Với TPP, Việt Nam cần chính sách tỷ giá linh hoạt

Theo dõi VGT trên

Nếu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được ký kết, người tiêu dùng Việt Nam rõ ràng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn bởi tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ tài chính và ngân hàng. Tuy nhiên, bối cảnh mới đòi hỏi cả hệ thống ngân hàng nội địa cần sẵn sàng và chủ động tham gia vào quá trình hội nhập.

Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý hỗ trợ Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới

Cơ hội phát triển thần kỳ…

TS. Đào Lê Kiều Oanh, Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM nhận định, việc các điều kiện tiếp cận thị trường sẽ dần được xoá bỏ có thể coi là một thách thức đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Thách thức này đến từ một số hạn chế của hệ thống ngân hàng, đơn cử như khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp.

Một hạn chế nữa được TS. Oanh chia sẻ đó là vấn đề quản trị rủi ro tại các ngân hàng trong nước còn nhiều bất cập và nợ xấu hệ thống ngân hàng đang có xu hướng gia tăng. Song song với đó là câu chuyện một số ngân hàng có năng lực quản trị yếu kém, vi phạm các nguyên tắc quản trị DN và quản trị rủi ro.

“Ngành ngân hàng “có dịp” lặp lại giai đoạn phát triển thần kỳ như năm 2006, khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng cường độ có thể thấp hơn” – TS. Đào Lê Kiều Oanh, Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.

Đồng thời, chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Nhiều ngân hàng có tỷ lệ vốn tự có thấp, thậm chí có ngân hàng còn thấp hơn tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là 9%.

“Theo ước tính, hệ số an toàn vốn của toàn hệ thống ngân hàng chỉ đứng ở mức 8,5%, con số này khá thấp so với các nước trong khu vực như Trung Quốc (11%), Thái Lan (15,7%), Philipinnes (15,2%)”, TS. Oanh cho biết, “đặc biệt, việc nới “room” tuy giúp các ngân hàng nội địa có thể tiếp nhận luồng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn, nhưng sức ép bị thâu tóm hay chi phối cũng tăng cao”.

Bên cạnh những thử thách, nhiều cơ hội cũng đang rộng mở đối với các ngân hàng nội địa. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, tạo thuận lợi cho các ngân hàng thương mại Việt Nam tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, ngân hàng thương mại Việt Nam có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn uỷ thác trên thế giới với chi phí thấp hơn, do vị thế của Việt Nam sẽ cải thiện nhiều sau khi gia nhập TPP.

“Ngành ngân hàng “có dịp” lặp lại giai đoạn phát triển thần kỳ như năm 2006, khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng cường độ có thể thấp hơn”, TS. Oanh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, tại Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển kinh tế – xã hội và ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, nhiều ý kiến trao đổi bên lề đã thống nhất, thương mại của Việt Nam được dự báo sẽ có mức tăng trưởng mạnh mẽ và các ngân hàng thương mại Việt Nam có điều kiện đồng hành hỗ trợ vốn, dịch vụ cho các DN xuất nhập khẩu. Đồng thời, lĩnh vực tài chính – ngân hàng sẽ được mở rộng hơn nữa theo các cam kết chung.

Trao đổi với ĐTCK, TS. Nguyến Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nói: “Các ngân hàng thương mại Việt Nam có nhiều khả năng được mở “room” cho đối tác chiến lược nước ngoài. Việc tham gia sâu rộng của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị và tài chính cho các ngân hàng nội địa”.

Video đang HOT

Với TPP, Việt Nam cần chính sách tỷ giá linh hoạt - Hình 1

Chính sách tỷ giá khi tham gia TPP

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, một trong những chính sách quan trọng nhận được sự quan tâm đặc biệt là chính sách tỷ giá, bởi nó tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh, xuất – nhập khẩu của các DN.

Tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) cuối tuần trước, ông Jonathan Dunn, đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam nhận định, môi trường lạm phát thấp hiện tại được kỳ vọng là một cơ hội lý tưởng để các nhà chức trách chuyển sang cơ chế sử dụng lạm phát neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ, đồng thời cho phép tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, giúp nền kinh tế tránh được các cú sốc bên ngoài.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), bao gồm 12 nền kinh tế của 3 châu lục là Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Australia, Peru, Singapore, Mỹ, Canada, Mexico, Malaysia và Việt Nam.

Báo cáo của IMF về các quốc gia thành viên trong TPP theo đuổi các chính sách tỷ giá khác nhau (Annual Reports on Exchange Arrangements and Exchange Restrictions, 10/2014) cho biết các chế độ như sau: Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Free Floating) bao gồm các nước Mỹ, Australia, Canada, Chile, Nhật Bản, Mexico; Chế độ tỷ giá thả nổi (Floating) là các quốc gia Peru, New Zealand; Chế độ neo tỷ giá trong biên độ (neo vào một rổ tiền tệ-Stabilized arrangement) bao gồm Singapore và Việt Nam; Chế độ tỷ giá có quản lý khác (Other managed arrangement) là Malaysia; Chế độ tỷ giá neo cứng theo một đồng tiền mạnh (currency board) là Brunei.

Tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn sẽ tạo điều kiện tăng dự trữ quốc tế và có thể hỗ trợ tăng trưởng thông qua việc tăng tính cạnh tranh hoặc tạo thuận lợi cho điều chỉnh kinh tế vĩ mô đối với các dòng vốn vào, nếu những dòng vốn này phát sinh trong bối cảnh TPP.

TS. Nguyễn Thị Thái Hưng, Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng phân tích, việc cam kết duy trì tỷ giá ổn định trong TPP không phải điều kiện cứng, nhưng 12 nước đang trên lộ trình hướng đến những tiêu chuẩn cao hơn về chính sách tỷ giá và cam kết không sử dụng đồng nội tệ của mình để tăng khả năng cạnh tranh; thỏa thuận này sẽ được thực hiện song song với TPP. Một trong những nội dung được đề cập là việc các nước trong TPP thống nhất sẽ không phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy sức cạnh tranh của mình.

“Thực tế cho thấy, không có một cơ chế tỷ giá hối đoái nào là tối ưu trong mọi trường hợp, nhưng chính sách tỷ giá linh hoạt vẫn là phương thức phổ biến được nhiều quốc gia lựa chọn nhất”, TS. Hưng cho biết.

Khoản 2, Điều 15 Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối có hiệu lực từ ngày 5/9/2014 quy định chế độ tỷ giá hối đoái của VND là thả nổi có quản lý. Tỷ giá được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Chế độ tỷ giá hối đoái của VND do NHNN xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.

Theo TS. Hưng, việc thay đổi cơ chế tỷ giá cố định sang cơ chế thả nổi có quản lý mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới. Cụ thể, thứ nhất, giá cả của hầu hết các mặt hàng cũng như thu nhập của khu vực DN Việt Nam được quyết định theo cơ chế thị trường. Việc thả nổi tỷ giá sẽ giúp sự biến động giá cả của các mặt hàng trong nước cân bằng với sự biến động của giá cả các mặt hàng trên thế giới, qua đó giúp nền kinh tế phân bổ nguồn lực tối ưu hơn.

Với TPP, Việt Nam cần chính sách tỷ giá linh hoạt - Hình 2

Thứ hai, độ mở nền kinh tế Việt Nam lớn nhưng không bị lệ thuộc mạnh vào một đối tác cụ thể nào nên việc thả nổi tỷ giá sẽ không khiến Việt Nam bị tác động mạnh bởi các cú sốc từ thị trường tiền tệ bên ngoài, đồng thời giúp Việt Nam ngăn chặn tốt các cú sốc từ thị trường tiền tệ quốc tế.

“Tuy nhiên, để có thể thực hiện chính tỷ giá thả nổi có quản lý một cách hiệu quả, Việt nam cần phải xây dựng một Ngân hàng Trung ương độc lập, tức là một ngân hàng hoạt động dựa trên các nguyên tắc công khai, không bị tác động bởi các chính sách tài khóa và các tổ chức kinh tế, tài chính trên thị trường; cần phải xây dựng một thị trường ngoại hối hiện đại”, TS. Hưng nhấn mạnh.

Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán

Vượt ngưỡng, rộng đường vốn vào cuộc sống

Việc cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) được điều chỉnh theo luật chuyên ngành, được tự do thỏa thuận lãi suất trừ khi NHNN có những điều chỉnh mang tính chất cấp bách, đột xuất sẽ tạo ra một bước chuyển mới, giúp các NH &'vượt ngưỡng' khó hiện nay để rộng thêm đường đưa vốn vào cuộc sống.

Bỏ ngưỡng 150%

Tại BLDS năm 2005, quy định trần lãi suất không vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã gây ra nhiều hạn chế cho các TCTD. Với quy định này, khi lạm phát tăng cao và chi phí quá lớn thì các TCTD cũng buộc phải nâng mức lãi suất cho vay, nhưng bị luật khống chế.

Ở nhiệm kỳ trước, Quốc hội đã ra Nghị quyết nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại (NHTM) hoạt động theo cơ chế thị trường. Thế nhưng, việc đưa quy định về trần lãi suất vào BDLS (sửa đổi) khiến giới chuyên gia cho rằng đây việc không phù hợp trong việc vận hành lãi suất theo thị trường và xu thế tự do hóa lãi suất.

Vượt ngưỡng, rộng đường vốn vào cuộc sống - Hình 1

Các tổ chức tín dụng được từ do thỏa thuận lãi suất

Tại kỳ họp lần này, đã có rất nhiều ý kiến đóng góp đến từ các đại biểu và ý kiến về vấn đề này. Theo đó, các ĐBQH đã bày tỏ sự ủng hộ việc nên loại các TCTD ra khỏi nhóm đối tượng áp trần lãi suất; đồng thời, để các TCTD được hoạt động theo luật chuyên ngành và chỉ nên áp quy định về trần lãi suất với nhóm tín dụng phi chính thức.

Ông Ngô Văn Minh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho biết, dự thảo có "đuôi" quy định về trần lãi suất của BLDS "sẽ không được áp dụng trong trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác". Đây chính là quy định mở cho các TCTD. Bởi nếu không có phần "đuôi" này, quy định về lãi suất tại điều 468 sẽ được coi là một ngưỡng cản của tiến trình hướng tới tự do hóa lãi suất.

Vượt ngưỡng, rộng đường vốn vào cuộc sống - Hình 2

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính NH cũng cho rằng, việc áp trần lãi suất với các TCTD như quy định tại dự thảo BLDS (sửa đổi) sẽ làm méo mó hoạt động tín dụng. Bởi quy định lãi suất nên để luật chuyên ngành mà ở đây là Luật các TCTD chi phối, thay vì quy định tại Luật Dân sự. Giới chuyên gia cũng cho rằng, việc áp dụng trần lãi suất tại BLDS đối với hoạt động kinh doanh của các TCTD là hoàn toàn không cần thiết.

Ông Lực phân tích, theo tinh thần của các quy định tại Luật NHNN và Luật các TCTD, hoạt động của các TCTD trong điều kiện bình thường sẽ thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận, không có trần lãi suất. Chỉ trong điều kiện có diễn biến bất thường, NHNN mới xác định cơ chế điều chỉnh phù hợp. Thêm vào đó, NHNN với chức năng là cơ quan quản lý đối với các TCTD, thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, NHNN có thể điều chỉnh mức lãi suất kinh doanh của các TCTD. Lãi suất của các TCTD phụ thuộc vào mục tiêu nới lỏng hay thặt chặt chính sách tiền tệ của NHNN, có những thời điểm lãi suất của các TCTD được nâng lên rất cao để góp phần chống lạm phát. Nói cách khác, lãi suất trong hoạt động NH được điều chỉnh bởi các công cụ chính sách tiền tệ và được cơ quan chuyên ngành là NHNN quản lý theo các quy định của Luật chuyên ngành là Luật NHNN và Luật các TCTD.

Giảm hệ lụy

Đại biểu Trần Du Lịch tán thành quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không nên quy định cứng trần lãi suất với các TCTD mà nên để cho luật chuyên ngành điều chỉnh. Bởi nếu quy định cứng nhắc như vậy sẽ gây ra hệ lụy không tốt cho cả các TCTD, DN và người dân.

Theo ông Lịch, các TCTD được điều chỉnh bằng Luật các TCTD và điều chỉnh bằng công cụ NHNN rồi, bây giờ làm luật dân sự lại chi phối sẽ rất dễ gây chồng chéo. Tội cho vay nặng lãi, tức là hành vi ép buộc người dân xảy ra rất nhiều trong thực tế đời sống. Người ta cho vay ngày, cho vay đêm... nhưng chúng ta có áp dụng được luật được đâu. Do vậy, nếu cứ một mực quy định như vậy thì chỉ có hệ thống ngân hàng gặp khó mà chưa chắc chúng ta đã dẹp được nạn "tín dụng đen".

Vì thế, theo ông Lịch, việc đưa các tổ chức ra khỏi nhóm đối tượng bị điều chỉnh trong điều 468 của BLDS (sửa đổi) là hoàn toàn đúng đắn, bởi tự do lãi suất là xu hướng phát triển chung của toàn thế giới và Việt Nam đã hội nhập thì phải đi theo xu hướng ấy.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, TCTD sinh ra để cho vay, mà cho vay theo dự án. Những dự án nhìn thấy rõ lợi nhuận rồi, khả thi rồi thì có thể lãi suất rất nhẹ. Còn những dự án rủi ro thì lãi suất phải cao hơn, cái đó không bị khống chế bởi những phương án quy định tại BLDS (sửa đổi). Những phương án được nêu tại BLDS chỉ khống chế trong quan hệ dân với dân. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN và hệ thống ngân hàng cũng sẽ tự kiểm soát lẫn nhau...

Trước tính cần thiết của thực tế và ý kiến của nhiều đại biểu về quy định áp trần lãi suất tại BLDS (sửa đổi), Quốc hội đã lắng nghe và tiếp thu những đóng góp về quy định liên quan đến lãi suất ngân hàng. Các chuyên gia cho rằng, việc Quốc hội quy định rõ "Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác" sẽ "rộng cửa" cho hoạt động của các TCTD đuợc hoạt động theo luật chuyên ngành là luật Tổ chức Tín dụng và luật Ngân hàng Nhà nước.

Nhờ vậy dịch vụ thẻ của các NHTM, dịch vụ tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô, hợp tác xã..., có điều kiện phát triển theo nền kinh tế thị trường, qua đó góp phần giúp người dân, DN dễ dàng tiếp cận đến nguồn vốn vay.

Huệ Tâm

Theo_VietNamNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!
19:52:23 20/11/2024
Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65
17:40:11 20/11/2024
Bạn gái mới của Hồng Thanh bị check VAR lối sống "phông bạt", sáng công bố tình yêu chiều vội khoá trang cá nhân
17:24:20 20/11/2024
Hot nhất lúc này: Bạn gái Huỳnh Hiểu Minh rút khỏi MXH, tài tử bị hàng nghìn người tẩy chay sau cái cúi đầu 90 độ
17:32:16 20/11/2024
Lương chồng 12 triệu/tháng mà ép vợ nghỉ việc, tôi đưa ra cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ và sổ đỏ nhà đất khiến anh xám ngoét mặt mày
19:06:23 20/11/2024
1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?
17:35:42 20/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền: Đàm Vĩnh Hưng đòi Gerard Williams 15 triệu USD trước khi khởi kiện
22:26:42 20/11/2024
Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng
19:51:34 20/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Đại án Xuyên Việt Oil: 'Đồng hồ Patek Philippe chết máy nên bán được gần 23.000 USD'

Pháp luật

23:58:44 20/11/2024
Mai Thị Hồng Hạnh khai đó là quà sinh nhật; song đồng hồ bị chết máy nhiều lần nên bị cáo đã mang đi bán, được gần 23.000 USD.

Cặp đôi Vbiz 1 năm hậu chia tay: Hồng Thanh bị nghi tạo chiêu trò "bạn gái sexy", DJ Mie thế nào?

Sao việt

23:39:04 20/11/2024
Vào sáng 20/11, cư dân mạng rần rần xôn xao trước thông tin diễn viên Hồng Thanh - tình cũ của DJ Mie có bạn gái mới.

Khoảnh khắc khiến Lisa bị chỉ trích là "tấm gương xấu"

Nhạc quốc tế

23:35:21 20/11/2024
Tối 19/11, Lisa (BLACKPINK) đã tổ chức đêm fanmeeting thứ 5 tại HongKong (Trung Quốc) khép lại chuyến lưu diễn Châu Á với vai trò nghệ sĩ solo đầu tiên trong sự nghiệp.

Phim mới chiếu đã chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp không góc chết còn diễn hay khó ngờ

Phim châu á

23:30:30 20/11/2024
Parole Examiner Lee là dự án phim đầu tuần mới của đài tvN. Sau một thời gian dài kể từ Lovely Runner, khung phim đầu tuần của nhà đài này mới được khán giả chú ý trở lại.

Vụ diễn viên, MC bị bắt: Ca sĩ nổi tiếng vướng lao lý tống tiền 14,5 tỷ đồng?

Sao châu á

23:17:29 20/11/2024
Ca sĩ, diễn viên Rattapoom Tokongsup (Film) từ chức khỏi Đảng Palang Pracharath (PPRP) trong bối cảnh đang bị điều tra cáo buộc tống tiền liên quan đến vụ án The Icon Group.

Trung Ruồi nhận mình tào lao và hóng hớt như Lý Toét của "Độc đạo"

Hậu trường phim

23:14:10 20/11/2024
Nam diễn viên cho biết, mỗi lần đọc kịch bản, anh đều hình dung xem mình diễn thế nào để ra chất Lý Toét - một nhân vật đặc biệt của phim Độc đạo .

Phim 'Conclave' bị chỉ trích vì hé lộ bí mật về cách bầu chọn giáo hoàng

Phim âu mỹ

23:09:05 20/11/2024
Conclave do Edward Berger đạo diễn mang đến sự kết hợp hấp dẫn giữa bí ẩn, nghi lễ, truyền thống nhưng trên hết là chính trị của quá trình lựa chọn giáo hoàng.

Họa Mi nghẹn ngào tiết lộ mối thâm tình với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Tv show

22:34:14 20/11/2024
Không chỉ tiết lộ về quãng thời gian gác lại đam mê ca hát, danh ca Họa Mi còn bật mí về mối quan hệ với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong chương trình Người kể chuyện tình .

Tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng 20/11 của học sinh lớp 1 khiến dân tình "ngả mũ": Quá nể các cô giáo rồi!

Netizen

22:31:03 20/11/2024
Được biết, tiết mục được cô giáo trong trường biên đạo và tập luyện cho các em. Nhiều người bình luận, những tiết mục như thế này không chỉ nhấn mạnh đến lòng yêu quê hương đất nước mà còn nâng cao ý thức công dân

Lộ bằng chứng về bữa tiệc hoang dã của Diddy

Sao âu mỹ

22:19:38 20/11/2024
Đoạn video ghi lại bữa tiệc sinh nhật do Sean Diddy Combs tổ chức cho người bạn Meek Mill vào tháng 4.2014 xuất hiện sau khi ông trùm nhạc hip hop tai tiếng này bị bắt vì tội buôn bán tình dục.

Mua được cá ngon, làm thành món này ai cũng tưởng là thịt, ăn "cuốn cả lưỡi" đến miếng cuối cùng

Ẩm thực

22:05:10 20/11/2024
Món cá tra áp chảo như thế này vừa mềm ngon, thơm nức, nhìn chẳng khác gì món thịt nướng BBQ trông vô cùng hấp dẫn.