Với máy Mac dùng chip ARM, Apple sẽ hoàn thiện giấc mơ dang dở của Samsung, Microsoft và Google
Ít người biết rằng iOS được tạo ra từ macOS. Và chính điều này sẽ tạo ra một thế mạnh cực kỳ đặc biệt cho hệ sinh thái Apple.
Cũng giống như mọi năm, mới chỉ đến mùa hè là bức chân dung về thế hệ iPhone mới đã được bộc lộ khá rõ ràng. Trong năm nay, iPhone 12 sẽ có tới 4 phiên bản, tất cả đều dùng màn hình OLED, thiết kế hai mặt kính và màn hình “tai thỏ”. Bên cạnh camera Lidar phía sau, dường như Apple đang chuẩn bị vén màn một trải nghiệm không quá khác biệt so với 3 thế hệ iPhone vừa qua.
Nhưng vẫn là trong năm nay, các iFan có thể bắt đầu mơ về một chiếc iPhone rất, rất khác biệt trong tương lai. Lý do: mới gần đây thôi, Apple đã chuyển Mac sang sử dụng chip ARM tự thiết kế thay cho chip Intel.
Sức mạnh vượt trội
Với sức mạnh ngang ngửa chip Intel, chip ARM của Apple đã đủ sức để trở thành lựa chọn cho Mac.
Bước đi đầy tranh cãi này có liên quan như thế nào đến tương lai của iPhone? Trước hết, cần chỉ ra rằng iPhone cũng có dính dáng đến quyết định từ bỏ Intel của nhà Táo. Trong nhiều năm, hiệu năng của những con chip do Apple thiết kế đã luôn bỏ xa hiệu năng chip Snapdragon, Exynos và thậm chí có lúc còn ngang tầm với chip Intel Core. Những năm gần đây – cũng là những năm Intel chìm trong khủng hoảng vì những rắc rối với chu trình 10nm, tin đồn về việc máy Mac chuyển sang dùng chip Apple tự thiết kế cũng xuất hiện ngày một dày đặc hơn.
Khi những tin đồn này trở thành sự thật vào tháng 6 vừa qua, Apple sử dụng con chip A12Z (vốn được dùng trên iPad Pro) để ra mắt trải nghiệm Mac ARM đầu tiên. Trong một số benchmark, chip A13 Bionic trên iPhone 11 có thể đạt hiệu năng ngang ngửa với A12Z. Cũng dựa theo các benchmark, A13 Bionic sẽ vượt mặt con chip Core i5 1.3Ghz được Apple sử dụng trên MacBook Air 2013.
Điều này rất quan trọng với tương lai của iPhone. Do MacBook Air 2013 vẫn được hỗ trợ cập nhật lên macOS 11 Big Sur, trên lý thuyết iPhone 11 (và iPhone SE) có vẻ đã đủ sức mạnh để chạy phiên bản macOS mới nhất. Nếu có thể bằng cách nào đó đem trải nghiệm macOS lên iPhone, Apple sẽ tạo ra một thiết bị universal (“đồng nhất”, “bao trùm”) cực kỳ hấp dẫn, gói gọn cả trải nghiệm di động lẫn desktop bên trong một cỗ máy nhét vừa vào túi quần.
Những kẻ đi trước
Video đang HOT
Tính năng biến smartphone thành PC từng được Samsung coi là một trong những thế mạnh chiến lược của Galaxy S và Note.
Đó cũng là giấc mơ mà nhiều ông lớn đã từng cố gắng theo đuổi. Microsoft và Samsung đã từng chia sẻ một ý tưởng lớn: đem trải nghiệm desktop vào bên trong PC. Với công nghệ Continuum có trên Lumia 950, người dùng có thể gắn màn hình, chuột và phím để sử dụng màn hình desktop giống Windows (nhưng không phải là Windows thực thụ) từ điện thoại. Với DEX, người dùng cũng có thể dùng những chiếc Galaxy S và Note để phát trải nghiệm desktop riêng lên màn hình ngoài và dùng với chuột, phím.
Cả 2 đều thất bại. Continuum chỉ vừa kịp ra mắt trước khi Lumia bị khai tử. DeX từ 2019 đã không còn được Samsung coi là thế mạnh cạnh tranh cốt lõi của Galaxy đầu bảng. Thay vì tặng cáp hoặc dock DeX như mọi năm, nay Samsung chỉ tập trung tặng tai nghe hoặc smartwatch.
Kém nổi bật hơn nhưng đã từng thu hút được sự chú ý của người “sành” công nghệ là Canonical. Công ty đứng sau phiên bản Linux phổ biến nhất hiện nay đã từng ôm mộng đưa Ubuntu lên smartphone vào năm 2011. Những chiếc smartphone đầu tiên chạy Ubuntu xuất hiện 2 năm sau đó nhưng “thiếu sự quan tâm từ thị trường”. Canonical từ bỏ dự án này vào năm 2017.
Desktop bên trong smartphone – giấc mơ dang dở của tất cả các ông lớn công nghệ.
Trước đó, vào đầu thập niên 2010 Intel và Google đã từng tiếp cận ý tưởng “đồng nhất” qua dự án hợp tác phát triển Android x86 trong suốt 1 năm trời. Nếu thành công, 2 gã lớn này coi như đã đưa hệ điều hành thống trị smartphone lên những con chip vốn thống trị PC. Nhưng giấc mơ của Intel thất bại ngay từ khâu đầu tiên khi không thể tạo lập được chỗ đứng bên cạnh Qualcomm Snapdragon và MediaTek.
Một năm sau đó, Google vén màn dự án hệ điều hành mới với tên gọi Fuchsia. Mục tiêu lớn nhất được đặt ra cho Fuchsia là bao trùm mọi loại thiết bị – nói cách khác, hệ điều hành trên smartphone và PC là một. 4 năm sau, Fuchsia chưa có phiên bản chính thức, chưa có thiết bị nào hỗ trợ và nói tóm lại vẫn chỉ là một dự án trang trí khi đứng cạnh Android và Chrome OS. Tin đồn rằng hệ điều hành này sẽ thay thế Android (và Chrome OS) cũng là không đáng tin khi Fuchsia được phát triển trên kernel mới thay vì dùng Linux kernel như 2 hệ điều hành đàn anh.
Giấc mơ thành hiện thực
Khác với những kẻ đi trước (và thất bại), Apple mang hai điểm khác biệt cốt lõi. Đầu tiên, Apple đang là tên tuổi duy nhất nắm thị phần có nghĩa trên cả 2 thị trường PC và iPhone. Trong khi chẳng mấy ai để ý đến PC chạy Android, smartphone chạy Windows hay trải nghiệm desktop thô sơ trên Galaxy DeX, chắc chắn những chiếc iPhone có khả năng tạo ra một môi trường desktop đầy đủ sẽ thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng.
Chỉ riêng Apple có hệ điều hành smartphone và desktop mang tính tương thích cao.
Điểm mạnh thứ hai của Apple là sự tương thích đặc biệt giữa macOS và iOS. Ít người biết rằng các cộng sự của Steve Jobs đã phát triển ra phiên bản iPhoneOS đầu tiên bằng cách rút gọn macOS. Theo tuyên bố của Jobs trước đây, hệ điều hành của Apple cũng không phụ thuộc vào kiến trúc vi xử lý. Nếu như Microsoft không thể chuyển dịch từ x86 sang ARM, Apple sẽ tốn ít công sức hơn khi đồng nhất môi trường thực thi giữa các thiết bị của mình.
Sự kiện Mac chuyển ARM có ý nghĩa như thế nào với Apple? Câu trả lời: khi Mac đã có phiên bản ARM, các ứng dụng macOS hiện tại sẽ có file thực thi trên nền ARM. Microsoft là một trong những tên tuổi đi đầu trong cuộc chuyển đổi này: tại WWDC 2020, Apple “khoe” Microsoft đã chuyển đổi Office cho MacOS sang vi xử lý ARM.
Mọi mảnh ghép cho bức tranh “đồng nhất” của iPhone đang hội tụ. Microsoft sẽ tạo ra một bản Office desktop chạy trên chip ARM của Apple. iPhone đang dùng chip ARM của Apple, thậm chí là những con chip mạnh mẽ hơn chip Intel vài năm trước. iPhone có đủ khả năng để chạy phiên bản Office nền Mac ARM. Thứ duy nhất Apple còn cần, là phụ kiện giống như DeX của Samsung hay Display Dock của Microsoft trước đây mà thôi.
Mảnh ghép cuối cùng: Một phụ kiện như những gì Microsoft và Samsung đã tạo ra.
Hiển nhiên, ngay lúc này mọi thứ vẫn chỉ là phỏng đoán. Nhưng hãy nghĩ mà xem: Apple đang được lòng các doanh nghiệp, iPhone lại đang làm chủ phân khúc cao cấp. Một chiếc iPhone có thể biến hình thành PC chắc chắn sẽ là bom tấn trên thị trường di động. Và như thế, ý tưởng thất bại của Samsung và Microsoft sẽ trở thành siêu vũ khí của Apple.
Vsmart khen thưởng người dùng báo lỗi phần mềm
Nhiều người dùng điện thoại Vsmart đã được khen thưởng sau khi gửi góp ý tới VinSmart trong quá trình phát triển VOS 3.0.
Hồi đầu tháng 4 vừa qua, thương hiệu smartphone Việt Vsmart đã chính thức công bố thử nghiệm phiên bản mới của hệ điều hành VOS là VOS 3.0.
VOS 3.0 là một bản cập nhật lớn với nhiều thay đổi, trong đó đặc biệt là về giao diện. Chính vì vậy, nhằm tiếp thu ý kiến đóng góp, VinSmart đã mở chương trình thử nghiệm VOS 3.0 Beta tới một lượng nhỏ người dùng.
Giao diện mới của VOS 3.0.
Cho người dùng trải nghiệm trước phiên bản phần mềm beta không phải là điều quá mới mẻ, khi hầu hết thương hiệu điện thoại lớn như Apple, Google, Samsung, Xiaomi... đều có những chương trình tương tự. Thế nhưng, Vsmart có lẽ là thương hiệu hiếm hoi trao thưởng cho người dùng vì đã báo lỗi phần mềm cho nhà sản xuất.
Cụ thể, theo ghi nhận từ cộng đồng fan Vsmart và một số hội nhóm công nghệ trong nước, không ít người dùng đã được VinSmart trao bằng khen, thậm chí là cả những phần quà giá trị (điện thoại Vsmart Active 3/Joy 3, voucher VinID) sau khi gửi những ý kiến đóng góp về VOS 3.0 Beta.
Nhiều người dùng Vsmart được VinSmart trao bằng khen và tặng quà nhờ những ý kiến đóng góp trong quá trình thử nghiệm VOS 3.0 Beta (ảnh: Vsmart Fans Club/Facebook)
Chính tinh thần cầu thị, sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của người dùng đã giúp cho sản phẩm của Vsmart ngày càng hoàn thiện hơn. Trước đó, ông Trần Minh Trung, Phó Tổng giám đốc VinSmart từng chia sẻ trên Facebook rằng: "Nhiều VFans gửi ý kiến "mắng" té tát, đọc rát hết cả mặt nhưng đó lại là những ý kiến đóng góp rất giá trị, giúp VinSmart nhìn ra khiếm khuyết để hoàn thiện sản phẩm của mình."
Theo khảo sát từ cộng đồng người dùng Vsmart về mức độ hài lòng với VOS 3.0, trong số hơn 3000 lượt bình chọn, gần 80% trong số đó tỏ ý hài lòng. Rõ ràng, kết quả này không thể đạt được nếu như không có sự góp ý từ phía người dùng.
VinSmart đang trong quá trình phát triển mẫu Aris 5G, cũng là điện thoại "Made in Vietnam" đầu tiên hỗ trợ công nghệ mạng 5G. Aris 5G được trang bị chip Snapdragon 765, RAM 8GB, bộ nhớ trong 128GB, 3 camera và pin 4000mAh. Hiện VinSmart chưa công bố thời điểm lên kệ cụ thể của mẫu máy này.
Bạn có biết Steve Jobs từng suýt thành CEO Google, từng tự tay tháo lắp iPhone cho "thái tử" Samsung xem... Là công ty công nghệ có trị giá đứng đầu thế giới, và cũng là kẻ đã từng đứng đầu nhiều cuộc cách mạng công nghệ khác nhau, Apple có vô số "kẻ thù". Nhưng cả 3 kẻ thù lớn nhất của Apple cũng lại là những người bạn vô cùng thân thiết. Rõ ràng là Steve Jobs rất căm ghét Android. Khi...