Với sáng chế SIM lai thẻ nhớ, Xiaomi sẽ thay đổi nền công nghiệp di động
Vừa qua Xiaomi đã bất ngờ có một sáng chế về việc tích hợp thẻ SIM và khe cắm thẻ nhớ thành một.
Khi ngành công nghiệp đang chuyển sang mạng 5G, tốc độ băng thông nhanh hơn cũng khiến khả năng tải xuống lớn hơn. Giờ đây, một người có thể dễ dàng phát trực tuyến video 4K hoặc tải xuống chúng, nhưng chi phí bộ nhớ trên điện thoại thông minh chưa thể giảm giá trong thời gian ngắn sắp tới. Ngày nay, rất hiếm có chiếc điện thoại thông minh nào còn được trang bị các khe cắm microSD để có thêm bộ nhớ nhưng Xiaomi có thể sẽ sớm thay đổi toàn bộ cuộc chơi.
Theo một bằng sáng chế mới bị rò rỉ, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang phát triển thẻ SIM 5G có khả năng kết nối và phục vụ các chức năng lưu trữ. Đáng chú ý, công nghệ này không phải là một khái niệm hoàn toàn mới và lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2019 từ một công ty khác. Tuy nhiên, có vẻ như Xiaomi cũng đã quan tâm đến công nghệ này và đang lên kế hoạch phát triển một sản phẩm của riêng mình.
Bằng sáng chế mới của Xiaomi cho biết chi tiết rằng thẻ nhớ cũng đóng vai trò là thẻ SIM. Do đó, sản phẩm này cũng làm khá giống với “thẻ SIM siêu cấp” được hãng Ziguang giới thiệu lần đầu tiên vào năm ngoái. Để cho phép sử dụng cả hai chức năng, sản phẩm này có công nghệ thẻ nhớ ở một bên và các thành phần cho thẻ SIM ở mặt còn lại.
Video đang HOT
Ý nghĩa của công nghệ này là rất lớn đối với ngành công nghiệp điện thoại thông minh. Mặc dù một số OEM cung cấp bộ nhớ bổ sung trong các khe cắm thẻ SIM lai kép, các điện thoại thông minh cao cấp hơn thường bỏ qua tính năng này bằng cách cung cấp bộ nhớ trong lớn hơn. Nhưng công nghệ mới này có thể là một cách thông minh hơn để chứng minh nhu cầu lưu trữ bổ sung trên bất kỳ thiết bị nào. Hơn nữa, nó cũng sẽ cho phép di chuyển dữ liệu dễ dàng hơn cho người dùng khi chuyển đổi smartphone.
Theo FPT Shop
Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi liên minh, chống lại CH Play của Google
Liên minh của các hãng di động Trung Quốc được biết đến với tên gọi Global Developer Service Alliance, sẽ ra mắt vào tháng 3.
Theo SCMP, những gã khổng lồ ngành công nghiệp di động Trung Quốc đang hợp tác để tạo ra một nền tảng phân phối ứng dụng mới, đối đầu trực tiếp với cửa hàng CH Play của Google. Liên minh này bao gồm Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo, được gọi với cái tên Global Developer Service Alliance (GDSA, tạm dịch: liên minh dịch vụ phát triển toàn cầu).
GDSA đặt mục tiêu đơn giản hóa quá trình phân phối trò chơi, nhạc, phim cũng như các ứng dụng đến với smartphone chạy hệ điều hành Android, hỗ trợ các nhà phát triển đưa phần mềm của họ ra thị trường thế giới.
GDSA dự kiến ra mắt vào tháng 3 tới. Ảnh: SCMP.
Một số nguồn tin tiết lộ rằng GDSA sẽ được giới thiệu chính thức vào tháng 3. Nền tảng này sẽ được triển khai trước tại 9 quốc gia, trong đó có Ấn Độ, Indonesia và Nga. Hiện tại, cả 4 nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đều chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
Katie Williams, một chuyên gia phân tích tại Sensor Tower cho biết gã khổng lồ tìm kiếm Google thu được khoảng 8,8 tỷ USD từ kho ứng dụng CH Play trong năm 2019.
"Bằng cách thiết lập liên minh, mỗi công ty đều tận dụng được lợi thế của hãng khác ở các khu vực khác nhau, với Xiaomi là Ấn Độ, Vivo và Oppo ở Đông Nam Á và Huawei ở châu Âu. Bên cạnh đó, họ có cũng có thể tạo ra sức ép với Google", Nicole Peng, Phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu mảng di động tại Canalys chia sẻ.
Theo ước tính từ IDC, Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi đã xuất xưởng khoảng 40,1% lượng điện thoại thông minh trên toàn cầu trong quý IV/2019. Hiện tại, Oppo, Vivo và Xiaomi vẫn đang có quyền truy cập đầy đủ vào các dịch vụ của Google tại thị trường quốc tế. Trong khi đó, Huawei đã mất quyền truy cập từ năm ngoái, sau khi Washington liệt gã khổng lồ này vào danh sách đen với các lý do liên quan đến an ninh quốc gia.
Will Wong, chuyên gia nghiên cứu mảng smartphone tại IDC nhận định rằng các nhà cung cấp smartphone Trung Quốc đang cố gắng chiếm lợi thế về phần mềm và dịch vụ. "Cửa hàng ứng dụng, ứng dụng tải trước, quảng cáo và trò chơi là những lĩnh vực mới có thể tạo ra doanh thu", Wong nói.
Trước khi tham gia GDSA, Huawei cũng cho thấy nỗ lực hạn chế sự phụ thuộc của hãng vào Google bằng cách giới thiệu nền tảng Harmony OS của riêng mình như một giải pháp thay thế cho Android.
Liên minh này có thể trở thành cơ hội để Huawei quay trở lại trên thị trường quốc tế.
Thậm chí, trong một tuyên bố gần đây, ông Fred Wangfei, Giám đốc Huawei tại Áo cho biết bản thân tập đoàn viễn thông Trung Quốc muốn thoát khỏi sự phụ thuộc với Google. Mục tiêu của Huawei là tạo ra một hệ sinh thái smartphone mới, bên cạnh iOS và Android.
Các nhà phân tích nhận định GDSA có nhiều cơ hội để thu hút các nhà phát triển mang phần mềm lên nền tảng của họ nếu có các chính sách phù hợp bởi kho ứng dụng CH Play hiện đã quá đông đúc.
"Tuy nhiên, việc quản lý các hoạt động trong liên minh là một thử thách lớn. Việc này rất khó khăn bởi khó có thể xác định được công ty nào đầu tư vào nó nhiều hơn. Đó là lý do vì sao chúng tôi chưa thấy liên minh nào hoạt động hiệu quả trước đây", Peng nhận định.
Theo Zing
Xiaomi lần đầu tiên cán mốc 10% thị phần di động tại Việt Nam Xiaomi đang có tốc độ tăng trưởng mạnh trong 5 tháng qua và lần đầu tiên cán mốc trên 10% thị phần, gần gấp đôi thị phần Apple ở Việt Nam. Không Samsung, Oppo thì Xiaomi Theo báo cáo GFK tháng 9 năm nay, Xiaomi tiếp tục tăng trưởng mạnh, cán mốc 10,7% thị phần. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp hãng...