Vội vàng đọc đáp án, nam sinh Hà Nội mất vòng nguyệt quế vào phút chót
Gặp sai sót khi đưa ra câu trả lời vào phút cuối, Lương Hữu Việt (THPT Bất Bạt, Hà Nội) đã để mất chiếc vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22.
Mai Anh giành vị trí chung cuộc của vòng thi tuần Đường lên đỉnh Olympia.
Cuộc thi tuần II, Quý II của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 chứng kiến 4 thí sinh tranh tài: Nguyễn Trung Thành (THPT Đồng Quan, Hà Nội), Lý Mai Anh ( THPT chuyên Bắc Kạn, Bắc Kạn), Lương Hữu Việt (THPT Bất Bạt, Hà Nội) và Phạm Thị Ngọc Anh (THPT Lê Hồng Phong, Hải Phòng).
Ngay từ phần thi Khởi động, các thí sinh đã thể hiện tinh thần thi đấu quyết liệt khi liên tiếp nhấn chuông giành quyền trả lời. Hữu Việt và Trung Thành có cùng chung số điểm 70 sau khi kết thúc cả 3 lượt thi. Mai Anh cũng không hề kém cạnh để mang về cho mình 60 điểm. Ngọc Anh hiện tại chỉ giành được 10 điểm.
Phần thi Vượt chướng ngại vật chứng kiến sự xuất sắc của Hữu Việt. Chỉ với một hàng ngang là “Thóc” được lật mở, Việt đã nhấn chuông trả lời chính xác từ khóa là “Lúa”. Với 80 điểm có được, Hữu Việt đã dẫn đầu đoàn leo núi. Các thí sinh lần lượt có số điểm là Hữu Việt 180 điểm, Trung Thành 80 điểm, Mai Anh 60 điểm và Ngọc Anh 10 điểm.
Phần thi Tăng tốc chứng kiến sự xuất sắc của Mai Anh khi em trả lời đúng 3/4 câu hỏi để đem về thêm 100 điểm. Trung Thành có thêm 90 điểm và Hữu Việt có thêm 80 điểm. Kết thúc phần thi Hữu Việt giữ vững vị trí dẫn đầu với 240 điểm. Theo sau đó là Trung Thành với 170 điểm, Mai Anh có 160 điểm và Ngọc Anh 20 điểm.
Bước vào phần thi Về đích, cả 4 thí sinh đều lựa chọn 2 câu 20 điểm, nhưng chỉ Mai Anh ghi được điểm. Nữ sinh Bắc Cạn còn giành được 20 điểm từ phần thi của Trung Thành.
Trong khi đó, Hữu Việt không những để mất 40 điểm vào tay đối thủ, mà còn để vụt mất vòng nguyệt quế vào những giây cuối cùng. Cụ thể ở câu hỏi về Toán học của Ngọc Anh, Hữu Việt đã vội vàng đọc kết quả sai, mặc dù đã có phép tính đúng. Sự sai sót đáng tiếc này khiến Hữu Việt vụt mất cơ hội chiến thắng.
Kết quả chung cuộc, Mai Anh giành vòng nguyệt quế để bước vào cuộc thi tháng với 200 điểm. Hữu Việt có 180 điểm, Trung Thành 150 điểm và Ngọc Anh giành được 40 điểm.
Thầy giáo 15 năm gieo mầm xanh cho thế hệ trẻ
Hơn 15 năm dạy học, thầy Nguyễn Văn Đức là tấm gương sáng để cán bộ, giáo viên và HS noi theo.
Với thầy Đức, phần thưởng lớn nhất của người giáo viên là sự thành công và tình cảm của học trò dành cho mình...
Thầy Nguyễn Văn Đức (thứ 2 từ trái sang) - GV Trường THPT Đồng Quan (Ảnh NVCC)
Tuổi xuân đứng trên giảng đường
Sinh ra và lớn lên tại thôn Phượng Vũ, xã Phượng Dực (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), năm 2001 tốt nghiệp THPT Nguyễn Huệ, thầy thi đỗ vào khoa Toán Tin - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II.
Đến năm 2005, sau khi hoàn thành khóa học ra trường, cử nhân khoa Toán Tin trẻ về công tác tại trường THPT Đồng Quan (huyện Phú Xuyên) và bắt đầu sự nghiệp "trồng người" từ đó cho đến nay.
Tại trường, thầy giáo Nguyễn Văn Đức là tấm gương tiêu biểu với nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, vươn lên trong công tác, giàu lòng nhiệt tình và nhân ái của một người giáo viên đã nhiều năm cống hiến trong nghề dạy học.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong giảng dạy, thầy Đức được nhà trường giao nhiệm vụ phụ trách bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Toán. Với những kiến thức đã học trong trường sư phạm cùng thực tế giảng dạy, thầy luôn đổi mới phương pháp dạy, tìm cách truyền đạt hiệu quả nhất cho học sinh. Kết quả đội tuyển học sinh tham gia của trường do thầy phụ trách luôn đạt giải cao trong kỳ thi các cấp.
Chia sẻ về phương pháp đổi mới trong giảng dạy, thầy Nguyễn Văn Đức nói, môn toán vốn là môn học khô khan, để giảng dạy cho học sinh thích thú, là một thầy giáo tôi luôn tạo truyền cảm hứng tới các em học sinh.
"Nhiều khi các bài toán dù mình đã biết đáp án rồi, nhưng mình phải mớm mớm dần dần cho học sinh tự giác, tự đi được và mình biết cách động viên các em để các em có cảm hứng trong quá trình học toán.
Ngoài ra, sau khi các em lên lớp 12 thì đối với môn Toán là môn chủ công của nhà trường thì tôi sẽ bắt đầu chia học sinh thành các nhóm nhỏ như nhóm học tốt, nhóm học khá và nhóm trung bình.
Đối với nhóm học tốt hơn thì thường cho đề khó và sát với câu vận dụng cao trong đề; đối với các em học kém thì cho các câu vừa sức với các em."- thầy Đức chia sẻ.
Từ thực tế giảng dạy, thầy luôn đổi mới phương pháp dạy, tìm cách truyền đạt hiệu quả nhất cho học sinh. Kết quả đội tuyển học sinh tham gia của trường do thầy phụ trách luôn đạt giải cao trong kỳ thi các cấp.
Thành công sau nỗ lực
Trường THPT Đồng Quan được biết đến là trường có nhiều học sinh đạt thủ khoa, Á khoa trong các kỳ thi THPT, tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng. Để đạt được những thành tích nổi bật đó, không thể không kể đến công lao đóng góp tích cực của thầy giáo Nguyễn Văn Đức.
Thầy Nguyễn Văn Đức - giáo viên trường THPT Đồng Quan (Ảnh NVCC).
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm học 2017, lớp 12A1 do thầy từng chủ nhiệm có tới 35 học sinh đạt từ 27 điểm trở lên và 7 em từ 29 điểm trở lên, trong đó có em Nguyễn Thị Phương Liên, thủ khoa xuất sắc khối A với số điểm tối đa (30 điểm).
Là một giáo viên có năng lực, thầy luôn nhiệt tình trong công tác bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp, nhất là những giáo viên trẻ, mới vào nghề. Thầy Nguyễn Văn Đức luôn dành thời gian dự giờ, góp ý và truyền đạt kinh nghiệm của mình cho các đồng chí giáo viên trẻ.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, thầy luôn lắng nghe ý kiến, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với bạn bè đồng nghiệp. Vì vậy mà các thành viên trong tổ luôn có sự đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Nói về thầy Đức, cô Bạch Hồng Nhung - giáo viên trường THPT Đồng Quan bày tỏ: "Thầy Đức là một người có lối sống giản dị, cách nói chuyện thì thông minh hóm hỉnh và được các đồng nghiệp trong trường tin tưởng và quý mến.
Mặc dù trong trường, ngoài dạy học, thầy đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ trong công tác Đoàn, Đội nhưng thầy luôn làm với tinh thần trách nhiệm cao và đều hoàn thành tốt. Hơn nữa, trong tổ có ai không hiểu muốn học hỏi, thầy Đức luôn hỗ trợ rất nhiệt tình, chia sẻ, giúp đỡ".
Sau 15 năm đứng trên bục giảng, cống hiến sức trẻ, tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục, thầy Nguyễn Văn Đức đã gặt hái được nhiều thành tích trong công tác. Đơn cử, thầy Đức vinh dự được Bộ trưởng Bộ GGD&ĐT tặng Bằng khen thực hiện tốt phong trào giáo dục; Chủ tịch UBND thành phố trao Bằng khen xuất sắc tiêu biểu... cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.
Tuy nhiên, với thầy Nguyễn Văn Đức, phần thưởng lớn nhất của người giáo viên vẫn là sự thành công của học trò, là tình cảm yêu thương của học trò dành cho mình.
Những thành công mà thầy Đức đạt được là nền tảng, là động lực để thầy phấn đấu, làm tốt hơn xứ mệnh của người thầy, góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương cũng như thành tích chung của nhà trường nói riêng, nền giáo dục của huyện Phú Xuyên nói chung.
Từ chuyện thí sinh Olympia không nhớ số Cứu hỏa: Nghĩ về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường. Do vậy, ngay từ bậc học mầm non, các em đã được làm quen với các bài học tình huống gắn với những số điện thoại cứu nguy dễ thuộc, dễ nhớ như: 113, 114, 115. Thế nhưng thật bất ngờ khi tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia mùa 22 diễn ra...