Vốn dư thừa, lãi suất có giảm?
Huy động vốn trong hệ thống tăng nhanh hơn so với cho vay. Vì vậy, cộng đồng kinh doanh kỳ vọng lãi vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Ngân hàng mong muốn tìm được khách hàng để cho vay, nhưng lãi suất cao trong bối cảnh hiện nay doanh nghiệp không dám vay vốn.
Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI), trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp mong muốn được vay vốn ngắn hạn với lãi suất từ 4-5%/năm nhưng không được. Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn phải vay vốn ngắn hạn ở mức từ 7%-0,5%/năm.
Vòng quay vốn của ngân hàng giảm
Dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp (DN) gặp khó trong sản xuất, kinh doanh, nên nhu cầu vốn không có. Điều này đã ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng.
Thống kê báo cáo tài chính quý I/2020 của các ngân hàng cho thấy, một số nhà băng có tăng trưởng tín dụng âm như Eximbank (-3,8%), Saigonbank (-2,3%), VietinBank (-1,25%), BIDV (-1%).
Dẫu vậy, đến thời điểm hiện nay khi dịch bệnh đã được kiểm soát, tăng trưởng tín dụng vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức tăng của cùng kỳ năm trước. Đến 29/5/2020, tổng tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế mới đạt 1,96%.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chia sẻ: “Qua khảo sát tại các địa phương cho thấy, có địa phương huy động được nguồn vốn lớn nhưng cho vay không nhiều và ngược lại ở các địa phương khác. Do đó, sắp tới NHNN sẽ tính tới việc điều chuyển vốn giữa các tỉnh, thành”.
Thực tế, kể từ khi nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường mới, ngành ngân hàng liên tục tung ra các chương trình hỗ trợ khách hàng như: giảm lãi vay, cơ cấu nợ, gia hạn nợ…
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, NHNN cho biết tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tính hết tuần đầu tiên của tháng 6 giảm còn 1,93%, trong khi cuối tháng 5 tăng lên được 1,96%.
Video đang HOT
Các khách hàng hiện nay không có nhu cầu vay do sợ dịch Covid-19 đang trở lại bùng phát ở các nước. Tâm lý khách hàng không đầu tư, sản xuất trong giai đoạn này nên ngân hàng dù có muốn đẩy tăng trưởng tín dụng lên cũng rất khó.
Vốn dư thừa
Ngược lại, huy động vẫn tăng trưởng cao hơn. Cũng theo số liệu của NHNN, tính từ đầu năm đến ngày 20/5, số tiền huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư của các ngân hàng ước đạt khoảng 162.700 tỷ đồng, bình quân đạt hơn 1.160 tỷ/ngày. Trong khi cho vay, chỉ đạt đạt khoảng 108.200 tỷ, tương đương 773 tỷ mỗi ngày. Tại nhiều địa phương, có hiện tượng dư thừa nguồn vốn, huy động nhiều hơn cho vay.
Dư thừa vốn khiến lãi suất huy động trên thị trường liên ngân hàng và các tổ chức doanh nghiệp và cư dân gần đây giảm.
Khảo sát biểu lãi suất huy động trên thị trường dân cư của một loạt các ngân hàng cho thấy, vào đầu tháng 6/2020 đã giảm từ 0,05-0,5 điểm %. Trong đó, nhóm 4 ngân hàng lớn là Agribank, Vietinbank, BIDV và Vietcombank đã hạ lãi suất cho vay từ 0,1-0,45 điểm %/năm. Hiện lãi suất các kỳ hạn từ 6-36 tháng của nhóm này chỉ còn từ 4,9%-6,5%/năm.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất giao dịch giữa các ngân hàng thương mại đã sát 0%, mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Chẳng hạn, lãi suất giao dịch bình quân liên ngân hàng ngày 12/6 kỳ hạn qua đêm còn 0,16%/năm, 1 tuần còn 0,26%/năm, 2 tuần còn 0,39%/năm, 1 tháng còn 0,76%/năm, 3 tháng còn 2,47%/năm, 6 tháng còn 3,24%/năm.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), cho biết tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đứng yên gần đây do OCB đã đụng hạn mức tín dụng mà NHNN cấp 10,5%, hiện nhà băng này đang xin thêm hạn mức cho vay.
Từ đầu năm đến nay, OCB đã cho vay ra khoảng 6.000 – 7.000 tỉ đồng, tín dụng tăng là do một số khách hàng đang làm nhà máy điện đã ký hợp đồng trước đó nên đến thời điểm giải ngân. Tuy nhiên, so với tăng trưởng tín dụng những năm trước thì năm nay có thấp hơn, trong khi đó tốc độ tăng trưởng huy động cao hơn tín dụng dẫn đến lượng vốn OCB dư nhất định.
Về điều hành lãi suất, bà Hồng cho biết, NHNN đã chỉ đạo và bám sát quá trình thực hiện của các tổ chức tín dụng trong việc cắt giảm chi phí để giảm lãi suất cho doanh nghiệp. Thực tế là có doanh nghiệp cùng quy mô, thực trạng nhưng mức lãi suất vay được hưởng là khác nhau giữa các ngân hàng, bởi vì mỗi ngân hàng xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả sức khỏe tài chính của từng ngân hàng. Song nhìn chung, mặt bằng lãi suất của Việt Nam hiện nay ở mức không cao, thậm chí còn thấp so với một số nước.
“Dựa trên diễn biến lạm phát từ đầu năm đến nay, dự báo của các cơ quan và tổ chức trong nước ở mức khoảng 3,5%, NHNN sẽ điều hành chính sách lãi suất phù hợp trong những tháng còn lại của năm theo diễn biến lạm phát”, bà Hồng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, lãnh đạo một doanh nghiệp chia sẻ, ngân hàng mong muốn tìm được khách hàng để cho vay, ngược lại doanh nghiệp cũng đang rất cần vốn để khởi động sản xuất kinh doanh hậu dịch Covid-19, nhưng lãi suất cao trong bối cảnh hiện nay chẳng ai muốn vay vốn. Các ngân hàng lớn như Agribank, Vietinbank, BIDV và Vietcombank luôn có lãi suất cho vay thấp nhất trên thị trường nhưng việc tiếp cận nguồn vốn rẻ không hề dễ dàng.
“Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải có lịch sử tín dụng tốt, có dự án tốt, có tài sản đảm bảo, là khách hàng lâu năm. Điều này là vô cùng khó khăn đối với doanh nghiệp, bởi họ vừa “bước ra” từ cuộc đại dịch và chưa thể hoạt động bình thường trở lại”, đại diện một doanh nghiệp cho hay.
Techcombank mở gói 30 nghìn tỷ hỗ trợ toàn diện khách hàng trước Covid-19
Gói 30.000 tỷ đồng của Techcombank tập trung chia sẻ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng ổn định đời sống và hồi phục kinh doanh trước tác động của dịch Covid-19.
Ảnh minh họa.
Chủ động đồng hành cùng chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố gói hỗ trợ toàn diện lên đến 30.000 tỷ đồng, bao gồm miễn giảm lãi, điều chỉnh giảm lãi suất, áp dụng lãi suất hỗ trợ, giãn nợ, gia hạn nợ với thời hạn phù hợp để cùng chung tay chia sẻ khó khăn với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp chịu tác động của dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, gói hỗ trợ dành cho khách hàng doanh nghiệp, trị giá 20.000 tỷ đồng, bao gồm tư vấn cấu trúc nợ đối với các khách hàng đáp ứng điều kiện theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, không hạn chế số lượng và giá trị khoản vay, với thời gian nhanh chóng, thủ tục thuận lợi.
Cùng với đó, Techcombank giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng bị tác động bởi Covid-19 tùy theo từng khách hàng, tối đa lên đến 2%. Ngân hàng cũng cam kết đảm bảo đủ nguồn tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu phát triển kinh doanh.
Gói hỗ trợ khách hàng cá nhân có tổng giá trị 10,000 tỷ đồng, bao gồm giảm lãi suất cho vay mới/tái cấp khoản vay từ 1/4-30/6/2020 đối với các hộ kinh doanh, cá nhân vay tiêu dùng thế chấp bất động sản, cá nhân vay mua và xây sửa nhà... chịu các tác động ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid-19 với phần giảm lãi suất tối đa đến 2%, trong khung thời hạn ưu đãi lên đến 6-12 tháng cho khoản vay.
Ngân hàng cũng giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng hiện hữu bị ảnh hưởng thu nhập bởi dịch Covid-19 đủ điều kiện tái cơ cấu khoản vay theo quy định, tối đa từ 1-2% (tùy từng khoản vay) và thời hạn ưu đãi tối đa 6-12 tháng.
Gói hỗ trợ cũng bao gồm tư vấn và cơ cấu nợ đối với tất cả các khách hàng đáp ứng đủ điều kiện theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, không thu phí cơ cấu nợ. Đồng thời Techcombank cũng miễn giảm một phần phí trả nợ trước hạn cho những trường hợp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên buộc phải thu xếp nguồn trả nợ sớm để giảm nghĩa vụ nợ.
Chia sẻ về gói hỗ trợ nói trên, Giám đốc điều hành, Phó Tổng giám đốc thường trực Techcombank, ông Phùng Quang Hưng, khẳng định: "Đại dịch Covid-19 đã trở thành thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, gây tác động lớn đến đời sống cá nhân, đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Chủ động đồng hành cùng chủ trương của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước nhằm đồng cam cộng khổ với khách hàng bị tác động bởi dịch Covid-19, Techcombank đã quyết định dành gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng để tạo điều kiện cho các khách hàng nêu trên đủ nguồn lực tài chính phục hồi hoạt động đời sống và hoạt động kinh doanh".
Trong gói hỗ trợ này Techcombank dành 20.000 tỷ đồng tập trung cho các khách hàng doanh nghiệp.
Song song cùng gói hỗ trợ này, Techcombank tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào giải pháp số hóa giao dịch ngân hàng, để cung cấp công cụ giao dịch điện tử tiện lợi, nhanh chóng, bảo mật và an toàn sức khỏe khi giúp khách hàng có thể giao dịch từ xa, hạn chế tiếp xúc tiền mặt và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Cho đến nay, Techcombank là ngân hàng tiên phong tại Việt Nam miễn phí giao dịch chuyển khoản điện tử với chương trình "Zero Fee" hay "E-Banking 0 đồng" được áp dụng cho khách hàng cá nhân từ năm 2016 đến nay, và cho khách hàng doanh nghiệp từ 2018.
Ước tính đến năm 2019, Techcombank đã miễn khoản phí giao dịch qua ngân hàng điện tử cho khách hàng đến gần 2.000 tỷ đồng. Cùng với đó, chương trình "hoàn tiền không giới hạn 1%" (Debit Cashback 1%) là một giải pháp hiệu quả khác giúp khách hàng hạn chế tiếp xúc tiền mặt, phòng chống nguy cơ lây nhiễm Covid 19, với hơn 300 tỷ đồng đã được Techcombank hoàn lại cho khách hàng thực hiện giao dịch thẻ thanh toán ghi nợ cho đến nay.
Đặc biệt, Techcombank thực hiện giải pháp đôi: Miễn hoàn toàn phí giao dịch thanh toán, và Cashback 1% khi khách hàng thanh toán bằng thẻ để chi trả các dịch vụ công như giáo dục, bệnh viện... giảm thời gian tiếp xúc trực tiếp và tăng giá trị lợi ích cho người dùng.
Đối với khách hàng doanh nghiệp, ngoài miễn phí dịch vụ chuyển tiền nội bộ hoặc liên ngân hàng trong nước, từ tháng 2/2020, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có thể sử dụng dịch vụ mua bán ngoại tệ và chuyển tiền quốc tế qua F@st Ebank, theo đó vừa hưởng ưu đãi của tỷ giá ngoại tệ và phí chuyển tiền ra nước ngoài, đồng thời hưởng lãi trên số dư tài khoản hiện tại thông qua việc cung cấp lãi suất theo cấp.
Ưu điểm vượt trội của tính năng trên là chi phí cạnh tranh hơn (0,15% so với mức 0,2% khi giao dịch tại quầy). Đây được xem là ưu đãi lớn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp có giao dịch nước ngoài có thể dễ dàng thực hiện giao dịch và tối ưu hóa chi phí cho sản xuất kinh doanh để giảm bớt khó khăn kinh doanh trong mùa dịch Covid 19.
Bên cạnh việc cung cấp gói hỗ trợ lên đến 30.000 tỷ đồng, cũng như đẩy mạnh giải pháp thanh toán nền tảng số ưu việt hỗ trợ khách hàng phòng chống Covid-19 hiệu quả, Techcombank còn thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi ủng hộ trực tiếp qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 tỷ đồng để phục vụ công tác phòng, chống dịch.
"Là ngân hàng thương mại uy tín hàng đầu Việt Nam, Techcombank cam kết tạo điều kiện để khách hàng bị tác động từ dịch bệnh ổn định hồi phục kinh doanh, đảm bảo để CBNV Techcombank luôn có nguồn thu nhập ổn định duy trì cuộc sống, yên tâm làm việc và đồng hành cùng Chính phủ, người dân Việt Nam chiến thắng dịch bệnh Covid-19", Phó Tổng giám đốc thường trực Techcombank Phùng Quang Hưng khẳng định.
THANH THỦY
Chủ tịch cho vay hàng trăm tỷ không lãi suất, Pomina vẫn lỗ 309 tỷ vì lý do này Năm 2019, CTCP Thép Pomina (HoSE: POM) bất ngờ lỗ tới hơn 309 tỷ đồng, trong khi năm trước đó lãi lớn 433 tỷ đồng. Theo giải trình của Pomina, sở dĩ công ty thua lỗ do đang triển khai 2 dự án trong đó dự án lò cao quý 2/2020 sẽ đi vào hoạt động và dự án Tôn mới đi vào...