Vốn FDI vào Đà Nẵng tiếp tục sụt giảm
Trong 3 tháng đầu năm 2022, TP. Đà Nẵng chỉ cấp mới chứng nhận đăng ký đầu tư cho 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 5,5 triệu USD, giảm 4 dự án và giảm 141 triệu USD so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 3 tháng đầu năm 2022, TP. Đà Nẵng đã cấp mới chứng nhận cho 5 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 5,5 triệu USD. Ảnh: Thành Vân
Ngày 5/4, Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết, về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quý I/2022 (tính đến 15/3/2022), thành phố đã cấp mới chứng nhận cho 5 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 5,5 triệu USD, giảm 4 dự án và giảm 141 triệu USD so với cùng kỳ năm 2021.
Cùng với đó, có 5 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn 224 nghìn USD, giảm 8 lượt nhà đầu tư và giảm hơn 1,4 triệu USD; 1 dự án điều chỉnh tăng vốn, phần vốn tăng thêm 1 triệu USD.
Đối với thu hút đầu tư trong nước, tính từ đầu năm đến 15/3/2022, thành phố đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 6 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 2.644 tỷ đồng. Trong đó, có 3 dự án nằm ngoài khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký 2.160 tỷ đồng và 3 dự án trong khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin với tổng vốn 484 tỷ đồng.
Theo Cục thống kê Đà Nẵng, trong tháng 3/2022, doanh nghiệp thành lập mới gia nhập thị trường tiếp tục tăng lên.
Theo đó, tính chung quý I năm 2022, thành phố đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 876 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện, tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 6.661 tỷ đồng; tăng 12,9% về số doanh nghiệp và tăng 10,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021.
Có thể thấy dấu hiệu phục hồi tích cực của nền kinh tế trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh COVID-19 đã góp phần sớm đưa các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Cụ thể, trong quý I năm 2022 (tính đến 15/3/2022), có 1.071 doanh nghiệp tạm ngừng đã quay trở lại hoạt động, tăng 62,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Video đang HOT
Tuy nhiên trên thực tế, một số ngành nghề vẫn còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nên số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động vẫn tiếp tục tăng 47% so với cùng kỳ (tương đương 1.868 doanh nghiệp).
Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn chưa dừng lại, tuy nhiên đang có xu hướng giảm so với cùng kỳ. Trong quý I năm 2022, thành phố đã hoàn tất thủ tục giải thể cho 145 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc, giảm 7,4%; tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với 11 doanh nghiệp với số vốn giảm là 560 tỷ đồng.
Tổng số hồ sơ liên quan đến đăng ký doanh nghiệp tiếp nhận và xử lý trong quý I năm 2022 là 6.460 hồ sơ, trong đó có 4.462 hồ sơ trực tuyến (chiếm tỷ lệ 69%).
Được bán mang về, hàng quán vùng xanh ở Đà Nẵng vẫn im lìm
Mặc dù được phép bán mang về nhưng nhiều hàng quán vùng xanh ở Đà Nẵng vẫn im lìm do không có nguyên liệu, không có khách.
Từ ngày 5/9, chính quyền TP Đà Nẵng thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch sau 20 ngày thực hiện "ai ở đâu ở yên đó". Trong đó, quy định tại vùng xanh, các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được nhận đặt hàng và bán hàng qua mạng, không được phục vụ khách tại chỗ.
Hiện toàn thành phố có 18/56 phường, xã được công nhận là vùng xanh; tập trung chủ yếu ở huyện Hòa Vang và các quận Sơn Trà, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê.
Dù đã 5 ngày kể từ khi thành phố cho phép bán mang về nhưng nhiều hàng quán ở các vùng xanh vẫn im lìm.
Dù đã được phép bán mang về nhưng nhiều hàng quán ở vùng xanh của Đà Nẵng vẫn cửa đóng then cài.
Chị Nguyễn Thị Thu Hà - chủ quán cà phê trên đường Pasteur (phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) - cho hay, biết thành phố đã có chủ trương cho hàng quán ở vùng xanh được bán mang về nhưng chị vẫn chưa mở quán vì không có khách.
"Thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội, người dân ra đường phải có giấy đi đường. Vì vậy, có mở bán cũng không có khách nên đành tiếp tục đóng cửa vậy", chị Hà nói.
Tuyến phố ẩm thực Phạm Hồng Thái (phường Hải Châu 1) không có quán nào hoạt động, dù được phép bán cho khách mang về.
Không chỉ quán chị Hà đóng cửa, nhiều hàng quán bên cạnh cũng vẫn im lìm như những ngày toàn thành phố thực hiện "ở yên".
Tương tự, trên tuyến phố ẩm thực Phạm Hồng Thái (phường Hải Châu 1), những hàng quán san sát nhau cũng cửa đóng then cài.
Ông Nguyễn Văn Hậu - chủ quán chè ở tuyến phố ẩm thực có tiếng ở Đà Nẵng - cho biết, quán nghỉ bán đã 2 tháng nay. Giờ thành phố cho hàng quán ở vùng xanh được mở bán mang về nhưng quán không có nguyên liệu. Thêm vào đó, nếu bán thì cũng không có khách nên đành đóng cửa tiếp.
Theo các hộ kinh doanh, sở dĩ họ chưa mở lại hàng quán vì không có nguyên liệu và chưa có khách.
Quán bún bò Huế của gia đình anh Trần Thịnh Thái (trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) vẫn "ngại" mở bán dù đã được phép hoạt động.
"Chúng tôi ở vùng xanh nhưng 5 ngày mới được phát phiếu đi chợ một lần. Trong khi kinh doanh mặt hàng này đòi hỏi nguyên liệu tươi ngon, mua đồ hàng ngày. Bên cạnh đó, việc đi lại của người dân vẫn đang bị kiểm soát chặt, nấu ra rồi biết bán cho ai", anh Thái nói.
Một số hàng quán mở bán nhưng cũng chỉ bán cầm chừng do nguyên liệu ít và đắt đỏ. Quán chị Lê Thị Hiếu (ở phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bình thường bún mắm, cao lầu, bánh xèo, pizza, nhưng bữa nay chị chỉ bán pizza.
Số hàng quán ở vùng xanh mở bán còn rất ít.
Các hàng quán mở giao hàng cho khách hầu hết đều thông qua shipper.
"Hàng quán mở lại bán nhưng người dân 5 ngày mới được đi chợ một lần. Với lại bây giờ đồ gì cũng đắt, như xà lách 50.000 đồng/kg, hành tây, cà rốt: 60.000 đồng/kg, phô mai thì không nhập được hàng. Vì vậy, quán chỉ có bán pizza thôi", chị Hiếu nói.
Ông Trần Văn Hùng - Chủ tịch UBND phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà) - cho biết, trên địa bàn phường có 40 - 50 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng hầu như các hàng quán vẫn mở bán trở lại.
"Có nhiều nguyên nhân khiến các hàng quán chưa mở lại nhưng chủ yếu là do không có nguyên liệu và chưa có khách", ông Hùng nói.
Bão số 5 ảnh hưởng từ Nam Định đến Đà Nẵng, xét nghiệm nhanh người tránh bão Trong 2-3 ngày tới, bão số 5 (bão Conson) mạnh dần lên, di chuyển chủ yếu hướng tây, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) và đất liền các tỉnh ven biển từ Nam Định đến Đà Nẵng. Vị trí và hướng di chuyển bão số 5 - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn...