Vốn hóa các hãng công nghệ bay hơi hàng trăm tỷ USD
Cổ phiếu các công ty trong lĩnh vực công nghệ thuộc nhóm giảm mạnh nhất ngày 5/5, do kết quả kinh doanh quý I thất vọng và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố tăng lãi suất.
Trong phiên giao dịch kết thúc ngày 5/5 (giờ Mỹ), cổ phiếu của Amazon giảm 7,56%, giá trị vốn hóa còn khoảng 1.180 tỷ USD. Trong khi đó, Meta, công ty mẹ của Facebook, có cổ phiếu giảm 6,77%, vốn hóa thị trường là 563,7 triệu USD.
Các tên tuổi khác trong nhóm Big Tech như Apple chứng kiến cổ phiếu giảm 5,57%, Alphabet giảm 4,71% và Microsoft giảm 4,36%. Cổ phiếu của Tesla, hãng xe điện do tỷ phú Elon Musk làm CEO giảm đến 8,33%.
Các công ty thương mại điện tử cũng chịu ảnh hưởng. Sau khi công bố kết quả kinh doanh thất vọng trong quý I, giá cổ phiếu của Shopify giảm gần 15%. Các công ty mua sắm trực tuyến eBay và Etsy cũng có cổ phiếu giảm lần lượt 11,72% và 16,83%.
Nhóm cổ phiếu công nghệ giảm mạnh sau khi Fed tuyên bố tăng lãi suất.
Sau thời gian tăng trưởng nhờ đại dịch, cổ phiếu các công ty đám mây cũng không tránh khỏi tác động. Cụ thể, cổ phiếu công ty phần mềm thanh toán hóa đơn Bill.com giảm 13,23%, nền tảng quản lý dự án Asana giảm 11,3% còn quỹ điện toán đám mây WisdomTree giảm 4,09%.
Những cái tên khác như Netflix, Zoom, Peloton (công ty bán thiết bị, nền tảng tập thể thao trực tuyến) và Twilio (cung cấp nền tảng tương tác với khách hàng trên di động) cũng chứng kiến cổ phiếu giảm sâu trong ngày 5/5. Tính từ đầu năm, cổ phiếu các công ty này sụt 45% trở lên.
Video đang HOT
Sau khi Fed tăng lãi suất thêm 0,5 điểm % để ngăn chặn lạm phát, các nhà đầu tư đồng loạt bán tháo khiến cổ phiếu nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm công ty công nghệ chịu ảnh hưởng nặng.
Thị trường ban đầu phản ứng tích cực, tuy nhiên khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất cao hơn 0,5 điểm % dẫn đến tâm lý tiêu cực, khiến cổ phiếu giảm trên diện rộng.
Theo CNBC, tổng vốn hóa các hãng công nghệ đã bay hơi hàng trăm tỷ USD trong một ngày, đẩy chỉ số Nasdaq 100 giảm 4,99%, mức cao nhất từ tháng 6/2020.
Trước đó, cổ phiếu công nghệ đã chịu nhiều biến động do lo ngại lạm phát, khả năng tăng tỷ giá đồng USD. Điều đó khiến nhà đầu tư chuyển sang các lĩnh vực an toàn hơn như năng lượng và dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, xung đột Nga – Ukraine nổ ra từ tháng 2 khiến giá năng lượng tăng, dấy lên lo ngại đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động đến hoạt động kinh doanh tại nhiều quốc gia.
Apple đang chuẩn bị cho sự thay đổi lớn
Hãng công nghệ nuôi tham vọng tiến vào thị trường tài chính bằng cách xây dựng hệ thống thanh toán riêng của mình.
Apple đang xây dựng một hệ thống xử lý thanh toán và cơ sở hạ tầng để sản xuất sản phẩm cho riêng mình. Gã khổng lồ công nghệ mong muốn giảm thiểu mức độ phụ thuộc vào các công ty bên thứ ba, một nguồn tin thân cận chia sẻ với Bloomberg.
Theo dự tính, kế hoạch này sẽ kéo dài nhiều năm và giúp hãng tự thực hiện các hoạt động tài chính của mình, bao gồm xử lý thanh toán, đánh giá rủi ro vay nợ, phân tích gian lận, kiểm tra tín dụng và các dịch vụ chăm sóc khách hàng về tài chính khác.
Bước đầu tiến vào thị trường tài chính
Theo Bloomberg, kế hoạch này có thể biến gã khổng lồ công nghệ trở thành ông lớn trong mảng dịch vụ tài chính, đặc biệt khi hãng đã có kinh nghiệm trước đó với thẻ tín dụng Apple Card, thanh toán ngang hàng (P2P), ví Wallet và hàng loạt các tính năng hỗ trợ thanh toán điện tử trên iPhone. Apple gần đây cũng đẩy mạnh những dịch vụ thuê phần cứng riêng và tính năng "Mua trước, trả sau" trên Apple Pay.
Xây dựng hệ thống tài chính của riêng mình, Apple kỳ vọng sẽ không phụ thuộc vào các bên thanh toán thứ ba.
Hiện Apple Card sử dụng CoreCard làm bộ xử lý lõi để gửi giao dịch đến các ngân hàng. Dịch vụ thẻ tín dụng này cũng phụ thuộc vào Goldman Sachs, ngân hàng đầu tư đa quốc gia ở Mỹ, trong các tác vụ cho vay, chăm sóc khách hàng, kiểm tra lịch sử tín dụng, xử lý các giao dịch thanh toán. Bloomberg cho biết những công ty này vẫn sẽ duy trì hợp tác với Apple cho những dòng sản phẩm đã ra mắt trước đó.
Bước đột phá này tuy sẽ giúp Apple tiến vào thị trường tài chính nhưng sẽ không hề dễ dàng. Những tập đoàn lớn khác như Meta, công ty mẹ của Facebook, và Alphabet, công ty mẹ của Google, cũng từng thực hiện nhiều dự án tài chính nhưng kết quả lại không mấy khả quan.
Táo khuyết đã có những bước chuẩn bị từ lâu cho các kế hoạch tài chính. Ra mắt vào năm 2014, Apple Pay đóng vai trò quan trọng trong mảng dịch vụ doanh nghiệp của hãng. Tính năng này hiện đem về cho Apple 70 tỷ USD/năm. Người đứng đầu Apple Pay hiện tại là Jennifer Bailey, cựu giám đốc mảng cửa hàng trực tuyến của hãng.
Nếu phát triển mảng tài chính, Apple nhiều khả năng chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, và các khoản thanh toán cũng chỉ dừng ở mức thấp khoảng vài trăm USD.
Vẫn còn nhiều trở ngại
Một trong những lợi thế lớn của Apple nằm ở nguồn vốn mạnh. Hãng có dự trữ tiền mặt tới hơn 200 tỷ USD, lợi nhuận năm tài chính vừa qua đạt 95 tỷ USD.
Theo Bloomberg, việc phát triển các dịch vụ tài chính sẽ giúp người dùng trung thành với sản phẩm iPhone và Apple có thêm doanh thu đến từ phí giao dịch và lãi suất. Mặt khác, thông qua thay đổi mô hình kinh doanh, gã khổng lồ công nghệ sẽ có thể mở rộng dịch vụ đến các quốc gia khác.
Hiện Apple Pay đã có mặt trên hơn 70 quốc gia, nhưng tính năng thanh toán ngang hàng (P2P), Apple Card và Apple Cash Card mới chỉ được phổ biến tại Mỹ. Các đối tác CoreCard và Green Dot cũng chỉ tập trung vào thị trường nội địa nên đã phần nào hạn chế khả năng phát triển của Apple.
Vào tháng 2, Apple công bố tính năng thanh toán Tap to Pay, biến iPhone thành thiết bị thanh toán hữu ích mà không cần phần cứng bổ sung.
Tuần trước, hãng công nghệ vừa mua lại công ty khởi nghiệp Credit Kudos. Theo Bloomberg, công ty này cho vay bằng cách sử dụng dữ liệu ngân hàng, nhờ đó sẽ có thể xây dựng hạ tầng riêng cho mình sau này.
Ngoài ra, Táo khuyết dự định sẽ phát triển hệ thống xử lý riêng, thay vì phụ thuộc vào CoreCard. Hệ thống này sẽ có bộ công cụ riêng để tính lãi, tiền hoa hồng, phê duyệt giao dịch, liên hệ và báo cáo dữ liệu lên cục tín dụng, xác thực ứng dụng bằng cách tự đánh giá rủi ro kinh doanh, quy định hạn mức thẻ tín dụng và quản lý lịch sử giao dịch. Theo dự tính, sản phẩm đầu tiên của dịch vụ này sẽ có tên là "Mua trước, trả sau".
Tuy nhiên, theo Bloomberg, dù những sản phẩm sắp được ra mắt sẽ không phụ thuộc vào đối tác bên ngoài như Goldman Sachs, CoreCard và Green Dot nhưng hiện Apple vẫn chưa thể ngừng hợp tác với những công ty này, đặc biệt là trong các dịch vụ Apple Card hay Apple Cash Card.
Vốn hóa dưới 600 tỉ USD giúp Facebook tránh được giám sát chống độc quyền Vốn hóa thị trường vừa bị thu hẹp của Facebook có thể sẽ mang lại lợi thế đáng kể cho gã khổng lồ công nghệ, đó là khả năng tránh được giám sát chống độc quyền. Theo CNBC, cổ phiếu giảm 2,1% hôm 8.2 đã đưa mức vốn hóa thị trường của Facebook xuống còn 599,32 tỉ USD. Đây là lần đầu tiên...