VPBank: ‘Công nghệ thông minh là chìa khóa kích hoạt các dịch vụ ngân hàng số’
Ông Nguyễn Hiền Trung, Giám đốc dự án Ngân hàng điện tử – Khối CNTT của VPBank cho biết, trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển nền kinh tế số, công nghệ thông minh sẽ là chìa khóa trong việc kích hoạt nền tảng và các dịch vụ ngân hàng số.
VPBank đã nhìn thấy cơ hội chuyển đổi nền tảng ngân hàng và dịch vụ của mình để hỗ trợ sự phát triển đầy tiềm năng trong mảng ngân hàng số và ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam.
Ngày 27/12/2018, Tập đoàn SAP SE vừa công bố việc hợp tác với VPBank, một trong số các ngân hàng hàng đầu Việt Nam, để trang bị cho VP Bank các giải pháp phục vụ nhu cầu ngân hàng số và ngân hàng di động đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. VPBank đã triển khai phần mềm SAP Omnichannel Banking (OCB) cùng với các dịch vụ bao gồm Dịch vụ Hỗ trợ cao cấp SAP (PE) và Hỗ trợ bảo trì ứng dụng SAP (AMS) để chuyển đổi nền tảng ngân hàng và các dịch vụ của mình nhằm phục vụ số lượng khách hàng ngày càng tăng và trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.
Với việc phổ cập Internet di động trên toàn quốc dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2015-2022, VPBank đã nhìn thấy cơ hội chuyển đổi nền tảng ngân hàng và dịch vụ của mình để hỗ trợ sự phát triển đầy tiềm năng trong mảng ngân hàng số và ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng trẻ và thị trường trong nước với dân số gần 100 triệu người. VPBank cũng cần một hệ thống có khả năng thích ứng cao, có thể dễ dàng kết nối với các hệ thống, giao diện và cổng thanh toán nội địa khác, đồng thời có thể hoạt động với những nền tảng Fintech mới tại Việt Nam trong tương lai gần.
VPBank đã quyết định đặt niềm tin vào phần mềm SAP Omnichannel Banking (OCB) cùng với các dịch vụ bao gồm Hỗ trợ cao cấp SAP (PE) và Hỗ trợ bảo trì ứng dụng SAP (AMS) để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình trong ngành ngân hàng Việt Nam đang không ngừng chuyển đổi.
Ông Nguyễn Hiền Trung, Giám đốc dự án Ngân hàng điện tử – Khối CNTT, VPBank cho biết: “Trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển nền kinh tế số, công nghệ thông minh sẽ là chìa khóa trong việc kích hoạt nền tảng và các dịch vụ ngân hàng số. SAP OCB là công nghệ thông minh cung cấp cho ngân hàng chúng tôi một nền tảng và dịch vụ ngân hàng điện tử phù hợp, hoạt động 24/7 cho mọi khách hàng của VPBank.
Với SAP OCB, giờ đây VPBank có thể hỗ trợ hơn 750.000 khách hàng đã đăng ký các dịch vụ ngân hàng di động và internet banking 24/7. Từ các dịch vụ ngân hàng thiết yếu như tài khoản, cho vay, thẻ, hóa đơn đến chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, nạp tiền, mua hàng và ví điện tử, VPBank sẽ có mặt bất cứ khi nào và bất cứ đâu – trong nước hoặc quốc tế – mỗi khi khách hàng cần.
Video đang HOT
SAP OCB không chỉ hỗ trợ các dịch vụ thông suốt cho người dùng hiện tại ở bất cứ nơi nào có truy cập internet, mà còn giúp VPBank thu hút khách hàng mới bằng cách cung cấp các giao dịch ngân hàng điện tử hiện đại trên thiết bị di động và trực tuyến.
Ông Nguyễn Hiền Trung tiết lộ, số lượng khách hàng của VPBank đã tăng mạnh kể từ khi triển khai SAP OCB. Hiện VPBank đang xử lý hơn 5 triệu giao dịch mỗi tháng với tỷ lệ hoạt động liên tục trên 99%. Nếu không có SAP OCB, hệ thống do ngân hàng tự phát triển sẽ không thể duy trì tốc độ tăng trưởng về khối lượng giao dịch khách hàng cao như vậy trong khi vẫn duy trì trì tỷ lệ hoạt động liên tục.
Với SAP OCB, VPBank có thể phục vụ tối đa công suất dịch vụ ngân hàng và cung cấp các chức năng mới tới khách hàng một cách nhanh chóng. VPBank hiện có thể theo dõi và chủ động dự đoán lỗi của hệ thống trước cả khi nhận được than phiền từ khách hàng. Ngoài ra, VPBank có thể quản lý và kiểm tra kỹ những tính năng và sản phẩm mới trong khi giới thiệu các dịch vụ ngân hàng tới khách hàng.
“VPBank cam kết mang đến hệ thống ngân hàng và dịch vụ tốt nhất cho mọi người dân Việt Nam cũng như các doanh nghiệp đang thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Chúng tôi tự tin tận dụng sức mạnh công nghệ thông qua nền tảng ngân hàng điện tử tiên tiến mà chúng tôi đang vận hành. VPBank tự hào là ngân hàng tiên phong tại Việt Nam không chỉ trong hiện tại và tương lai mà còn đi đầu trong việc đưa Việt Nam hướng tới một nền kinh tế số mạnh mẽ”, ông Nguyễn Hiền Trung cho biết thêm.
Đội ngũ phát triển và vận hành hệ thống SAP OCB của VPBank
Phát biểu về việc triển khai dự án, bà Josephin Galla, Tổng giám đốc SAP Việt Nam cho biết: “Là ngân hàng hàng đầu, VPBank tiếp tục tiên phong trong việc ứng dụng các quy trình hoạt động tốt nhất trong ngành ngân hang, giúp mọi doanh nghiệp và người tiêu dùng hưởng lợi từ công nghệ. Chúng tôi hợp tác với VPBank trên hành trình chuyển đổi này nhằm giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. SAP cam kết tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác giá trị lớn hơn trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh tại Việt Nam”.
Theo ICTNews
Người dân được hưởng gì từ ngân hàng số?
Thế giới tiến vào cách mạng công nghiệp 4.0 khiến thói quen tiêu dùng thay đổi, trong đó có việc sử dụng ngân hàng số (digital banking). Bắt nhịp 'làn sóng' này, thời gian qua, nhiều ngân hàng đã chủ động nghiên cứu, đầu tư phát triển nhiều ứng dụng công nghệ trong sản phẩm, dịch vụ của mình.
Các tiện ích của Ngân hàng số đang ngày càng thu hút người dùng
Chỉ xoẹt một cái là xong
Là một khách hàng thường xuyên của ngân hàng số, chị Ngọc Anh, tiểu thương kinh doanh đồ khô tại chợ Cống Vị, Hà Nội cho hay, từ khi biết sử dụng các tiện ích, chị không còn bận tâm việc trễ hẹn đóng tiền điện/nước hoặc phải nhờ người trông gian hàng, tranh thủ chạy tra điểm thu của địa phương.
Tương tự như vậy, gia đình anh Khánh có con gái đang học tập tại TP Hồ Chí Minh. Nếu như trước đây, mỗi khi chuyển tiền cho con, anh đều phải ra quầy giao dịch để điền thông tin chuyển khoản, tốn rất nhiều thời gian và thủ tục. Sau khi được hướng dẫn cài đặt phần mềm ngân hàng số, anh đã tiến hành trực tuyến trên điện thoại thông minh của mình. Việc này vừa giảm bớt tình trạng phát sinh các chi phí giao dịch trung gian mà còn tiết kiệm được thời gian của khách hàng.
Đam mê mua sắm và thường xuyên cập nhật các mẫu thời trang mới của thế giới, Linh (nhân viên văn phòng) kể về việc sử dụng QR Pay để thanh toán một chiếc áo Zara mà không cần phải dùng tiền mặt. Chỉ cần quét mã trên ứng dụng Ngân hàng số và vài thao tác nho nhỏ, giao dịch đã thành công và trở thành chủ sở hữu của chiếc áo sành điệu. "Giao diện của QR Pay cũng rất rõ ràng, giúp người dùng dễ thao tác nên tôi thấy đây là một cách thức tiện lợi, nhanh chóng và an toàn" chị Linh chia sẻ.
Xu thế của tương lai
Theo kết quả khảo sát "Dịch vụ ngân hàng, hành vi sử dụng của người dùng và xu hướng tại Việt Nam" của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG Vietnam) cho thấy, các giải pháp về ngân hàng điện tử đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn và được đánh giá cao về tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Năm 2017 có 81% người dùng sử dụng các giải pháp e-banking so với tỷ lệ này là 21% trong năm 2015. Đây là minh chứng cho việc sử dụng các tiện ích của ngân hàng số ngày càng tăng thay vì giao dịch truyền thống như trước đây.
Phát triển ngân hàng số đã không phải là một lựa chọn, mà là yêu cầu tất yếu, thúc đẩy các ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ và giao dịch tài chính. Nhiều ngân hàng thương mại đã và đang dần chuyển đổi, vận hành hệ thống ngân hàng số trên nền tảng công nghệ hiện đại như: BIDV, Vietinbank, VPBank, TPBank,... đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng nhanh chóng. Các dịch vụ được tích hợp từ việc thanh toán các hóa đơn, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, đặt vé xem phim...vô cùng nhanh gọn, vừa đảm bảo sự nhanh chóng cho khách hàng mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp, tiên tiến của ngân hàng.
Dịch vụ NCB Smart của Ngân hàng Quốc Dân là một trong số dịch vụ ngân hàng điện tử được đông đảo khách hàng ưa thích lựa chọn. Khi đăng nhập, khách hàng có thể cùng một lúc kiểm tra được các giao dịch tài chính như: Vấn tin tài khoản, chuyển khoản trong hệ thống và liên ngân hàng 24/7; vay Online, báo cáo giao dịch, kiểm tra mạng lưới....đồng thời tiến hành sử dụng các dịch vụ phi tài chính như: Mua sắm online (VN Shop), đặt vé xem phim, vé máy bay, chuyển tiền từ thiện, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, thanh toán QR Pay...
Dịch vụ NCB Smart của Ngân hàng Quốc Dân
Đại diện Ngân hàng TMCP Quốc Dân cho biết: "Bắt nhịp xu thế này, Ngân hàng Quốc Dân đã nghiên cứu, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đáp ứng kịp thời nhu cầu phong phú, đa dạng của đông đảo khách hàng, qua đó góp phần tích cực cùng ngành ngân hàng đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ".
Tuy nhiên vị này cũng cảnh báo với tình trạng các tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi như hiện nay thì người dùng cũng cần phải cảnh giác hơn. Khách hàng có thể mất mật khẩu truy cập tài khoản do hacker ăn cắp bằng công nghệ cao. Do đó, việc kết nối, chăm sóc khách hàng và tăng tính bảo mật cũng là một nhiệm vụ mà các ngân hàng phải hoàn thiện trong thời gian tới.
Trước dòng thác cách mạng khoa học công nghệ mới hiện diện trên mọi lĩnh vực đời sống, dịch vụ ngân hàng số ngày càng phát triển ấn tượng, chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Tiện ích của các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Quốc Dân nói riêng được tối ưu hóa đã và đang hỗ trợ việc thanh toán trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn trong bối cảnh thị trường hiện nay và tương lai luôn đòi hỏi cao việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào cấu trúc ngân hàng.
Theo Báo Mới
Tài chính tiêu dùng: Xu thế ngân hàng số Cùng với xu hướng của thế giới, Việt Nam đã đưa ngân hàng (NH) số vào chiến lược phát triển. Tuy nhiên sự chuyển đổi này diễn ra khá chậm. Chỉ đến khi các công ty công nghệ tài chính (fintech) nhảy vào thị trường, các ví điện tử 'trăm hoa đua nở' chạy đua giành thị phần, số hóa lĩnh vực NH...