VPBank nhận giải thưởng về quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất
Trong 5 năm qua, với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia nước ngoài, VPBank đã xây dựng và phát triển khung quản trị rủi ro thanh khoản hiện đại theo thông lệ quốc tế.
VPBank nhận giải thưởng danh giá của The Asian Banker về quản trị rủi ro. (Ảnh: CTV/Vietnam )
VPBank được tạp chí The Asian Banker bình chọn và trao giải thưởng quốc tế “Quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất” đưa VPBank lần đầu tiên sánh ngang với các tổ chức tín dụng lớn hàng đầu khu vực châu Á trong lĩnh vực quản trị rủi ro.
Giải thưởng này được hội đồng bình chọn, xét duyệt trên cơ sở xem xét, đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản của VPBank để đảm bảo tính an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Đó là cấu trúc lành mạnh của bảng cân đối, khả năng giám sát trạng thái rủi ro thanh khoản và khả năng huy động vốn trên thị trường thể hiện ở sự đa dạng về nguồn vốn huy động theo kỳ hạn và đối tượng, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn.
Trong 5 năm qua, với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia nước ngoài, VPBank đã xây dựng và phát triển khung quản trị rủi ro thanh khoản hiện đại theo thông lệ quốc tế.
Cụ thể, ứng dụng các mô hình bảng cân đối để dự đoán dòng tiền theo hành vi của khách hàng để quản lý chênh lệch dòng tiền thanh khoản theo khẩu vị rủi ro của ngân hàng; thực hiện kiểm tra căng thẳng thanh khoản nhằm đảm bảo ngân hàng có thể duy trì thời gian dự trữ thanh khoản ít nhất một tháng trong điều kiện căng thẳng theo thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, ngân hàng duy trì danh mục đệm thanh khoản đáp ứng các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức xếp hạng, các nhà đầu tư chiến lược cũng như khẩu vị rủi ro của ngân hàng; thực hiện đa dạng hóa các nguồn huy động vốn như phát hành thành công 300 triệu USD trái phiếu quốc tế năm 2019 và tiếp tục thực hiện các khoản vay mới với IFC và Propaco trong năm 2020.
Đại diện VPBank cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bị ảnh hưởng vì dịch bệnh COVID-19, tính thận trọng trong chính sách quản trị rủi ro có vai trò cực kỳ quan trọng. Giải thưởng này là minh chứng rõ nét cho nền tảng quản trị vững chắc của VPBank, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của công tác quản trị rủi ro của ngân hàng.
Video đang HOT
“Với giải thưởng ý nghĩa này, một lần nữa VPBank gửi tới thị trường thông điệp tích cực về sự an toàn trong hoạt động tài chính và thể hiện nền tảng hỗ trợ mạnh mẽ cho các khách hàng trong nước trong giai đoạn khó khăn hiện nay,” vị đại diện này cho biết./.
Sóng cổ phiếu ngân hàng: Nổi từ đâu?
Nhiều cổ phiếu ngân hàng tăng ấn tượng cùng tâm lý hưng phấn trên thị trường chứng khoán.
Hình ảnh tại LienVietPostBank. Ảnh: Thiên Ân
Trong những phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu ngân hàng dường như phủ kín sắc xanh trên thị trường chứng khoán. Theo đó, rất nhiều cổ phiếu tiếp tục đà tăng tích lũy đi cùng tâm lý hưng phấn trên thị trường chứng khoán.
Thị trường sôi động bất ngờ
Đáng chú ý nhất là cổ phiếu STB của Sacombank liên tiếp tăng ấn tượng trong thời gian gần đây, sau tin đồn Thaco mua lại cổ phiếu bán ra để xử lý nợ xấu của Ngân hàng Kiên Long. Khi đó, STB đã có một tuần giao dịch ấn tượng khi 2 phiên tăng trần đi kèm thanh khoản ở mức rất cao, lần lượt đạt 45,7 và 39,3 triệu cổ phiếu.
Dù tin đồn được bác bỏ nhưng khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục tăng lên. Theo thông tin cập nhật, LienVietPostBank cũng đã bán ra 3 triệu cổ phiếu STB để xử lý nợ xấu. Giá đóng cửa ngày 30.9 của STB ở mức 13.800 đồng/cổ phiếu. Có thể thấy dù chịu đà bán cổ phiếu xử lý nợ, nhưng thị giá STB từ đầu tháng 9 đến nay vẫn tăng hơn 23%.
Tiếp đến là nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ tiếp tục tăng đều đặn. Trong đó, nhóm tăng mạnh nhất phải kể đến cổ phiếu LPB của LienVietPostBank ở mức 11.400 đồng/cổ phiếu, tăng gần 11% trong 7 phiên liên tiếp và tăng hơn 25% kể từ đầu tháng 9 đến nay.
Nhóm các ngân hàng tư nhân tiếp tục đà tăng nhẹ từ đầu tháng 9 đến nay với mức tăng không nhiều, chỉ nằm trong khoảng vài phần trăm nhưng khối lượng giao dịch cải thiện đáng kể. Chẳng hạn, VPBank, Techcombank, ACB, SHB. Tương tự là các ngân hàng có vốn nhà nước như BIDV, VietinBank hay Vietcombank. Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán VNDirect, cổ phiếu ngân hàng chiếm 6/10 đóng góp tích cực nhất vào đà tăng của VN-Index.
Thêm một điểm đáng chú ý là dòng tiền gần như chảy vào nhóm cổ phiếu có vốn hóa nhỏ. Theo đó, giá tăng chỉ nằm ở một số mã chứ không phải toàn bộ và tập trung chủ yếu ở các cổ phiếu ngân hàng quy mô nhỏ và trung bình. "Không có lý do gì đặc biệt với nhóm ngân hàng, chủ yếu là dòng tiền nhảy từ nhóm này sang nhóm kia để lướt sóng", ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, bình luận.
Thực tế, một số ngân hàng tư nhân quy mô lớn có mức điều chỉnh giá không quá nhiều trong phiên tuần trước như HDBank, TPBank và Eximbank. Hay như cổ phiếu BVB của Ngân hàng Bản Việt cũng bắt đầu tích lũy tăng mạnh trong vài phiên gần đây, nhưng mức giảm trong 3 phiên liên tiếp vừa qua đã phủ nhận đà tích lũy.
Hơn tỉ cổ phiếu sắp lên sàn
Thị trường trong những phiên gần đây diễn biến tích cực giúp các ngân hàng cũng nhận được dòng tiền đầu cơ chảy vào. Chỉ số VN-Index đã vượt mốc 900 điểm được xem là điểm tâm lý quan trọng cho thị trường, qua đó xác lập xu hướng tăng lên rõ nét hơn. Theo đó, đa số các công ty chứng khoán khuyến nghị giải ngân vào những cổ phiếu cơ bản và thanh khoản cao, kỳ vọng đón kết quả tăng trưởng trong quý III.
Ngành ngân hàng dường như được đánh giá cao bất chấp nợ xấu tăng lên vì hậu quả của dịch bệnh tác động lên nền kinh tế. Đặc biệt, nhiều ngân hàng có tin vui giúp cổ phiếu được thế đi lên. Chẳng hạn, ACB, SHB hay LienVietPostBank có kế hoạch chuyển niêm yết sang sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE). Không những vậy, hàng loạt ngân hàng sẽ chia cổ tức, cổ phiếu thưởng khiến thị trường trong thời gian tới có thêm cả tỉ cổ phiếu lưu hành.
Ngân hàng ACB dự kiến niêm yết bổ sung hơn 498,8 triệu cổ phiếu từ ngày 5.10 để trả cổ tức với tỉ lệ 30%. Ngân hàng Quân Đội cũng trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ 15% và chia 25,6 triệu cổ phiếu quỹ, dự kiến thực hiện trong quý IV hoặc quý I năm sau, ước tính bổ sung thêm 385 triệu cổ phiếu MBB. HDBank trước đó cũng thông báo sẽ phát hành gần 290 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức và chia cổ phiếu thưởng với tỉ lệ 30%.
Hình ảnh tại Sacombank. Ảnh: Quý Hòa.
Trước đó, HDBank thông báo phát hành gần 290 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức và chia cổ phiếu thưởng, tương ứng với tỉ lệ chia 30% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 30 cổ phiếu mới, 15 cổ phiếu thưởng và 15 cổ phiếu cổ tức). Sau khi thực hiện, lượng cổ phiếu lưu hành của HDBank sẽ tăng lên gần 1,3 tỉ đơn vị.
Mới đây, HOSE cũng thông báo nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của 1,76 tỉ cổ phiếu của SHB (hiện niêm yết tại sàn HNX) và 924 triệu cổ phiếu của Ngân hàng VIB (hiện niêm yết tại sàn UPCoM).
Một chuyên gia nhìn nhận rằng khoảng thời gian này là cơ hội để các ngân hàng thực hiện kế hoạch tăng vốn, chuyển sàn đã bỏ ngỏ nhiều năm qua, khi hệ thống ngân hàng đang dư tiền vì nhu cầu tín dụng giảm mạnh do dịch bệnh.
Trong cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2020 mới đây, hầu hết các lãnh đạo ngân hàng đều cho rằng việc chuyển sàn có thể giúp gia tăng giá trị và thanh khoản cổ phiếu, đem lại lợi ích cho cổ đông. Nhìn xa hơn, việc niêm yết trên sàn chứng khoán minh bạch nhất thị trường cũng giúp tăng khả năng gọi vốn, là điều mà ngân hàng thương mại hiện còn rất thiếu trong bối cảnh chịu áp lực nợ xấu từ COVID-19 và cả áp lực đáp ứng các tiêu chí an toàn hoạt động theo quy định trước đây, nay đã tới sát kỳ hạn.
Lãi suất huy động ngân hàng giảm mạnh, thấp nhất dưới 3% Đầu tháng 9, lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh, kỳ hạn ngắn giảm xuống dưới 3%/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước. Theo biểu lãi suất tháng 9 của một số ngân hàng, mức lãi suất các kỳ ngắn hạn được điều chỉnh giảm 0,2-0,4 điểm phần trăm so với cuối tháng...