Vốn hóa của Apple tăng 530 tỷ USD trong 2019
Apple đã có cú xoay chuyển tình thế ngoạn mục trong 2019, sau khi đối mặt với một viễn cảnh khá u ám vào đầu năm…Giá cổ phiếu Apple lập đỉnh cao lịch sử mới trong phiên giao dịch ngày thứ Năm.
Nối tiếp chuỗi phiên đạt kỷ lục và tiến tới hoàn tất năm tăng mạnh nhất trong 1 thập kỷ.
Lúc đóng cửa, giá cổ phiếu “táo khuyết” tăng gần 2%, đạt 289,91 USD/cổ phiếu, đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp. Trong 18 phiên giao dịch từ đầu tháng tới hết ngày thứ Năm, giá cổ phiếu Apple chỉ có 5 phiên giảm. Trong tháng này, cổ phiếu Apple đã tăng hơn 7%, chuẩn bị ghi nhận tháng tăng thứ 10 trong năm 2019.
Theo hãng tin Bloomberg, nếu so với thời điểm đầu năm, cổ phiếu Apple đã tăng hơn 80%, đưa giá trị vốn hóa thị trường của công ty đại chúng lớn nhất nước Mỹ tăng thêm khoảng 530 tỷ USD. Mức vốn hóa tăng thêm này chỉ kém vốn hóa của 5 công ty trong chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ, và lớn gấp hai lần so với vốn hóa của hãng Intel.
10 năm trước, cổ phiếu Apple chốt năm 2009 với mức tăng cả năm khoảng 150%, khi Phố Wall bắt đầu cuộc hồi phục sau khủng hoảng tài chính. Mức tăng giá của cổ phiếu Apple từ đầu năm đến nay bỏ xa mức tăng gần 30% của S&P 500 hay mức tăng của nhiều cổ phiếu blue-chip khác.
Video đang HOT
Cổ phiếu “đế chế” phần mềm Microsoft tăng hơn 55% từ đầu năm, trong khi cổ phiếu hãng thương mại điện tử Amazon.com tăng khoảng 23% bằng chưa đầy 1/3 mức tăng của Apple.
Apple đã có cú xoay chuyển tình thế ngoạn mục trong 2019, sau khi đối mặt với một viễn cảnh khá u ám vào đầu năm. Hôm 2/1, Apple cắt giảm dự báo doanh thu lần đầu tiên trong khoảng 2 thập kỷ, và thông tin này lập tức dẫn tới một đợt bán tháo cổ phiếu Apple. Nhưng sau đó, giá cổ phiếu Apple nhanh chóng hồi phục và giữ vững đà tăng trong cả năm. Dấu hiệu xuống thang của thương chiến Mỹ-Trung cũng tạo thuận lợi cho xu hướng tăng của cổ phiếu này.
Nhà phân tích Krish Sankar của công ty Cowen nói rằng cổ phiếu Apple hồi phục và tăng giá là nhờ tâm lý của nhà đầu tư được cải thiện khi chứng kiến tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mảng dịch vụ của hãng. Trong khi thị trường điện thoại thông minh (smartphone) toàn cầu bắt dầu bão hòa, Apple đẩy mạnh phát triển mảng dịch vụ, với dịch vụ truyền hình Apple TV và dịch vụ thuê bao trò chơi trực tuyến Apple Arcade.
Quan trọng hơn, Phố Wall đang kỳ vọng Apple trình làng một chiếc điện thoại iPhone 5G vào năm 2020. Trên cơ sở này, nhiều nhà dự báo đồng loạt nâng mức giá mục tiêu của cổ phiếu Apple. Thậm chí, có nhà phân tích đặt ra mức giá mục tiêu 350 USD/cổ phiếu, đồng nghĩa mưc tăng hơn 20% so với giá hiện tại của cổ phiếu này.
“Bai kiểm tra” tiếp theo đối với cổ phiếu Apple sẽ diễn ra vào cuối tháng 1, khi hãng công bố kết quả kinh doanh quý 4/2019. Giới phân tích dự báo mức tăng trưởng doanh thu 4,5% và tăng trưởng lợi nhuận trên 8%.
Bloomberg cho rằng Apple bán được 66,7 triệu chiếc iPhone trong quý 4, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá bán trung bình của mỗi chiếc iPhone được dự báo dạt 781,35 USD trong quý 4, giảm 4,1% so với cùng kỳ 2018.
Năm nay, iPhone được ươc tính chiếm khoảng 55% tổng doanh thu của “táo khuyết”.
Theo GenK
Intel chi 2 tỷ USD thâu tóm Habana, startup sản xuất chip AI của Israel
Không muốn bỏ lỡ thị trường chip AI như từng gặp phải với chip di động, Intel đang mạnh tay chi tiền để thâu tóm các startup tiềm năng.
Sáng nay Intel đã đưa ra tuyên bố thông báo về việc thâu tóm startup sản xuất chip AI của Israel, Habana Labs. Với giá trị lên đến 2 tỷ USD, thương vụ này là mảnh ghép mới nhất cho nỗ lực tiến vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của Intel sau các cái tên như Nervana Systems và Movidius.
Trước đó, vào tháng Bảy năm nay, Habana thông báo về bộ xử lý huấn luyện AI mới với tên Gaudi, với tuyên bố có khả năng xử lý AI nhanh hơn các hệ thống sử dụng GPU gấp 4 lần. Tính đến tháng 5 năm 2019, Nvidia đang là người đang chiếm 97,4% thị phần GPU sử dụng cho việc tăng tốc các tác vụ AI trên đám mây, trong khi Intel bị bỏ xa với thị phần chỉ 0,6%. Rõ ràng Intel đang cần các giải pháp đột phá về hiệu năng và hiệu quả năng lượng để giành lấy thị phần từ AMD.
Chip AI do Habana sản xuất.
Chính vì vậy từ lâu đã có tin đồn về việc Intel sẽ mua thâu tóm startup Habana, sau hàng loạt các thương vụ thâu tóm khác trước đây. Chắc chắn công ty không muốn mắc lại sai lầm trong quá khứ khi bỏ lỡ thị trường chip di động.
Cho đến nay, chiến lược này dường như bắt đầu mang lại thành tựu cho Intel, khi giúp công ty đặt chân vào một thị trường dự kiến trị giá đến 24 tỷ USD vào năm 2024. Riêng trong năm 2019, Intel dự kiến mảng chip AI sẽ mang lại hơn 3,5 tỷ USD cho công ty, tăng 20% so với mức đóng góp của năm ngoái.
"Thương vụ thâu tóm này sẽ càng củng cố chiến lược AI của chúng tôi, nhằm giúp mang lại cho khách hàng các giải pháp phù hợp với mọi yêu cầu về hiệu năng - từ trí tuệ nhân tạo cho tới trung tâm dữ liệu." Phó chủ tịch điều hành Intel, Navin Shenoy cho biết trong thông cáo báo chí của mình. "Đặc biệt hơn, Habana sẽ tăng cường cho các đề xuất của chúng tôi về trung tâm dữ liệu đối với dòng bộ xử lý huấn luyện AI hiệu năng cao và một môi trường lập trình tiêu chuẩn để giải quyết khối lượng tác vụ AI đang ngày càng phát triển hơn."
Hiện tại, Intel dự kiến sẽ để Habana hoạt động như một bộ phận độc lập, khi giữ lại toàn bộ đội ngũ quản trị hiện tại với các hoạt động chủ yếu vẫn diễn ra tại Israel. Chủ tịch Habana, Avigdor Willenz sẽ ở lại để tư vấn cho các công ty.
Theo GenK
Vụ kiện bản quyền giữa Google và Oracle vẫn chưa có hồi kết Tòa án Tối cao Mỹ vừa đồng ý tiếp nhận vụ kiện bản quyền tỷ USD kéo dài gần 10 năm giữa hai hãng công nghệ Google và Oracle. Vụ kiện bắt đầu từ năm 2010, Oracle tố cáo Google vi phạm bản quyền hai bằng sáng chế và 37 giao diện lập trình ứng dụng (API) Java của công ty. Google đã...