Vốn rẻ có đến được doanh nghiệp?
Việc NHNN tiếp tục giảm lãi suất điều hành đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp (DN). Lãi suất giảm DN rất mừng, song làm sao tiếp cận vốn lại là câu chuyện khác. ĐTTC đã trao đổi với ông PHẠM VIỆT ANH, chuyên gia tư vấn tăng trưởng DN, xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh họa: VIẾT CHUNG
PHÓNG VIÊN: – Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, việc NHNN lần thứ 3 hạ lãi suất điều hành liệu có tác động nhiều đến DN, thưa ông?
Ông PHẠM VIỆT ANH: – Về chính sách chung, việc giảm lãi suất điều hành của NHNN là tín hiệu tích cực với DN, nhất là với DN có nhu cầu vay vốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc vay vốn cần được nhìn nhận ở 2 góc độ.
Thứ nhất, hạ lãi suất chỉ là một vấn đề, điều quan trọng nhất là DN có thể đáp ứng được các yêu cầu vay vốn của NHTM hay không. Thực tế, cũng khó trách các NHTM vì họ cũng là tổ chức DN nên phải đảm bảo kinh doanh hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn.
Những khoản vay lãi suất thấp, rủi ro cao sẽ là công thức thảm họa. Vì lẽ đó, DN muốn vay được vốn phải đảm bảo kinh doanh hiệu quả, sổ sách minh bạch, quản trị chuyên nghiệp…
Đó là những điều kiện cần để NH cấp vốn. Nhu cầu vốn của DN là có thật nhưng không có gì để đảm bảo sẽ rất khó cho các NH. Đó cũng là lý do ý tưởng thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cũng chỉ có thể thực hiện với DN có tài sản đảm bảo, còn với DNNVV vẫn khó.
Thứ hai, đúng là lãi suất có tác động đến kế hoạch kinh doanh của DN, nhưng quyết định DN có vay vốn NH cho mục tiêu tăng trưởng hay không phải thấy được khả năng phục hồi của thị trường, khả năng sinh lời các kế hoạch kinh doanh của mình.
Nếu thị trường suy giảm, nhu cầu chậm phục hồi vì nhiều lý do như phải giãn cách xã hội do dịch bệnh (đây là cách thức chống dịch nhưng mặt trái lại hạn chế cả tổng cung lẫn tổng cầu), thì dù vốn có rẻ nhưng với DN cũng là gánh nặng kinh doanh. Do vậy DN sẽ hạn chế vay vốn.
- Thực tế các NHTM vẫn chủ yếu tập trung cho vay các DN lớn, khách hàng truyền thống, khách hàng là DNNVV rất khó đến với NH. Theo ông có cách thức nào để DNNVV tiếp cận vốn NH tốt hơn?
- Trong số hơn 95% DN tư nhân Việt Nam hiện nay có khoảng 2/3 là DN siêu nhỏ, trong đó đa phần chưa đủ khả năng huy động vốn xã hội như phát hành trái phiếu và chứng khoán hóa.
Lẽ ra hệ thống NH phải được thiết kế thêm NH nhỏ (dạng như các NH địa phương) để phục vụ DNNVV. Do là NH nhỏ nên tính thấu hiểu DN địa phương sẽ cao, có nghĩa sản phẩm sẽ linh hoạt hiệu quả hơn, thay vì gom lại thành lớn, các NH lớn sẽ ưu tiên phục vụ DN lớn hơn.
Video đang HOT
DN cần hỗ trợ vốn trước hết để giảm bớt khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh kéo dài, qua đó duy trì được công việc cho người lao động. Nhưng trong giai đoạn kinh tế phục hồi mới là lúc DN cần vốn nhất để thúc đẩy tăng trưởng trở lại, qua đó thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Như vậy chính sách cần tính đến vấn đề cung tiền – lạm phát và nhu cầu vốn của DNNVV ở giai đoạn hậu dịch, do nguồn vốn tín dụng luôn hữu hạn và các DN lớn, DNNN hiện đang hút phần lớn nguồn vốn của nền kinh tế.
Cũng cần nói thêm, khi vốn rẻ là cơ hội đầu tư cho đổi mới công nghệ của những DN còn có tiềm lực. Song nâng cấp công nghệ cho giai đoạn phục hồi và tăng trưởng nhờ các hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa là cơ hội nhưng cũng là cái bẫy đầu tư cho DN.
Một khi chính sách tiền tệ trong dài hạn không ổn định, DN đi vay để nâng cấp công nghệ có thể sụp đổ vì lãi vay và chết trên đống tài sản. Đừng quên bài học khủng hoảng tài chính năm 2007 khiến nhiều DN thua lỗ nặng nề mà nguyên nhân do đầu tư mở rộng quá tay trước đó.
- Có ý kiến nói khi lãi suất giảm có thể xuất hiện tình trạng người đi vay vay tiền mới với lãi suất thấp hơn khoản vay cũ và dùng số tiền này trả các khoản vay trước đó. Ông đánh giá sao về điều này?
DN phải nhận thấy được khả năng phục hồi của thị trường, khả năng sinh lời của các kế hoạch kinh doanh, từ đó mới quyết định có vay vốn NH cho mục tiêu tăng trưởng.
- Không loại trừ khả năng này, sẽ có việc vay đảo nợ, vay không đúng mục đích phục vụ cho sản xuất kinh doanh mà chuyển vào nhiều khoản đầu tư khác… Để giải quyết phải quay lại câu chuyện quản lý nhà nước, nhất là điều tiết của các NH.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc hay Nhật Bản từ những thập niên 80 của thế kỷ trước, là họ không để khối tư nhân vốn luôn bị điều khiển bởi các mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (đặc quyền, đặc lợi sinh ra suy thoái) dẫn dắt, quyết định phân bổ tín dụng NH.
Thay vào đó họ chủ động hướng tín dụng vào những gì họ đánh giá là các khoản đầu tư sinh lời, với tiềm năng lớn nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, tín dụng được dành cho ngành công nghiệp sản xuất, không dành cho bất động sản.
Tín dụng phục vụ cho công nghiệp xuất khẩu không hướng tới các nhà nhập khẩu và nhằm hỗ trợ các ưu tiên chiến lược, như phát triển công nghiệp nặng ở Hàn Quốc trong giai đoạn đầu, phát triển công nghiệp chế tạo (điện tử, ô tô…) ở Nhật Bản.
- NHNN khẳng định hạ lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, nhưng chỉ giải pháp này đã đủ chưa? Theo ông lúc này DN cần điều gì để phục hồi sản xuất kinh doanh?
- Để hỗ trợ DN cũng như nền kinh tế phục hồi, vĩ mô sẽ có chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Giảm lãi suất thuộc chính sách tiền tệ, còn ở góc độ tài khóa các chính sách miễn, giảm thuế, các gói hỗ trợ… cần được Chính phủ thực hiện đồng bộ, kịp thời mới có thể phát huy hết hiệu quả của các chính sách.
Thực tế hiện nay điều nhiều DN cần vẫn là thị trường đầu ra cho sản phẩm. Chúng ta đang khống chế tốt dịch bệnh, nhưng thế giới nhất là những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản dịch vẫn chưa thể kiểm soát, nên nhiều ngành hàng, nhiều DN vẫn còn chịu tác động rất lớn.
Chỉ khi dịch được khống chế trên diện rộng, thị trường phục hồi DN cũng theo đó hồi sinh. Còn trong bối cảnh dịch bệnh, DN nào trụ được lâu hơn khả năng hồi phục sau dịch cũng mạnh mẽ hơn.
- Xin cảm ơn ông.
Doanh nghiệp đầu tiên trên TTCK Việt Nam bị buộc phá sản: Bài học cũ từ cú sụp đổ kinh điển của Enron
Cách đây hơn 20 năm, Enron, tập đoàn dầu khí hàng đầu Mỹ, cũng với những sai lầm trong việc đầu tư của mình, được che giấu bởi rất nhiều thủ thuật, cuối cùng đã phải nộp đơn xin phá sản.
Những ngày gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận trường hợp đầu tiên bị buộc phá sản ngay khi vẫn còn niêm yết là CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn (Saplastic, mã chứng khoán SPP). Mặc dù từng là doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất bao bì, từng hợp tác với các công ty hàng đầu tại Việt Nam như Vinamilk, Masan... nhưng những sai lầm trong việc đầu tư đã khiến cho SPP mất dần vị thế với những khoản nợ ngày một lớn.
Sau thông tin hủy niêm yết, SPP cũng đột ngột báo lỗ tới 720 tỷ đồng trong năm 2019.
Cách đây hơn 20 năm, Enron khi đó là tập đoàn dầu khí hàng đầu Mỹ với những sai lầm trong việc đầu tư của mình, được che giấu bởi rất nhiều thủ thuật, cuối cùng đã phải nộp đơn xin phá sản. Nhân việc TTCK Việt Nam có doanh nghiệp niêm yết đầu tiên bị phá sản, hãy cùng nhắc lại sự kiện lịch sử đã thay đổi rất nhiều thị trường tài chính của Mỹ.
SPP hiện chỉ còn 500 đồng/cp
Enron được thành lập vào năm 1985 sau sự sáp nhập của hai công ty trong ngành dầu khí là Công ty Houston Natural Gas và InterNorth. Kenneth Lay - người từng đảm nhận vị trí CEO ở Houston Natural Gas - trở thành CEO và chủ tịch của Enron, đã đưa công ty phát triển mạnh mẽ những năm tiếp theo. Một thời gian ngắn sau đó, Lay thành lập công ty tài chính Enron và thuê Jeffrey Skilling, một nhà tư vấn của McKinsey and Company - cũng là một trong những công ty hàng đầu về tư vấn tài chính của Mỹ, làm giám đốc của doanh nghiệp này.
Tận dụng việc thay đổi luật giúp cho các công ty năng lượng có thể sử dụng những hợp đồng phái sinh để đặt cược vào giá cả trong tương lai, cũng như việc Lay giúp công ty có thể bán điện theo giá thị trường giúp công ty gia tăng đáng kể lợi nhuận. 10 năm sau khi thành lập, Enron đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dầu khí và lọt vào top 150 trong bảng xếp hạng Fortune 500 - BXH của 500 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất nước Mỹ.
Lợi nhuận của Enron gia tăng nhanh qua các năm (Ảnh: FortuneMagazine, Stockbook tổng hợp)
Tuy nhiên, thực chất của những bước phát triển thần kỳ này lại nằm ở việc Enron xử lý những con số trong báo cáo tài chính bằng những thủ thuật vô cùng tài tình, mà Skiing là đạo diễn. Đầu tiên, doanh nghiệp này chọn toàn bộ giá trị giao dịch của mình để ghi nhận doanh thu, giúp doanh thu cao hơn thực tế nhiều lần, thay vì chỉ ghi nhận chi phí giao dịch là doanh thu (vì thực chất, công ty này chỉ là người trung gian trong giao dịch mua bán và lợi nhuận thực tế của họ là tiền hoa hồng trong hợp đồng). Bằng cách này, doanh thu của công ty không ngừng tăng cao, dù trên thực tế, số tiền công ty thu về thấp hơn nhiều.
Thứ hai, Enron thay đổi chính sách kế toán từ phương pháp kế toán giá gốc (historical cost) sang phương pháp hạch toán theo giá thị trường (mark - to - market). Mặc dù đây là phương pháp kế toán được sử dụng rộng rãi nhờ tính ưu việt của nó trong việc đánh giá tình hình tài chính thực tế, nhưng trong trường hợp của Enron, công ty sử dụng nó để ghi nhận lợi nhuận từ các dự án trên sổ sách mặc dù thực tế công ty không hề nhận được tiền. Một ví dụ điển hình của việc tận dụng lỗ hổng từ hệ thống kế toán này đó là công ty ghi nhận lợi nhuận trong hợp đồng trị giá 110 triệu USD với Blockbuster, mặc dù hệ thống được thành lập giữa hai bên thất bại hoàn toàn và đây là một khoản thua lỗ chứ không hề mang lại lợi nhuận cho công ty.
Lợi nhuận của Enron thực chất đến từ cách ghi nhận của họ, chứ không phải thực tế (Ảnh: J.D.Henning)
Cuối cùng, những công ty phục vụ mục đích đặc biệt (Special Purpose Entity - SPE) được Enron thành lập nhằm mục đích che giấu những khoản lỗ và nợ của mình. Thông qua việc bán những khoản nợ của công ty cho những SPE này, Enron che giấu được rất nhiều khoản nợ xấu trong báo cáo tài chính. Bằng việc sử dụng các SPE, công ty này khiến những khoản nợ trên báo cáo tài chính thấp hơn, đồng thời gia tăng doanh thu và vốn chủ sở hữu.
Bằng những thủ thuật kế toán, Enron đã khiến báo cáo tài chính của mình trở nên tuyệt đẹp (Ảnh: Investopedia, nguồn Forbes)
Tất nhiên, Enron không thể làm được việc này nếu như không có sự trợ giúp đắc lực từ Arthur Andersen, cùng với Big - 4 hiện tại, là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu thế giới lúc bấy giờ. Bằng việc bắt tay với Enron khi nhận tới 1 triệu USD/ tuần cho việc kiểm toán, các nhân viên của công ty kiểm toán này đã che giấu rất nhiều lỗ hổng trong báo cáo tài chính của công ty từng đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng Fortune 500, giúp họ tiếp tục lừa dối các nhà đầu tư trong nhiều năm.
Tuy nhiên cuối cùng thì những thủ thuật của Arthur Andersen và Enron cũng đến hồi kết. Khi không thể tiếp tục che giấu những khoản thua lỗ khổng lồ của mình và vụ việc bị vỡ lở vào cuối năm 2001, giá cổ phiếu của Enron liên tục giảm giá.
Từ việc có giá 90 USD/ cổ phiếu vào giữa năm 2000, giá cổ phiếu Enron chỉ còn 0.6 USD/ cổ phiếu vào tháng 11/ 2001. Những khoản thua lỗ của công ty được tính toán lên đến hàng tỷ USD, và 1 tháng sau khi cổ phiếu của công ty gần như vô giá trị, Enron đã điền vào đơn phá sản, chấm dứt vòng đời ngắn ngủi của một trong những công ty phát triển nhanh nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ. Arthur Andersen - đồng "đạo diễn" với Enron trong thương vụ này, mất hầu hết khách hàng của mình và hoàn toàn biến mất vài năm sau đó. Skiing chịu phạt 24 năm tù và nộp phạt tới 45 triệu USD, trong khi Lay mất vì nhồi máu cơ tim.
Giá cổ phiếu của Enron giảm từ 90 USD/ cổ phiếu xuống gần như bằng 0 chỉ sau 1 năm
Như vậy, có thể thấy Enron đã hoàn toàn phá sản vì những bước đi sai lầm của mình trong việc phát triển kinh doanh, dẫn đến việc không thể trả được những khoản nợ khổng lồ cũng như cố gắng che giấu những sai lầm đó bằng các thủ thuật kế toán. Nhìn về Việt Nam, những quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh sai lầm bằng dòng tiền vay mượn ngân hàng cũng như liên tục phát hành thêm để bổ sung vốn lưu động đã khiến cho SPP chịu cùng cảnh ngộ phá sản, khi họ không thể trả được những khoản nợ quá lớn này. Đây là bài học lớn cho các doanh nghiệp trên thế giới cũng như tại Việt Nam để tránh mắc phải trong tương lai.
Tiến Đạt
Covid-19 cuốn trôi tích lũy 4 - 5 năm của hãng bay ra sao? Không còn là những ước tính, tác động của dịch Covid-19 tới ngành hàng không đã thể hiện rõ qua sổ sách của Vietnam Airlines khi lợi nhuận nhiều năm trước bị cuốn trôi. Cuối tháng 2, tức khoảng 1 tháng dịch Covid-19 hoành hành khiến nhiều đường bay quốc tế và nội địa phải dừng khai thác, lãnh đạo Vietnam Airlines đã...