Vòng lặp của sự dung túng
Chấn thương nặng của tiền vệ Đỗ Hùng Dũng những tưởng sẽ góp phần cảnh tỉnh các cầu thủ Việt Nam về nạn bạo lực tại V-League. Thế nhưng, khi trong từng cá thể còn thiếu khả năng kiềm chế, việc các hành vi chơi xấu tiếp diễn chỉ là một sớm một chiều.
Nạn bạo lực được “dung dưỡng” bằng những tấm thẻ vàng.
Vỏn vẹn ba vòng đấu từ pha vào bóng kinh hoàng trên sân Thống Nhất, danh sách các vụ việc bạo lực được Ban kỷ luật thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) xử lý ngày một dài thêm. Ngoài Hoàng Thịnh (TP Hồ Chí Minh) bị phạt 40 triệu đồng và đình chỉ thi đấu đến hết năm, các cầu thủ nhận quyết định treo giò ba trận, nộp 15 triệu đồng còn có Thế Hưng (Nam Định), Hoàng Vũ Samson (Thanh Hóa), Việt Anh (Hà Nội). Còn Văn Trung (Hải Phòng) và Văn Quyết (Hà Nội) bị cấm thi đấu hai trận bên cạnh khoản tiền phạt tương đương các cầu thủ trên. Liên tiếp các Câu lạc bộ (CLB) như Viettel, Hà Nội và SHB Đà Nẵng bị kỷ luật do có tới năm cầu thủ lĩnh thẻ vàng trong hơn 90 phút bóng lăn.
Điển hình như CLB Hà Nội, tập thể vốn cần làm gương, nay lại trở nên điêu đứng vì hai cá nhân thiếu kiềm chế. Thông điệp chống nạn bạo lực sân cỏ mới được phát đi hôm nào, giờ chẳng thấy tăm hơi. Trong nỗ lực nhằm ngăn chặn vấn đề này, ông Trần Anh Tú, Chủ tịch Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) khẳng định: “Cần xem xét đầy đủ các yếu tố như ý thức cầu thủ, trọng tài xử lý kiên quyết, đội bóng và Ban kỷ luật VFF phải đưa ra những án phạt nghiêm khắc”.
Hai quyết định treo giò mới nhất khiến người hâm mộ đặt dấu hỏi về hình ảnh chuyên nghiệp và ý thức thật sự của tập thể Hà Nội. Đội bóng Thủ đô sau án phạt nặng không có động thái gì thêm. Thậm chí, ông thầy Chu Đình Nghiêm (khi tại vị) còn bảo vệ học trò: “Quyết chỉ nhảy lên tránh bóng”. Từ CLB, Huấn luyện viên (HLV) tới cầu thủ, sự thống nhất về tư tưởng giúp Quả bóng vàng Việt Nam 2020 “tự tin” hướng gầm giày tới đối phương, cũng như đĩnh đạc giơ tay xin lỗi giảng hòa, khi đội bạn lao tới phản ứng.
Video đang HOT
Thực tế, một phần sự dung túng cho hành vi bạo lực còn được “xây đắp” bằng tiếng còi của các ông “vua” sân cỏ. Ngoài tấm thẻ đỏ (được sửa sai khi chứng kiến chấn thương của Hùng Dũng), tất cả cầu thủ nhận án phạt nguội từ VFF đều được ưu ái gửi tặng thẻ vàng. Ở tình huống tài năng trẻ Việt Anh sút thẳng vào người Kebe Papa Ibou dù trọng tài đã cắt còi tạm dừng trận đấu, Trưởng ban Trọng tài VFF Dương Văn Hiền khẳng định đây là “hành vi phi thể thao”. Nếu Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Việt Nam 2020 khi ấy nhận thẻ đỏ, liệu Quả bóng vàng Văn Quyết có dám lao cả hai chân, hướng thẳng gầm giày vào trung vệ Đà Nẵng lúc cuối trận?
Các cầu thủ chơi xấu được đội ngũ trọng tài “bao dung” châm chước, lại thêm sự thương tình của CLB chủ quản. Khi ấy, VFF đành phải áp dụng các biện pháp cứng rắn, nhằm chấm dứt vòng xoáy tệ nạn kia. Hai đến ba trận treo giò không nhẹ nếu xét theo tỷ lệ thi đấu năm nay. Vậy, tại sao nạn này vẫn ngang nhiên tái diễn?
Chấn thương của Hùng Dũng và án phạt của Việt Hoàng, Văn Quyết trong vỏn vẹn ba tuần, đã phản ánh rõ ràng, lý do người hâm mộ Việt Nam vẫn quay lưng với V-League.
Trọng tài và cái chân gãy của Hùng Dũng
Bạo lực trên sân cỏ V-League không vơi đi sau chấn thương nặng của Hùng Dũng, thậm chí còn gia tăng với những đòn đá xấu gây nguy hiểm cho đồng nghiệp mà giới trọng tài không vô can.
Trọng tài Vũ Nguyên Vũ đứng rất gần cú phi thân của Hoàng Thịnh (CLB TP.HCM) vào chân của Hùng Dũng (Hà Nội FC) đã rất nhanh nhảu rút thẻ vàng cho cầu thủ phạm lỗi. Nhưng ông lại kể mình nghe rõ tiếng xương gãy của Hùng Dũng thật rùng rợn. Tự nhiên lời kể của trọng tài Vũ như vô tình tố cáo ông ban đầu còn quá nương nhẹ cho hành vi bạo lực sân cỏ.
Cú bỏ bóng đạp thẳng vào đầu gối Công Thành của Thế Hưng.
Đau đớn với đầu gối tổn thương và biến dạng, thế mà trọng tài Châu rất thản nhiên còn nói: "Quẹt nhẹ thế mà đau đớn gì". Ảnh: CTV
Trọng tài Nguyên Vũ sau đó mới rút thẻ đỏ cho Hoàng Thịnh và dưới sức ép kinh khủng của dư luận, Ban kỷ luật VFF xử nhanh án nguội với mức kỷ luật chín tháng, cộng tiền phạt 40 triệu đồng.
Từ cái chân gãy của Hùng Dũng lộ rõ sự non tay và thiếu bản lĩnh rất nhiều của giới trọng tài. Bởi nếu cứng cáp và "đọc" ra tính quyết liệt dễ quá mức trong cuộc đụng độ giữa hai đội bóng có nhiều duyên nợ, trọng tài Vũ có thể cảnh báo cầu thủ hai đội hoặc cảnh cáo nghiêm khắc các pha tranh chấp có nguy cơ dẫn đến chấn thương cho họ trước đó.
Ngày 31-3, Ban kỷ luật VFF cũng ra bản án nguội với trường hợp xâm phạm thân thể đồng nghiệp của hai cầu thủ Hoàng Vũ Samson (Thanh Hóa) và Thế Hưng (Nam Định), đồng thời nộp phạt mỗi cầu thủ 15 triệu đồng. Ngoại binh nhập tịch Samson có hành vi đạp vào người thủ môn Tuấn Mạnh (SHB Đà Nẵng) từng bị phạt thẻ vàng, còn Thế Hưng làm biến dạng phần trên đầu gối của Công Thành (Sài Gòn FC).
Làm chuồng sau khi mất bò
Sau tai nạn của Hùng Dũng, VFF đã gửi công văn chấn chỉnh tình trạng bạo lực khi nhắc nhở lực lượng trọng tài phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tối đa khả năng chuyên môn điều hành trận đấu trung thực, khách quan, vô tư; kiên quyết, nghiêm khắc xử lý các hành vi phi thể thao, phạm lỗi nghiêm trọng; tránh bỏ sót lỗi, góp phần tạo ý thức, thói quen cho các cầu thủ thi đấu một cách chuyên nghiệp và đúng luật.
Đối với Ban trọng tài, khi phân công trọng tài cho các trận đấu phải đúng năng lực và phù hợp với tính chất trận đấu theo đúng quy định; giám sát chặt chẽ công tác trọng tài, kịp thời rút kinh nghiệm cho lực lượng trọng tài, hạn chế tối đa sai sót khi điều hành trận đấu. TT
Đáng nói là trong tình huống Công Thành bị chơi xấu nằm sân, còi đồng Nguyễn Ngọc Châu còn mỉa mai: "Quẹt nhẹ thế mà đau đớn gì". Uất ức chịu không nổi, Công Thành bật dậy lớn tiếng minh oan liền nhận ngay một thẻ vàng. Cú ra tay của trọng tài Châu là đúng, vì lỗi hành vi của cầu thủ bị nghiêm cấm phản ứng các quyết định của trọng tài. Nhưng ông Châu đã quá sai với cú vung chân ác ý của Thế Hưng lại không có chiếc thẻ phạt nào.
Rõ ràng sự phán đoán của trọng tài Châu không chuẩn xác rồi tự tin đến mức xem thường va chạm nguy hiểm có thể dẫn đến chấn thương nặng như cái chân gãy của Hùng Dũng đã khiến cho sân cỏ lờn thuốc và ngày càng xấu xí hơn.
Tương tự, nếu trọng tài Vũ Phúc Hoan tinh tường hơn trong lần Samson làm đổ máu đầu Thanh Thịnh, hay từng đạp thủ môn Tuấn Mạnh và thẳng tay rút thẻ phạt, chắc có lẽ không có tình huống thô bạo sau đó đáng thẻ đỏ lại chỉ phạt thẻ vàng.
Trọng tài chẳng thiệt thòi gì khi dám thẳng tay với bạo lực sân cỏ, thậm chí còn được cổ vũ, như Thanh Hóa quyết liệt xử thêm Hoàng Vũ Samson cho xuống tập với đội trẻ, dù anh là đội trưởng, ghi bàn nhiều nhất, trong lúc đội nhà nằm cuối bảng.
Khi nào "vua sân cỏ" còn nương tay, nhút nhát và dung dưỡng hành vi xấu, V-League sẽ còn nhiều ám ảnh như cái chân gãy của Hùng Dũng.
Chấn thương của Hùng Dũng nghiêm trọng thế nào, cần thời gian bao lâu? Điều mà người hâm mộ đang rất quan tâm lúc này chính là việc chấn thương của Hùng Dũng nghiêm trọng thế nào sau pha phạm lỗi thô bạo của Ngô Hoàng Thịnh. Chấn thương của Hùng Dũng là gì? Theo thông tin mới nhất, tiền vệ Đỗ Hùng Dũng bị gãy xương chày và xương mác sau pha phạm lỗi thô bạo...