‘Vòng tay Thái Bình’ tặng học bổng cho học sinh, sinh viên TT-Huế
303 suất học bổng với tổng trị giá hơn 2 tỷ đồng đã được Tổ chức Vòng tay Thái Bình tài trợ cho các học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế để phát triển giáo dục và kỹ năng.
Trường PTTH Chuyên Quốc Học. (Nguồn: thpt-qhoc.thuathienhue.edu.vn)
Ngày 20/8, tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức tiếp nhận và triển khai dự án khoản viện trợ 303 suất học bổng, với tổng trị giá hơn 2 tỷ đồng do Tổ chức Vòng tay Thái Bình (Pacific Links Foudation-Mỹ) tài trợ cho các học sinh, sinh viên trên địa bàn.
Trong số đó, 80 học bổng dành cho học sinh Trung học Cơ sở, 182 học bổng dành cho học sinh Trung học Phổ thông, 31 học bổng dành cho sinh viên Đại học, 10 suất học bổng tiếng Anh và kinh phí tài trợ cho 21 em tham gia chương trình trại Hè.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Ngọc Thọ giao Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh tiếp nhận và sử dụng khoản viện trợ đúng mục đích, đúng đối tượng, an toàn và hiệu quả theo quy định hiện hành; đồng thời, phối hợp với Sở Tài chính tỉnh thực hiện các chế độ quản lý tài chính, xác nhận viện trợ, hạch toán vào ngân sách đối với khoản viện trợ nước ngoài trực tiếp cho đơn vị.
Nhân dịp năm học 2018-2019, Tổ chức Vòng tay Thái Bình thông qua Hội Khuyến học tỉnh hỗ trợ hơn 1,9 tỷ đồng để cấp học bổng cho 271 học sinh, gồm 53 học sinh Trung học Cơ sở, 190 học sinh Trung học Phổ thông, 28 sinh viên Đại học và tổ chức một số hoạt động trại hè, bồi dưỡng tiếng Anh cho học sinh các trường trên địa bàn tỉnh.
Từ năm học 2017-2018, Tổ chức Vòng tay Thái Bình đã phối hợp với Hội khuyến học 9 tỉnh, thành phố miền Trung tổ chức chương trình học bổng phát triển giáo dục và kỹ năng (SEEDS).
Video đang HOT
Chương trình SEEDS đang thực nghiệm để hoàn thiện trang thông tin điện tử nhằm giúp học sinh sinh viên tự học trực tuyến tiếng Anh PALS Self Learning Online Page.
Trong năm học 2017-2018, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã giải ngân theo cam kết trên 1,5 tỷ đồng cho học sinh các Trường Trung học Cơ sở Lê Hồng Phong và Chu Văn An; khối Trung học Phổ thông thuộc các trường như Chuyên Quốc Học, Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Trường Tộ, Thuận Hóa, Đặng Trần Côn, Gia Hội…
Các hoạt động của chương trình SEEDS ở Thừa Thiên-Huế được Tổ chức Vòng tay Thái Bình đánh giá cao, đạt chất lượng tốt. Hội Khuyến học tỉnh Thừa Thiên-Huế đã được Tổ chức Vòng tay Thái Bình tặng Bằng khen./.
Theo vietnamplus
Sôi động nhà trọ đầu năm học
Làng đại học Thủ Đức là nơi tập trung số lượng lớn sinh viên từ mọi miền đất nước về học tập. Vì vậy, mỗi năm nhu cầu chỗ ở tăng lên rất lớn. Năm nay cũng không phải ngoại lệ.
Khu B của ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM - Ảnh: Thanh Thảo
Phân vân chỗ ở đầu năm học
Làng đại học là nơi tiếp giáp giữa hai khu vực TX.Dĩ An (tỉnh Bình Dương) và P.Linh Trung (Q.Thủ Đức, TP.HCM). Vì vị trí như vậy, khu vực này còn rất nhiều nhà xây dựng tạm bợ, dẫn đến nhà trọ cho sinh viên (SV) nhiều nơi chưa đảm bảo.
Phạm Nguyễn, SV năm 4 Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết: "Mình ở trọ 2 năm rồi. Theo mình, so với ký túc xá (KTX) thì ở trọ được thoải mái giờ giấc đi lại và sinh hoạt, ở một mình không phải ở chung với người khác. Nhưng có điều cơ sở vật chất thì chưa đảm bảo, cũng không an ninh bằng KTX".
Nhà trọ có cơ sở vật chất còn quá sơ sài
Đúng như lời Phạm Nguyễn, các khu vực nhà trọ san sát trong làng đại học hiện nay tuy có camera giám sát, nhưng không có người bảo vệ. SV có xe máy phải tự trông giữ. Dù đã khóa cổ xe nhưng vẫn có nhiều trường hợp mất xe trong thời gian gần đây. Nhiều khu trọ tồn tại nhiều năm chưa được sửa chữa nên cơ sở vật chất chưa được đảm bảo, các mảng tường bị bong tróc, phòng ốc cũ kỹ.
Lối vào nhà trọ là một con hẻm gần chợ, đông dân cư qua lại. Khu vực này tiếp giáp trường ĐH, khá thuận tiện để SV đi bộ tới trường. Xung quanh dãy nhà trọ là các tiệm tạp hóa, tiệm thuốc. Mặc dù thuận tiện về nhu cầu sinh hoạt, thế nhưng an ninh và việc bảo vệ tài sản là vấn đề mà nhiều SV lo ngại. Về phòng trước 23 giờ là quy định chung của hầu hết các chỗ trọ ở đây.
Bên cạnh các SV ở trọ lâu năm còn có những SV từ KTX chuyển ra ngoài. Việc tìm trọ của những SV này cũng có không ít khó khăn. Trần Thị Xuân Phúc, SV năm 4 Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ: "Ban đầu chuyển từ KTX ra ngoài, mình cũng đi tìm phòng nhiều ngày. Cuối cùng, mình tìm được phòng khá an ninh, gần trạm xe buýt, nhưng phòng cũ kỹ và ẩm thấp quá. Vì vậy, mình cũng đang định tìm chỗ khác".
Giá cả phòng trọ hiện nay được SV đánh giá không quá đắt. Trung bình giá phòng dao động tầm khoảng 1 - 1,5 triệu đồng/tháng. Khu vực này ngoài SV thì còn có công nhân, gia đình... thuê.
Làng đại học nhiều thay đổi
Tân SV năm nay vẫn ưu tiên và lựa chọn nơi ở là KTX ĐH Quốc gia. Lê Thị Thanh Thanh, tân SV vừa đăng ký ở tại KTX ngay khi làm thủ tục nhập học, cho biết: "Do còn bỡ ngỡ nên em không biết tìm nhà trọ khu vực nào đảm bảo an ninh. Em được biết ở KTX có bảo vệ 24/7 và có nhiều tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt sau giờ học nên đăng ký".
Đồng quan điểm trên, Phạm Hải Dương, tân SV Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM và Thái Vĩnh Khang, tân SV Trường ĐH Kinh tế - Luật, cho biết mình chọn KTX để ở vì thấy ở đây phù hợp với giá tiền SV, rèn luyện cách sống tập thể.
Vì có nhiều SV chọn ở bên ngoài, nên số lượng chỗ ở tại KTX còn khá nhiều. Theo thông tin từ Trung tâm quản lý KTX ĐH Quốc gia TP.HCM, năm nay nơi này tiếp nhận tất cả tân SV các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM. Tân SV các trường đều được phân ở tại khu A và khu B của KTX. Ngoài ra, nơi này còn cho phép SV của các trường khác ngoài ĐH Quốc gia TP.HCM đăng ký ở. Điều kiện đối với các SV này là khi nộp hồ sơ đăng ký ở KTX phải có giấy giới thiệu của trường trúng tuyển hoặc đang theo học.
Sáng 14.8, sau khi cân đối quỹ phòng, lãnh đạo KTX trên cũng vừa thông báo quyết định bổ sung đến 500 chỗ ở tại khu A cho riêng nữ tân SV Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.
Bên cạnh đó, năm nay làng đại học sẽ có rất nhiều thay đổi. Thay đổi đáng kể nhất là tân SV sẽ được sinh hoạt tại Nhà văn hóa SV. Công trình có diện tích đất xây dựng là 5.442 m2 gồm 7 tầng với hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại và dịch vụ tiện nghi. Đây sẽ là một trung tâm sinh hoạt về văn hóa - giáo dục, phục vụ nhu cầu về sinh hoạt văn hóa, thể thao, giáo dục cũng như các hình thức tư vấn miễn phí về pháp luật, sức khỏe, việc làm dành cho SV.
Theo ông Quách Hải Đạt, Giám đốc Nhà văn hóa SV TP.HCM, địa điểm này sẽ đi vào hoạt động vào tháng 9 để kịp thời phục vụ tân SV.
Những con đường làng ĐH giờ đây cũng khang trang hơn và dễ tìm hơn bởi đã có những bảng tên đường. Có tất cả 29 tuyến đường trong khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM đã được thay tên mới bằng tên các danh nhân như: Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Tạ Quang Bửu... Đây cũng là một nét chấm phá khá thú vị dành cho tân SV năm nay.
Theo Thanh niên
Những lý do Rớt môn "trời ơi đất hỡi" của sinh viên: Lỡ ngủ quên 20% số buổi quy định, thi cuối kỳ nhưng ôn nhầm đề cương giữa kỳ Đời sinh viên phải trải qua tý đau khổ rớt môn, tý học lại thì mới hoàn hảo. Nhưng 1 môn, 2 môn rồi lại 3 môn... đến bao giờ sinh viên mới ra được trường? Hỏi 100 sinh viên thì phải 99 người nói "Sinh viên, rớt môn, học lại là chuyện bình thường!". Nghĩ lại khoảng thời gian mới chập chững...