Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh bị thu hồi bằng tốt nghiệp: Đề nghị xem xét, công nhận kết quả tốt nghiệp
Bà Nguyễn Thị Do Cam, Trưởng phòng Đào tạo – Khoa học công nghệ, Hợp tác quốc tế (Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh), cho biết, trước đây Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh và Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình thuộc sự quản lý Nhà nước của Bộ GD-ĐT.
Ảnh minh họa
Ngày 23-9, Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh cho biết, trường vừa có văn bản báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Bộ LĐTB-XH xem xét, công nhận kết quả thi, kiểm tra, xét tốt nghiệp của các học viên lớp CĐ dược và CĐ hộ sinh liên thông, liên kết đào tạo giữa Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh và Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình (nay là Trường CĐ Y tế Quảng Bình), để đảm bảo quyền lợi cho người học.
Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh nhận thấy đây là bài học sâu sắc về công tác quản lý đào tạo và xin kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của các cá nhân liên quan trước Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, sẵn sàng chịu xử phạt hành chính về những sai sót của nhà trường. Theo Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh, Kết luận thanh tra số 2475/KL-TCGDNN ngày 21-11-2019 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp yêu cầu nhà trường hủy bỏ kết quả kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp đối với 125 học viên 2 ngành đào tạo là dược và hộ sinh trình độ CĐ đào tạo liên kết với Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình (dược 73 học viên và hộ sinh 52 học viên). Sau đó, ngày 14-8-2020, Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh ra Thông báo số 312a thu hồi bằng tốt nghiệp, bảng điểm và gửi tới học viên 2 lớp dược 4C và hộ sinh 2E đào tạo liên kết với Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình; ngày 21-8, ban hành quyết định thu hồi bằng tốt nghiệp, bảng điểm, hủy bỏ kết quả thi, kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp…
Bà Nguyễn Thị Do Cam, Trưởng phòng Đào tạo – Khoa học công nghệ, Hợp tác quốc tế (Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh), cho biết, trước đây Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh và Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình thuộc sự quản lý Nhà nước của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, cuối năm 2016 thì chuyển giao về do Bộ LĐTB-XH quản lý. Việc chuyển giao từ ngành GD-ĐT sang ngành LĐTB-XH tại Hà Tĩnh diễn ra tháng 4-2017. Trong khi đó, Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh và Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình đã thực hiện xong các thủ tục hồ sơ liên kết theo đúng quy định trước lúc chuyển giao, để đào tạo liên thông cho 125 học viên hệ vừa học vừa làm của Quảng Bình, ở thời điểm trường đang thuộc quản lý của Bộ GD-ĐT. Sau này, cơ quan chức năng của Bộ LĐTB-XH về thanh tra, đối chiếu với các quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp thì họ kết luận, có một số điểm chưa phù hợp với quy định mới của Bộ LĐTB-XH nên đã đề nghị thu hồi bằng tốt nghiệp của 125 học viên nói trên.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh, nội dung chương trình đào tạo giữa Bộ GD-ĐT và Bộ LĐTB-XH về cơ bản là tương đương nhau, cách xây dựng chương trình về quy định có khác nhau, nhưng không đáng kể. Nhà trường mới chỉ ra thông báo thu hồi bằng tốt nghiệp và đã gặp gỡ giải thích cho các học viên hiểu, còn bằng tốt nghiệp vẫn chưa thu hồi. Bản chất của việc thu hồi bằng tốt nghiệp này là nhằm đối chiếu lại 2 chương trình, nếu sau khi rà soát thấy phần nào chưa phù hợp với quy định mới của Bộ LĐTB-XH sẽ tổ chức dạy bổ sung cho học viên rồi cấp đổi bằng mới và nhà trường không thu khoản kinh phí nào. Dự kiến, việc dạy bổ sung sẽ được tổ chức tại Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh.
Trường CĐ chất lượng cao: Phải đạt tiêu chí liên kết DN, ra trường có việc
Để được công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao, các trường phải đạt tiêu chí về liên kết doanh nghiệp trong đào tạo, tỷ lệ người học có việc làm khi ra trường, chất lượng người học được doanh nghiệp đánh giá đạt yêu cầu công việc...
Đây là những tiêu chí trong Dự thảo Thông tư quy định chi tiết tiêu chí và quy trình đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao, vừa được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.
Để đạt trường nghề chất lượng cao, các trường phạt đạt toàn diện các tiêu chí, đặc biệt về chuẩn đầu ra. Ảnh: Phạm Thanh.
Theo Dự thảo Thông tư trên, để trở thành trường cao đẳng chất lượng cao, các trường sẽ được đánh giá theo 5 tiêu chí. Mỗi tiêu chí có từ 2-7 tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn có thang điểm từ 1 tới 3 điểm.
Các tiêu chí gồm: Quy mô đào tạo (gồm 2 tiêu chuẩn); Trình độ nhà giáo (5 tiêu chuẩn); Gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và việc làm sau đào tạo (5 tiêu chuẩn); Quản trị nhà trường (7 tiêu chuẩn); Trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo (3 tiêu chuẩn).
Mỗi tiêu chuẩn được chấm tối đa 3 điểm tỳ theo mức độ đạt được trong thời gian 2 năm (năm trước và năm đánh giá). Điểm đánh giá là tổng điểm tối của các tiêu chuẩn. Trong đó, có 1 số tiêu chuẩn tiên quyết, các trường bắt buộc phải đạt điểm tối đa (3 điểm) mới được xếp hạng.
Trường được đánh giá là đạt tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao khi đáp ứng các yêu cầu: Tổng số điểm đánh giá các tiêu chí đạt từ 80 điểm trở lên; Điểm đánh giá của từng tiêu chí đạt ít nhất 70% điểm tối đa của tiêu chí (trừ tiêu chuẩn yêu cầu phải điểm tối đa).
Trong các tiêu chuẩn đá giá, Bộ LĐ-TB&XH đặc biệt ưu tiên các tiêu chuẩn về cơ sở thực hành, thời lượng học thực hành của sinh viên, gắn kết trường nghề và doanh nghiệp, chất lượng người học sau khi ra trường, tỷ lệ người học có việc làm ngay...
Cụ thể, như tiêu chuẩn 1 và 5 của tiêu chí gắn kết nhà trường doanh nghiệp, cơ quan soạn thảo đưa ra điều kiện: Doanh nghiệp phải tham gia chặt chẽ vào quá trình đào tạo của nhà trường, trong đó doanh nghiệp hợp tác trực tiếp đào tạo ít nhất 1 nghề; Ít nhất 90% tổng số người học có việc làm phù hợp với ngành, nghề được đào tạo hoặc tiếp tục học nâng cao trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp.
Còn tại tiêu chuẩn 2 của tiêu chí về trình độ người học sau đào tạo, dự thảo quy định: Ít nhất 90% người học được các doanh nghiệp đánh giá năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc.
Theo các chuyên gia, với các tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể như trên, để đạt được công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao, các trường phải nỗ lực rất nhiều trong hoàn thiện cơ sở vật chất, nhân lực và liên kết trong đào tạo. Trong đó, các tiêu chuẩn, tiêu chí gắng kết nhà trường với doanh nghiệp, trình độ người học đáp ứng nhu cầu thị trường sau khi ra trường được xem xét chặt chẽ, và là một trong các điều kiện tiêu quyết để thành trường cao đẳng chất lượng cao.
Cùng với đó, các tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng, việc đánh giá và xếp hàng trường cao đẳng chất lượng cao sẽ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng trường, để cao chất lượng của người học sau khi ra trường và đánh giá của thị trường lao động, doanh nghiệp.
Về quy trình đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao, dự thảo thông tư cũng đưa ra các công việc và các bước triển khai. Theo đó, nhà trường gửi báo cáo tự đánh giá theo các tiêu chí tại thông tư này, sau đó Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) sẽ đánh giá trên báo cáo, nếu đạt sẽ thành lập đoàn đánh giá để khảo sát thực tế và đánh giá kết quả.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức thẩm định kết quả đánh giá thực tế và trình bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH xem xét, quyết định công nhận kết quả đánh giá trường và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao.
Giấy chứng nhận đạt đạt tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.
Dự thảo cũng quy định một số điều kiện của thành viên đoàn đánh gái, hành vi cấm trong quá trình đánh giá trường, trường hợp trường bị thu hồi giấy chứng nhận trường chất lượng cao...
Mốc thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học thí sinh cần biết Thí sinh đăng ký xét tuyển cao đẳng, đại học năm 2020 sẽ có thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến là 7 ngày và có 9 ngày điều chỉnh trực tiếp. Theo Bộ GD-ĐT, thời gian thí sinh bắt đầu được điều chỉnh nguyện vọng sẽ thực hiện sau khi các Sở GD-ĐT xét công nhận tốt nghiệp sơ bộ đợt...