Vòng xoáy trượt giá của đồng euro
Đã 2 thập niên trôi qua kể từ lần gần nhất đồng tiền chung châu Âu ( euro) giảm xuống dưới 1 USD và tiếp tục xoay quanh ngưỡng ngang giá – điều được ví như “vết xước” trong niềm tự hào của người châu Âu vốn coi đồng tiền chung là một dự án chính trị quan trọng và là kình địch của đồng USD.
Đồng euro (trái) và đồng đô la Mỹ (phải) tại Madrid, Tây Ban Nha, ngày 11/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Hiện chiếm 1/5 dự trữ ngoại hối thế giới, việc giá trị đồng euro một lần nữa thấp hơn đồng USD đang làm sống lại ký ức về những năm tháng đầy khó khăn khi đồng tiền chung châu Âu mới ra đời.
Có rất nhiều lý do giải thích tại sao đồng euro trượt giá so với đồng USD, song nguyên nhân được nhắc nhiều nhất là những lo ngại châu Âu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa Đông. Sự phụ thuộc của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào khí đốt của Nga khiến nền kinh tế khu vực dễ bị tổn thương hơn do hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraine được coi là lực cản “tự nhiên” đối với tiền tệ. Dự luật năng lượng của khối lại đẩy chi phí nhập khẩu lên cao, khiến khu vực này bị thâm hụt mạnh tài khoản vãng lai, làm tăng nguồn cung euro và làm giảm tỷ giá hối đoái. Thâm hụt thương mại có thể ảnh hưởng xấu tới tính bền vững của cán cân thanh toán, gây áp lực lên tỷ giá, nợ nước ngoài, lạm phát, dẫn tới nguy cơ đồng euro tiếp tục mất giá trong thời gian tới, đe dọa sự ổn định vĩ mô và tăng trưởng.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) lại đang vận động với tốc độ rất khác nhau. FED đã mạnh tay tăng lãi suất, đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc lên cao hơn và khiến đồng bạc xanh trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư so với đồng euro. FED đã tăng lãi suất 3 lần trong năm nay và để ngỏ kế hoạch tăng thêm 4 lần nữa như một phần trong chiến lược kiểm soát lạm phát. ECB cũng dự kiến sẽ tăng lãi suất để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%, nhưng với tốc độ chậm hơn so với Mỹ.
Mặc dù các nhà hoạch định chính sách châu Âu tỏ dấu hiệu bắt đầu chu kỳ siết chặt chính sách tiền tệ, song vẫn xuất hiện những hoài nghi về việc họ có thể duy trì chính sách này trong bao lâu. Việc tăng lãi suất nhanh hơn có thể gây thêm khó khăn cho một nền kinh tế đang đối mặt với nguy cơ suy thoái, thiếu khí đốt và chi phí năng lượng cao ngất ngưởng đang làm suy giảm sức mua. Với khả năng bị hạn chế, ECB lại rơi vào tình thế khó vì sự suy yếu của đồng euro làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát, song ECB cũng không thể mạo hiểm thắt chặt chính sách mạnh mẽ khiến tăng trưởng kinh tế của Eurozone giảm mạnh. Nguy cơ suy thoái trong những tháng tới sẽ tăng cao, có khả năng đẩy khối này vào một cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài. Chi phí đi vay của các quốc gia thành viên Eurozone đang mắc nợ có nguy cơ vượt tầm kiểm soát nếu các nhà đầu tư bắt đầu nghi ngờ về khả năng duy trì “gánh nợ”. Thông tin đồn đoán rằng các nhà hoạch định chính sách ECB đang có kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn dự kiến vào tháng 6 đã khiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italy tăng lên trên 4% lần đầu tiên kể từ năm 2014.
ECB khó nâng lãi suất hơn các ngân hàng trung ương khác vì mỗi quốc gia trong số 19 nước thành viên khu vực đồng euro bị tác động khác nhau nên khó đạt được đồng thuận. Tác động của việc đồng euro suy yếu đối với từng doanh nghiệp cũng khác nhau, tùy thuộc mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đó vào hoạt động ngoại thương và năng lượng. Tác động cụ thể nữa là đồng euro mất giá so với đồng USD sẽ “làm giảm hoạt động du lịch từ châu Âu sang Mỹ”, vì du khách châu Âu sẽ cần phải chi nhiều euro hơn để mua một lượng hàng hóa tương đương bằng đồng USD. Điều này sẽ kéo tổng chi phí của chuyến đi lên cao đáng kể, không chỉ với các chuyến du lịch đến Mỹ, mà còn cả các nước khác có đồng tiền được neo vào đồng USD, Qatar hay Jordan. Ở chiều ngược lại, du khách từ Mỹ, Qatar hay Jordan sang châu Âu sẽ hưởng lợi từ tỷ giá này, vì họ sẽ mua được nhiều hơn bằng đồng USD tại Eurozone.
Video đang HOT
Đồng euro mất giá đồng nghĩa với việc châu Âu sẽ cần nhiều euro hơn để thanh toán cho cùng một lượng hàng hóa tương đương được niêm yết bằng đồng USD và hàng nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn, từ đó khiến lạm phát thêm trầm trọng và làm giảm sức mua của các hộ gia đình. Đối với các thợ thủ công địa phương, những người phụ thuộc vào nguyên liệu thô và năng lượng, nhưng ít xuất khẩu, đồng euro yếu đi sẽ khiến chi phí sản xuất tăng vọt. Trong nhiều năm, các nhà hoạch định chính sách Eurozone đã coi đồng tiền suy yếu như một phương tiện để kích thích tăng trưởng kinh tế, vì nó làm cho hàng xuất khẩu của EU trở nên cạnh tranh hơn. Bên hưởng lợi lớn nhất từ tự suy yếu của đồng euro là các lĩnh vực sản xuất theo định hướng xuất khẩu, như hàng không vũ trụ, ô tô, hàng xa xỉ và hóa chất. Tuy nhiên, tác động tích cực này có thể bị lấn át bởi giá hàng hóa tăng vọt do xung đột Nga-Ukraine.
Các nhà phân tích của ngân hàng BNP Paribas cảnh báo rằng trong lịch sử khi giá năng lượng tăng cao thì đồng euro phải chịu thiệt hại nhiều hơn so với đồng tiền của các nước phát triển khác, giảm trung bình 4,5% trong thời gian giá năng lượng tăng cao. Còn ngân hàng JPMorgan lưu ý rằng Eurozone phải đối mặt với sự tăng vọt của giá khí đốt theo kiểu “parabol” và trong trường hợp xấu nhất, đồng euro có thể trải nghiệm mức 1 euro đổi 0,90 USD. Trong khi đó, nhà phân tích Jordan Rochester của Ngân hàng Nomura cho rằng đồng euro có thể giảm xuống 0,95 USD vào cuối tháng 8. Tuy nhiên, trong trường hợp các kho chứa khí đốt không được bổ sung vào mùa Đông, euro có thể trượt xuống 0,90 USD.
Biểu tượng đồng tiền chung châu Âu (euro) bên ngoài trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ở Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Đồng euro đã từng xuống mức thấp lịch sử vào tháng 10/2000, 1 euro chỉ đổi được 0,823 USD, thấp hơn cả giá trị khi lần đầu tiên được đưa ra sử dụng vào tháng 1/1999, trong bối cảnh suy thoái hồi đầu năm 2000. Về lý thuyết, ECB có thể can thiệp bằng cách bán đồng USD để hỗ trợ đồng euro như đã từng xảy ra vào năm 2000. Tuy nhiên, ECB đã đánh tín hiệu rằng ngân hàng này có thể sẽ không can thiệp trong thời điểm hiện tại, vì tỷ giá hối đoái “thực” của đồng euro – so với tiền tệ của các đối tác thương mại và được điều chỉnh theo lạm phát – cao hơn nhiều so với mức ghi nhận được trong năm 2002, thời điểm gần nhất mà đồng euro và USD giao dịch ngang nhau.
Trong ngắn hạn, vòng xoáy trượt giá của đồng euro chỉ có thể đổi chiều khi những lý do khiến đồng tiền chung này sụt giảm có được lời giải. Tuy nhiên, vấn đề lạm phát, giá năng lượng và chiến sự ở Ukraine đều khó có được giải pháp hữu hiệu nếu như tình hình quốc tế không có thay đổi lớn nào.
Các nhà đầu tư thường đổ xô vào đồng USD trong thời điểm không chắc chắn. Nhưng cũng không thể nói đồng euro đang rơi vào khủng hoảng. Đồng euro giảm so với đồng USD chủ yếu phản ánh sự thay đổi theo chu kỳ trong nền kinh tế toàn cầu chứ không phải thay đổi cơ cấu. Với tỷ lệ thất nghiệp thấp ở mức kỷ lục, Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá tiêu dùng cá nhân có thể thích ứng tốt hơn với đà tăng của giá cả, nếu các hộ gia đình sử dụng nhiều hơn khoản tiền tiết kiệm của họ. EC vừa dự báo kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm 2022, thấp hơn so với mức 2,7% được đưa ra vào tháng 5.
EC nhận định Eurozone sẽ không rơi vào suy thoái và các con số dự báo trên có thể cải thiện, nếu xu thế giá dầu và hàng hóa tiêu dùng tiếp tục đà giảm như thời gian gần đây.
Số phận đồng euro phụ thuộc vào thị trường năng lượng
Việc giá trị đồng euro giảm xuống dưới 1 USD lần đầu tiên sau 20 năm khiến đồng tiền này có thể ghi nhận một năm giao dịch tồi tệ nhất trong lịch sử, đặc biệt nếu cú sốc giá năng lượng, do căng thẳng Nga - Ukraine gây ra, đẩy khối này vào một cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài.
Đồng euro tại một ngân hàng ở Heidelberg, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Đồng tiền chung châu Âu đã giao dịch ngang giá với đồng bạc xanh trong nhiều ngày qua, và đã phá ngưỡng 1 USD trong phiên 13/7. Mức giảm 11,8% cho đến nay của đồng euro gần ngang bằng với mức giảm ghi nhận được năm 2015, thời điểm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tung ra các biện pháp kích thích lớn.
Các nhà phân tích dự đoán đà giảm trong phiên 13/7 có thể mở đường cho việc đồng euro tiến tới mức 1 euro đổi 0,96 USD. Một số chuyên gia thậm chí còn dự đoán mức 1 euro đổi 0,90 USD nếu nguồn cung khí đốt cho châu Âu tiếp tục bị gián đoạn hơn nữa.
Tình hình này đặt ECB vào tình huống khó xử. Tại cuộc họp diễn ra vào tuần tới, ECB có thể tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2011 để đối phó với lạm phát đang ở mức cao kỷ lục 8,6%. Sự suy yếu của đồng euro làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát. Tuy nhiên, ECB không thể mạo hiểm thắt chặt chính sách mạnh mẽ do lo sợ đẩy tăng trưởng kinh tế đi ngược hướng.
Đà mất giá mới nhất của đồng euro diễn ra sau khi đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) của Nga đóng cửa trong 10 ngày để bảo dưỡng, làm ảnh hưởng đến nguồn cung khí đốt. Nếu Nga kéo dài thời gian ngừng hoạt động, Đức, vốn đã ở giai đoạn hai của kế hoạch khí đốt khẩn cấp ba cấp, có thể buộc phải phân bổ lại nhiên liệu.
Các phân tích của ngân hàng BNP Paribas về cách các đồng tiền đã hoạt động trong lịch sử khi giá năng lượng tăng cao, cho thấy đồng euro phải chịu thiệt hại nhiều hơn so với các đồng tiền của các nước phát triển khác, giảm trung bình 4,5% trong thời gian giá năng lượng tăng cao.
Ngân hàng JPMorgan lưu ý rằng Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã phải đối mặt với sự tăng vọt của giá khí đốt theo kiểu "parabol", khi nguồn cung giảm 53% trong tháng 6/2022. Cường quốc công nghiệp Đức đã chứng kiến nguồn cung giảm 60%.
JPMorgan cho biết trường hợp xấu nhất đồng euro có thể trải nghiệm mức 1 euro đổi 0,90 USD, đồng thời viện dẫn dự báo của Bundesbank rằng GDP Đức sẽ giảm 6% trong năm đầu tiên nếu nguồn cung ngừng hoàn toàn.
Trong khi đó, nhà phân tích Jordan Rochester của Ngân hàng Nomura cho rằng đồng euro có thể giảm xuống 0,95 USD vào cuối tháng 8/2022. Tuy nhiên, trong trường hợp các kho chứa khí đốt không được bổ sung vào mùa Đông, nó có thể trượt xuống 0,90 USD.
Tương tự, các nhà phân tích của Citi dự đoán việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga sẽ khiến giá khí đốt tăng cao hơn mức hiện tại khoảng 170 euro mỗi megawatt giờ.
Về lý thuyết, ECB có thể can thiệp bằng cách bán đồng USD để hỗ trợ đồng euro như đã từng xảy ra vào năm 2000, khi đồng tiền này giảm xuống còn khoảng 0,83 USD.
Tuy nhiên, ECB đã đánh tín hiệu rằng ngân hàng này có thể sẽ không can thiệp trong thời điểm này, vì tỷ giá hối đoái "thực" của đồng euro - so với tiền tệ của các đối tác thương mại và được điều chỉnh theo lạm phát - cao hơn nhiều so với mức ghi nhận được trong năm 2002, thời điểm gần nhất đồng euro và USD giao dịch ngang nhau.
Croatia chính thức trở thành thành viên thứ 20 của Eurozone Ngày 12/7, các bộ trưởng tài chính của Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua quyết định Croatia trở thành thành viên thứ 20 của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Bộ trưởng Tài chính Croatia Marko Primorac (trái) và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde chụp ảnh với một mẫu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

GDP bang California Mỹ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới?

Mở cửa xuyên đêm phục vụ viếng Giáo hoàng Francis

Crimea thành tâm điểm tranh cãi Mỹ - Ukraine

Tổng thống Trump: Ukraine muốn gia nhập NATO là yếu tố châm ngòi cho xung đột

Israel chỉ trích Tây Ban Nha vì hủy hợp đồng mua đạn trị giá 6,6 triệu euro

Chủ tịch Ủy ban châu Âu hy vọng gặp Tổng thống Trump bên lề lễ tang Giáo hoàng Francis

Tướng cấp cao quân đội Liên bang Nga thiệt mạng trong vụ đánh bom xe gần Moskva

Hàn Quốc có khả năng hạ lãi suất về mức 1,75%

Nga tiếp tục tấn công vào Ukraine, khiến 3 người chết

Cuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quan

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu

Peru: Phát hiện hài cốt phụ nữ có niên đại 5.000 năm
Có thể bạn quan tâm

Có gì bên trong "ly cà phê" giá 150 triệu đồng của hôn thê tỷ phú Amazon?
Thời trang
00:17:15 26/04/2025
Trên đường đi thu mua rau, 2 vợ chồng tử vong do va chạm với xe tải
Tin nổi bật
00:09:10 26/04/2025
Vụ đường dây thuốc giả ở Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cửa hiệu bán thuốc giả
Pháp luật
00:01:37 26/04/2025
Clip hot: Sao nhí Vbiz mới 14 tuổi đã được ví như đại minh tinh, một lọn tóc bay cũng thành "mỹ cảnh nhân gian"
Hậu trường phim
23:55:41 25/04/2025
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?
Sao châu á
23:26:52 25/04/2025
Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"
Nhạc việt
23:07:12 25/04/2025
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"
Nhạc quốc tế
22:53:16 25/04/2025
Trương Ngọc Ánh 49 tuổi vẫn trẻ đẹp, Trần Lực tiết lộ về Lê Khanh
Sao việt
22:21:36 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025
Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?
Thế giới số
21:53:01 25/04/2025