Vớt được thi thể đầu tiên vụ đâm tàu ở Vũng Tàu
Thi thể đầu tiên trong số 8 nạn nhân bị tàu Sima Saphire đâm chìm trên biển Vũng Tàu đã được tìm thấy cách hiện trường khoảng 5-6 hải lý.
Cứu hộ vẫn đang tích cực tìm kiếm nạn nhân. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Hiển, Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 cho biết, khoảng 1h sáng 17/8, tàu cá ngư dân Long An (được huy đồng tìm kiếm số người mất tích trên tàu cá Tiền Giang bị đâm chìm) đã thấy một thi thể nam trôi dạt cách biệt trường khoảng 5-6 hải lý. Nạn nhân được xác định là ông Chung Đức Hùng (45 tuổi, ngụ Cà Mau).
Theo ông Hiển, trước đó, một số người được cứu sống kể rằng đã thấy ông Ba Chiến (Nguyễn Văn Tú, 56 tuổi, ngụ Mỹ Tho) nằm úp mặt, sóng đánh dập dềnh và cho rằng nên ghĩ rằng ông này đã chết. Sau đó xác ông Ba Chiến không tìm được nữa, cho đến thời điểm này. “Chúng tôi đang xác minh liệu có sự nhầm lẫn tên tuổi ông Ba Chiến, mà chủ tàu cho là đã chết trước đó, hay là một nạn nhân khác”, ông Hiển nói.
Ngay sau đó, thi thể ông Hùng được đưa lên tàu cứu hộ SAR 413 bảo quản và chờ đưa vào đất liền bàn giao cho gia đình. Trong khi đó, 7 nạn nhân còn lại vẫn đang mất tích và được cho là có thể bị kẹt trong tàu chìm. “Hiện công tác tìm kiếm 7 nạn nhân còn lại vẫn đang tiến hành tích cực”, ông Hiển cho biết.
Video đang HOT
Rạng sáng 16/9, tàu hàng Sima Saphire của Singapore đang từ TP HCM đi Malaysia. Đến khu vực cách Vũng Tàu khoảng 50 hải lý về phía nam, tàu hàng và tàu cá của Tiền Giang đã đâm nhau. Tàu cá bị chìm khiến 16 ngư dân rơi xuống biển. 8 người được tàu hàng Singapore cứu sống, số còn lại mất tích.
An Nhơn
Theo VNE
'Lưới cá khổng lồ' bao phủ xác tàu chìm ở Vũng Tàu
"Lưới cá như đống bùi nhùi khổng lồ bao phủ chiếc tàu, người có thể mắc kẹt trong đó. Sau hai ngày nỗ lực trong sóng to, thợ lặn đã cắt được 2/3 số lưới và tách nó khỏi tàu bị chìm", đơn vị cứu nạn tàu chìm trên biển Vũng Tàu cho biết.
Ông Phạm Hiển cho rằng việc cứu nạn tàu cá chìm lần này khó khăn hơn vụ canô chìm trên biển Cần Giờ cách nay hơn một tháng. Ảnh: An Nhơn
Chiều 17/9, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 (Vũng Tàu), đại diện của đại lý chủ tàu Sima Saphire cùng nhiều cơ quan ban ngành khác đã họp bàn về phương án cứu nạn 7 ngư dân còn mất tích sau khi tàu cá va chạm với tàu hàng Singapore trên biển Vũng Tàu. Phía Cục hàng hải cũng quyết định thành lập tổ điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Ông Phạm Hiển, Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 cho biết, sau gần 2 ngày triển khai tìm kiếm cứu hộ, ngoài một thi thể đã vớt lên, hiện 7 người vẫn mất tích. "Đến thời điểm này, chúng tôi không loại trừ khả năng các nạn nhân đã tử vong, do họ đều không mặc áo phao lúc gặp nạn. Phương án tìm kiếm hiện trường sẽ được triển khai mở rộng phạm vi đến khi thấy các nạn nhân", ông Hiển nói.
Theo ông Hiển, ngoài tàu SAR 413 và Sima Sapphire đang túc trực ở hiện trường để tìm kiếm các ngư dân còn có 3 tàu cá của Tiền Giang với hơn 50 thuyền viên, thợ lặn. Tàu cá gặp nạn dài 23 m, rộng 6,5 m và cao 3,3 m bị đâm gãy đôi, nhiều mảnh vỡ trôi nổi. Xung quanh tàu bị lưới cước bao phủ như đống bùi nhùi khiến cho lực lượng cứu hộ khó tiếp cận.
"Trước tiên là phải cắt hết lưới vây quanh để thợ lặn có thể tiếp cận xác tàu cá mà không bị vướng. Nhưng với khối lưới khổng lồ, thợ lặn không khéo có thể bị mắc kẹt lại. Sau 2 ngày nỗ lực trong sóng to, các thợ lặn đã cắt được 2/3 số lưới bủa vây quanh tàu chìm", ông Hiển cho biết.
Trả lời câu hỏi vì sao không huy động tàu ra cẩu xác tàu bị nạn lên để tìm kiếm nạn nhân có thể kẹt trong một cách nhanh nhất, ông Hiển cho rằng chủ tàu cá cũng đã lên phương án nhưng thời tiết xấu không thể làm.
Theo ông Hiển, không chỉ riêng Việt Nam mà các nước khác cũng vậy, việc huy động lực lượng tàu cá của ngư dân tại chỗ là rất quan trọng trong quá trình tìm kiếm nạn nhân mất tích trên biển. Tuy nhiên, theo ông, việc cứu hộ tàu cá chìm lần này khó khăn hơn so với vụ tàu chìm ở Cần Giờ khiến 9 người chết cách nay hơn một tháng. "Vị trí tàu bị nạn lần này xa hơn và hiện trường cũng ít tàu cá ngư dân qua lại", ông Hiển nói.
Cũng theo ông Hiển, khoảng 23h đêm 17/9, tàu cứu hộ SAR 413 chở 4 nạn nhân còn lại cùng với thi thể người xấu số sẽ cặp bến Vũng Tàu.
Cũng trong ngày, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và cán bộ Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu đến bệnh viện Lê Lợi ghi lời khai của 4 ngư dân sống sót được đưa về đất liền đêm qua.
Trao đổi với VnExpress, ông Lê Văn Chiến, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu cho biết, hiện tàu Sima Saphire vẫn tiếp tục tìm kiếm nạn nhân mất tích trên biển nên chưa thể vào bờ để cơ quan chức năng khám nghiệm, điều tra. "Nguyên nhân cụ thể phải chờ hộp đen của tàu Sima Saphire và lời khai của các thủy thủ, ngư dân. Dự kiến ngày mai (18/9), cảng vụ sẽ lấy lời khai của thuyền trưởng và các thủy thủ đoàn của tàu Sima Sapphire", ông Chiến cho hay.
Theo nhận định của vị Giám đốc cảng vụ hàng hải Vũng Tàu, nguyên nhân ban đầu có thể xác định do các bên quan sát, cảnh giới kém. "Có thể khi tàu Sima Saphire đã qua phao số 0, thuyền trưởng cài chế độ lái tự động. Còn tàu cá neo lại trên luồng để thuyền viên nghỉ ngơi nhưng không cắt cử người cảnh giới nên đã xảy ra tai nạn đáng tiếc", ông Chiến nhận định. Theo ông Chiến, việc cài chế độ tự động khi qua phao số 0 là đúng luật hàng hải.
Ông Chiến cũng cho biết thêm, tàu Sima Saphire chở rất nhiều hàng của Việt Nam như gỗ, quần áo, linh kiện điện tử... và cả hàng đông lạnh xuất phát từ cảng Cát Lái (TP HCM) đi Malaysia. "Để số hàng không hư hỏng, các cơ quan chức năng sẽ sớm điều tra để giải phóng tàu Sima Saphire", ông Chiến nói.
An Nhơn
Theo VNE
Nước mắt ngày về của thủy thủ tàu chìm ở Vũng Tàu "Mừng cho bản thân nhưng mấy ngày nay tôi buồn lắm vì nhiều anh em vẫn chưa tìm thấy. Họ cũng là ngư phủ nghèo khổ như chúng tôi", anh Huỳnh Văn Hải khóc khi nói về các đồng đội trên tàu cá bị đâm chìm ở biển Vũng Tàu. 0h30 sáng 18/9, 4 người còn lại trong số 8 ngư dân được...